|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhMékong Stories: Những người trẻ buông xuôi theo dòng sông 06. 05. 16 - 7:44 amThomas Sotinel - Đoàn Anh Thuận chuyển ngữ từ tiếng PhápTuần trước Soi đã đăng bài phê bình Một thời để sống, một thuở để yêu của Kephren Montoute về bộ phim “Cha và con và…” (tựa trong tiếng Pháp là Mékong Stories) của Phan Đăng Di. Bắt đầu từ tuần rồi (ngày 20. 4) phim đã chính thức ra mắt khán giả Pháp và nhận được sự quan tâm khá đặc biệt của truyền thông. Hầu hết các nhật báo lớn, các tạp chí điện ảnh đều có bài điểm về phim này, trong đó Le Monde đã dành hẳn một trang khổ lớn để đăng bài về phim và phỏng vấn với đạo diễn. Soi đăng lại bài phê bình này của tác giả Thomas Sotinel trên Le Monde với phần chuyển ngữ sang tiếng Việt của nhà văn Đoàn Anh Thuận. Những người trẻ buông xuôi theo dòng sông Nhận giải gấu bạc tại LHP Berlin 2015 (chi tiết này là một nhầm lẫn của Le Monde vì phim không nhận được giải nào từ Berlin – đính chính của đạo diễn), bộ phim truyện thứ hai của đạo diễn người Việt Phan Đăng Di có một phần tự sự, nhưng trên hết là phản ánh những nỗi truân chuyên của một nhóm thanh niên sinh sống ở Sài Gòn. “Mekong stories” Trong điện ảnh, Mekong là một con sông dẫn đến chính địa của những u ám, nơi mà Willard đã ngược dòng tới tận Kurtz trong Apocalypse Now, bất kể nó có chảy ở Phi-líp-pin hay không. Cái nhìn kinh sợ này là cái nhìn của những người phương Tây mòn mỏi trong cảm giác tội lỗi hậu thực dân, chỉ thấy ở những dòng sông cái chết mà họ từng đổ xuống. Giống như tất cả sông ngòi của thế kỷ này, con sông trong Mekong stories ô uế, bẩn thỉu, nhưng vô cùng sống động, chuyên chở theo nó những dấu vết và rác thải từ những cuộc đời trải dọc hai bờ. Bộ phim truyện thứ hai của Phan Đăng Di như hình ảnh của con sông ấy, vừa ồn ào sôi động lại vừa uể oải tù túng, vừa quyến rũ xinh đẹp cũng vừa nhớp nhúa bần cùng. Trong hoàn cảnh số lượng phim Việt hạn chế và sự vắng mặt gần như hoàn toàn của nó trong các liên hoan phim quốc tế, hình ảnh mà chúng ta có được về đất nước này thường đến từ những kỷ niệm sau các chuyến du lịch và từ việc sử dụng phong cảnh làm đề-co cho các bộ phim chẳng hề liên quan tới thực tế. Giữa tình trạng thiếu vắng này, Mekong stories (tên trong nguyên bản là Cha và con, và…) đã trở thành một hiện thực hoàn toàn mới của điện ảnh. Những chiều kích của xúc giác và thị giác Bộ phim có một phần tự sự, nhưng trên hết là phản ánh những nỗi truân chuyên của một nhóm thanh niên sinh sống ở Sài Gòn đầu thế kỷ 21. Vũ (Lê Công Hoàng) sinh viên ngành điện ảnh (thực ra là nhiếp ảnh – đính chính của đạo diễn) lang thang khắp thành phố với chiếc máy ảnh trong tay. Vân (Đỗ Thị Hải Yến) hành nghề gái nhảy. Cùng với Thắng – một kẻ ất ơ, Cường – công nhân một nhà máy hết thời (một kiểu công trình đã xuống cấp nặng nề mà ta từng thấy trong bộ phim tài liệu nổi tiếng của Trung Quốc Phía Tây những đường rày), và Tùng – ca sĩ vỉa hè. Cả bọn tụ tập thành một băng cùng sống trong một căn nhà nổi trên sông, cùng nghèo túng và sống nhờ phần lớn vào sự hào hiệp của ông Sáu, cha của Vũ, làm nghề trồng trọt ở đồng bằng sông Mekong, chuyên buôn thóc gạo từ quê ra phố, cũng như máy ảnh Nhật mà ông ta tặng con trai một chiếc. Tương tự trong bộ phim dài đầu tay Bi, đừng sợ (từng được giới thiệu ở Tuần Phê Bình tại LHP Cannes), ở đây Phan Đăng Di tiếp tục tạo nên những chiều kích của xúc giác và thị giác cho những hình ảnh trong phim, để chúng chuyên chở bao nhiêu ánh sáng và hình khối thì cũng bấy nhiêu ngột ngạt và mùi vị của một thành phố cùng một lúc vừa duyên dáng, bạo liệt và mục ruỗng. Những đoạn phim không được sắp xếp để kể một câu chuyện theo tiến triển tuần tự sân khấu. Ở đây, mục đích của đạo diện là khiến khán giả chìm đắm trong một cuộc sống chạy theo những qui luật đầy biến động, bí hiểm. Giấc mơ sâu bít theo kiểu Mỹ phủ bóng tối của nó lên toàn bộ quán nhảy nơi Vân biểu diễn bên cạnh những chàng trai ăn mặc như ở Las Vegas, trong khi đó ngoài phố người ta sống theo nhịp sống của một trong những đất nước nghèo nhất hành tinh nơi những kẻ bán hàng rong chỉ mong hàng ngày kiểm đủ tiền để không bị đói và không phải ngủ đường. Dần dà, như được gợi ý từ tên phim trong nguyên bản, xuất hiện một câu hỏi lặp đi lặp lại, ám ảnh khôn nguôi, câu hỏi về nguồn cội. Ở đây là vấn đề quan hệ máu mủ, gia đình họ mạc có được tiếp nối muôn đời hay không. Vũ là người đồng tính, cha của cậu không chấp nhận điều đó và cố đưa cậu về với con đường của giới tính “bình thường” nhân dịp cả bọn chui vào lẩn trốn trong rừng tràm nơi có trang trại của gia đình. Nhân vật quyền lực duy nhất là một bà hàng xóm, chủ tịch ủy ban nhân dân phường, động viên đám thanh niên đến bệnh viện thắt ống dẫn tinh (thường thì chỉ dành cho các ông bố của gia đình đông con) để kiếm tiền chi tiêu. Cường chấp nhận vì cậu cần tiền để mua một chiếc điện thoại di động. Tham vọng thẩm mỹ Những câu chuyện không giống ai này nhan nhản trong xã hội đến độ mà ta không còn biết chúng đang đi ngược với chuẩn mực nào. Không hề có một chút ý định phản kháng, Vũ và bạn bè của cậu dặt dẹo như những đám bèo trên sông, hành động hoàn toàn theo bản năng và bị đẩy vào vòng tay bạo tàn của lũ đầu trộm đuôi cướp (đứng ngoài tầm kiểm soát của công an). Để trốn đám chủ nợ hung tợn, những người trẻ này đã chạy đến trang trại của ông Sáu, bố Vũ. Trường đoạn này được Phan Đăng Di biến thành một cơ hội để thay đổi phong cách. Bì bõm trong bùn giữa rừng đước, các nhân vật của chúng ta bị buộc phải quay về với điều kiện hữu cơ, như thể họ chỉ còn là lớp ếch nhái, vật lộn để sinh sản, để thoát cảnh cá lớn nuốt cá bé. Những đoạn phim này thể hiện tham vọng thẩm mỹ của đạo diễn trẻ Phan Đăng Di (anh sinh năm 1976) tuy không thỏa mãn nó hoàn toàn. Bức tranh bạo liệt và hơi mỉa mai của cuộc sống đô thị lẽ ra nên được đẩy lên bởi một câu hỏi sâu xa hơn về vị trí của một thanh niên từ chối tiếp nhận trọng trách gia tộc mà người cha đã giữ. Những phúng dụ, đôi phần lộ liễu, được xây dựng nhờ hình ảnh của bùn, sự tẩy uế của dòng nước trong lành (Vân trong lúc đưa các đại gia đi spa đã bị ngập giữa những đám bùn dùng để tắm) không đạt được sức gợi mở của Mekong stories như những trường đoạn trong đó các nhân vật trẻ trung và đẹp đẽ lang thang giữa phố xá Sài Gòn. Ý kiến - Thảo luận
16:19
Saturday,7.5.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
16:19
Saturday,7.5.2016
Đăng bởi:
rieng&chung
Bác Đinh Rậu. Em định thực hiện "một phút mặc niệm" đến các vị liệt sĩ trong đó có họ hàng của bác, mới phát hiện ra 60s cũng dài ghê.
Hơn 15s đã bị đám trẻ con léo nhéo lôi về thực tại.
12:41
Saturday,7.5.2016
Đăng bởi:
Đinh Rậu
@ Riêng&Chung: Cảm ơn. Vì với tôi tiên trách kỷ, chính tôi cũng buông xuôi (VÔ TÌNH), quên hôm nay là ngày giỗ bác ruột - hy sinh ở phút cuối trận Điện Biên. Bị cá chết, vụ nước C2 nhiễm độc chì, hồ sơ Panama, trận chiến tin tặc và các loại tặc... lôi xềnh xệch. (CỐ TÌNH tránh không viết Formo... vì thấy có ô. nhà báo hơi to bảo nhỏ: kỵ húy đấy). Kiểu như viế
...xem tiếp
12:41
Saturday,7.5.2016
Đăng bởi:
Đinh Rậu
@ Riêng&Chung: Cảm ơn. Vì với tôi tiên trách kỷ, chính tôi cũng buông xuôi (VÔ TÌNH), quên hôm nay là ngày giỗ bác ruột - hy sinh ở phút cuối trận Điện Biên. Bị cá chết, vụ nước C2 nhiễm độc chì, hồ sơ Panama, trận chiến tin tặc và các loại tặc... lôi xềnh xệch. (CỐ TÌNH tránh không viết Formo... vì thấy có ô. nhà báo hơi to bảo nhỏ: kỵ húy đấy). Kiểu như viết Tàu lạ thì được, viết Tàu "bình phương" thì không.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Hơn 15s đã bị đám trẻ con léo nhéo lôi về thực tại.
...xem tiếp