|
|
|
|||||||||||||
Gẫm & BìnhUrs Fischer mời người xem can thiệp vào tượng, nhưng… 10. 05. 16 - 7:48 pmPhước An tổng hợp và dịchTừ 1. 5 tới 6. 5. 2016, điêu khắc gia người Mỹ Urs Fischer bày một “trò chơi” của ông tại gallery JTT (Los Angeles). Bản thân vật trưng bày không gọi là một tác phẩm được, vì đây chỉ là một phiên bản của bức tượng gốc bằng đồng “La Rivière” (Dòng sông) của Aristide Malliol, làm khoảng 1943, hiện được bày tại bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại (MoMA) ở New York. Phiên bản này của Urs Fischer, có tên là Ursula, được làm bằng plasticine, một chất liệu mềm đến nỗi có thể uốn bằng tay không – mềm như kiểu đất sét nặn của trẻ con. Nhưng đây mới là tác phẩm, và đây mới là “trò chơi” của nghệ sĩ: Urs Fischer mời khách hôm khai mạc (và bất kỳ ai ghé qua gallery trong thời gian triển lãm) tha hồ biến đổi Ursula, tùy theo nhận thức/cảm hứng/tài năng của họ thúc đẩy khi đứng trước bức tượng này. Trước giờ khai mạc (là 6h tối ngày 1.5), Ursula trông còn thanh nhã, nhưng chỉ hai tiếng sau, đặc biệt là sau khi có một nhóm muốn-làm-nghệ-sĩ-lắm-mà-không-được sặc sụa mùa bia rượu bước vào, thò những bàn tay nhớp nháp của họ lên, thì… Chê trách cái gì? Rõ ràng là người xem đã làm đúng tinh thần mà nghệ sĩ khuyến khích rồi cơ mà? Nhưng buồn một cái là tiến trình lại èo uột quá, không như mong đợi. Thí dụ nhé, chẳng có ma nào dám mạnh tay vặn cái đầu tượng đi, rồi đá lông lốc như một quả banh tan nát trên phố, ngang qua những bức tranh tường lem nhem…) Người ta chỉ làm những thứ nho nhỏ đáng chán như: nắn một đôi ốc sên đang lười nhác nhảy đực trên hông của Ursula, rồi phun những ngụm bia Tecate lên cái thân tượng xám trắng, gắn một cái dương vật đất sét lên bụng tượng, đắp thêm ít ria, bồi thêm một cái sừng kỳ lân… Tất cả chỉ là những thứ phá phách vui vẻ, không xứng để làm một bài giật gân câu khách. Hóa ra một phiên bản nghệ thuật cao cấp, khi được cộng đồng cùng tham gia vào thì cũng chỉ đạt được ý nghĩa ngang với những thứ mà đám học trò trung học bị ám ảnh bởi tình dục nguệch ngoạc vẽ nên. * Về bức tượng gốc “La Rivière”: thoạt đầu được đặt hàng làm tượng đài kỷ niệm nhà văn Pháp Henri Barbusse, một người yêu hòa bình, Maillol miêu tả một người phụ nữ bị đâm sau lưng và ngã xuống. Khi đặt hàng này không được thông qua, Maillol chuyển thành ý tưởng “dòng sông”. Hình người nằm trên mặt đất, thân hơi vặn, tay giơ lên như chống lại một dòng chảy mạnh nào đó, như một dòng sông đang căng mình (chống chọi). * Nguồn: ArtInfo, Wikipedia Ý kiến - Thảo luận
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|