Nghệ sĩ Việt Nam

Nguyễn Thanh Bình tái xuất với
“Quê hương” 25. 05. 16 - 7:43 am

Thông tin từ BTC

QUÊ HƯƠNG 
Triển lãm cá nhân giới thiệu 15 tranh sơn dầu sáng tác mới của Nguyễn Thanh Bình

Khai mạc: Thứ Sáu, 27. 5. 2016, 18-21 giờ
Thời gian: 27. 5 – 22. 6. 2016
Địa điểm: Craig Thomas Gallery, 165 Calmette, P. Nguyễn Thái Bình, Q. 1, TP. Hồ Chí Minh

“Ngôi nhà cổ”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

Nguyễn Thanh Bình (1954) với phong cách tranh riêng tiêu biểu, được quốc tế công nhận, và thường xuyên có tranh triển lãm ở châu Âu, châu Á và Mỹ. Để chuẩn bị cho khai mạc triển lãm Quê Hương, CTG có cuộc trao đổi nhỏ với hoạ sỹ về bộ sưu tập mới nhất của anh.

– Chủ đề trong bộ sưu tập tranh mới lần này của anh khác với những gì anh đã rất nổi tiếng (ba lê, nude, thiếu nữ áo dài). Điều gì tạo cảm hứng cho anh đi theo một hướng khác trong bộ sưu tập này?

Đôi khi cần phải thay đổi vì nếu giữ mãi một kiểu thì đó chỉ là sự tự thỏa mãn ngu ngốc hoặc đầu óc lười biếng. Có nhiều cách để thay đổi: Chủ đề, phong cách, xu hướng.

Tôi không cố gắng chạy theo xu hướng nào cả, chỉ đơn giản đi tìm cái đẹp; cái đẹp cho tất cả mọi người. Cấu trúc trong tranh tôi đem đến cho người xem nhiều điều bên ngoài mặt tranh. Điều tôi luôn chú trọng trong sáng tác là sự cô đọng. Tôi thích đề tài tối giản nhưng ý tưởng lớn ví dụ như thơ haiku Nhật Bản.

“Gác chuông”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 100 cm

– Anh có thể cho mọi người biết về quá trình sáng tác bộ sưu tập mới này không? Anh lên kế hoạch cho cả loạt tranh hay là sáng tác từng tranh?

Thông thường, có những ý tưởng bất chợt xuất hiện, ví dụ như muốn vẽ điều gì đó khác, nhưng không thực hiện ngay, mà chỉ đến khi có dịp, như đề nghị làm triển lãm cá nhân hoặc nhóm, thì ý tưởng đó trở thành một dự định cụ thể, dự định đó bao gồm chủ đề chính, chất liệu, kích thước và ngay cả gam màu chủ đạo. Bức tranh kế tiếp thường “xuất phát” từ bức đã xong, nghĩa là sự “phát triển” tiếp theo của cái đã có.

– Một số người đã xem tranh nói tranh buồn và u sầu. Anh thấy những tranh này thế nào?

Thật ra, nó không “buồn” và “u sầu” mà chỉ là nó giống với tính cách cá nhân: bình lặng, bình tĩnh, bình yên, và là yếu tố quan trọng nhất của sáng tạo: Cá tính!

– Tôi thấy tranh Cầu Long Biên vừa đơn giản, đẹp, vừa giàu cảm xúc. Anh có thể cho biết thêm về bức tranh này và lí do anh chọn vẽ như thế?

Bức “Cầu Long Biên” cũng như “Cửa Sông” hay “Ngã Ba Sông” không những thể hiện được cá tính sáng tạo, mà còn có bố cục đơn giản đến mức độc đáo.

“Cầu Long Biên”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

 

“Cửa biển”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

 

“Ngã ba sông”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

– Anh có chịu ảnh hưởng bởi hoạ sỹ Việt Nam / hoặc hoạ sỹ nước ngoài hoặc cả hai không?

Trên con đường của mình, họa sĩ nào cũng chịu ảnh hưởng từ các bậc thầy đi trước. Tôi chịu ảnh hưởng từ những họa sĩ danh tiếng như Nguyễn Sáng đến những họa sĩ chỉ là bạn bè như nữ họa sĩ Hoàng Minh Hằng. Tất nhiên, thời sinh viên, tôi thích Juan Gris, Fernand Leger, những danh họa của trường phái lập thể. Nhưng sau này, tôi nhận ra rằng đó không phải là “ngôn ngữ” của mình. Tuy nhiên, cấu trúc “không gian” trong tranh của tôi vẫn phảng phất sự “ảnh hưởng” từ họ, mặc dù nó hoàn toàn khác.

– Anh nghĩ vai trò của hoạ sỹ trong xã hội là gì?

Vai trò của họa sĩ đối với xã hội cũng giống như nhạc sĩ, nhà văn hay sân khấu hoặc điện ảnh. Vì tất cả mọi sáng tạo của họ – cho dù ở bất cứ trường phái, khuynh hướng hay hình thức biểu hiện nào – đều bắt nguồn từ cuộc sống xã hội, ngay cả khi họ nói về mặt trăng hay sao Hỏa, cũng chỉ để nói về điều đang xảy ra xung quanh mình. Vai trò của họ giống như hoa nở trong thiên nhiên, chẳng những để cho cuộc sống đẹp hơn, mà còn có thể kết trái.

“Mái”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

 

 

“Hoàng hôn”, 2015, sơn dầu trên canvas, 90 x 140 cm

 

“Hẻm đêm”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

 

“Thuyền 1”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 100 cm

 

 

“Ngã ba sông”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

 

“Đường mòn và cây cầu”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

 

“Cổng làng”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 100 cm

 

“Ngôi nhà cổ”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

 

 

“Ngôi nhà nhỏ dưới chân đồi”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

 

“Đường làng”, 2016, sơn dầu trên canvas, 100 x 130 cm

 

Liên hệ: Craig Thomas – 0903888431
E-mail: cthomasgallery@gmail.com
Website: www.cthomasgallery.com

Ý kiến - Thảo luận

22:33 Wednesday,25.5.2016 Đăng bởi:  Cháy

Anh Bình thích tối giản, thích để các mảng mầu đối thoại "thay lời muốn nói". Nhưng trong tạo hình, còn một thứ ghê gớm nữa, đó là biểu tượng và ý nghĩa tương tác của các biểu tượng trong mặt phẳng tranh. Bầu trời lưỡng lự với đám mây, cây cầu soi bóng và muốn nói gì đó với mặt sông....tất cả đều rất sến và bọn mua tranh chúng ngắm khen đẹp khi tư
...xem tiếp

22:33 Wednesday,25.5.2016 Đăng bởi:  Cháy

Anh Bình thích tối giản, thích để các mảng mầu đối thoại "thay lời muốn nói". Nhưng trong tạo hình, còn một thứ ghê gớm nữa, đó là biểu tượng và ý nghĩa tương tác của các biểu tượng trong mặt phẳng tranh. Bầu trời lưỡng lự với đám mây, cây cầu soi bóng và muốn nói gì đó với mặt sông....tất cả đều rất sến và bọn mua tranh chúng ngắm khen đẹp khi tưởng tượng ra những điều ấy. Còn vẻ đẹp của bố cục và mầu thì ve vuốt đôi mắt nhưng sau này không ai nhớ nhiều cái vẻ đẹp bằng mắt ấy. Các ý nghĩa của biểu tượng trong tranh in vào óc, lặn sâu hơn ký ức của mắt.
Nhưng chưa hết, cuộc đời lại cũng chảy trôi, và người ta phải suy nghiệm lại, sau mỗi một biến cố. Mà bức tranh thì vẫn y nguyên trên tường. Nó có còn đáp ứng được nhu cầu tinh thần của chủ nhân không?
Có, xem tranh càng đẹp hơn, ngắm được lâu hơn, thấm thía hơn. Vì những gì vẽ trong tranh đã khái quát được cuộc đời rộng lớn, người hoạ sĩ không chạy theo cái ưa nhìn thị giác, vẽ bằng cả trái tim và
chính cuộc đời mình. Muốn thế, anh Bình cần nghiên cứu và khó tính hơn nữa. Những phong cảnh này còn hời hợt nhạt nhẽo lắm, anh vẽ đẹp. Nhưng đó là cái Đẹp chưa đủ.

 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả

CMT mới nhất

» Xem tiếp