Đại Lâm Linh – không cho yêu ghét mập mờ
14. 12. 10 - 6:18 am
AZIZ
Đêm nhạc Đại Lâm Linh có lẽ là cuối cùng trong năm 2010 đã diễn ra tại Nhà hát Chèo Kim Mã tối thứ Năm vừa rồi.
Nhà hát Chèo Kim Mã hóa ra lại là một địa điểm rất thích hợp để tổ chức đêm diễn này: sân khấu rất rộng, chỗ ngồi khán giả hình cánh quạt, hướng tất cả tầm nhìn và tầm nghe của khán giả về sân khấu.
Đại-Lâm-Linh, cái tên này hẳn đã đủ quen thuộc để có một lượng “fan hâm mộ” nhất định thuộc những giới nhất định. Đầu buổi diễn, nhìn quanh quất, tôi thấy rất nhiều khuôn mặt “quen quen”: các nghệ sĩ từng gặp ở Nhà Sàn – Phương Linh, Trinh Thi, Bill Nguyễn, v.v…, một số nhà văn, các nhạc sĩ như Lê Minh Sơn và Giáng Son, ca sĩ Minh Ánh, rất nhiều nhà báo, quay phim, chụp ảnh… Với sự tài trợ của quỹ Giao lưu và phát triển văn hóa Đan Mạch (CDEF), cũng có khá nhiều thành phần khách nước ngoài đến xem chương trình.
Trong những năm gần đây “thể nghiệm” là xu hướng quen thuộc của hầu hết các loại hình nghệ thuật tại Việt Nam, dù ít dù nhiều đã tạo một không khí “làm mới” cho khung cảnh nghệ thuật trong nước, chỉ riêng thanh nhạc (nhạc hát) vẫn “dậm chân tại chỗ”. Ngọc Đại là một trong số rất ít, nếu không muốn nói là duy nhất, các nhạc sĩ “dám” thử nghiệm làm mới mô hình nhạc hát. Riêng trong đêm diễn hôm nay, nếu kể đến yếu tố “mới” thì có rất nhiều: sự tham gia của dàn nhạc dây thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, sự có mặt và đóng góp của nữ nghệ sĩ saxophone nổi tiếng Đan Mạch Lotta Anker, nhóm ca trù Thái Hà, đạo diễn sân khấu – họa sĩ Đặng Huy Quyển, đêm Thực nghiệm nhạc hát Việt Nam-Đan Mạch này xứng đáng được coi là một “dự án nghệ thuật” của riêng mình.
Sau đây mời các bạn theo dõi một số hình ảnh của đêm diễn.
Các nhạc công đàn dây trong hậu trường
Ca sĩ Thanh Lâm dưới ánh sáng rất “ảo” của sân khấu. Sân khấu được bố trí tối giản: một phông vải trắng phấp phới như cánh buồm trên đầu, một dải vải đen đặt dưới đất. Ánh sáng được sử dụng toàn những gam màu cơ bản, tạo cảm giác mạnh.
Ca sĩ đứng bất động trên sâu khấu. Có lúc hình ảnh Linh Dung đứng trên sân khấu gần như tối om, chỉ có một ánh đèn màu đỏ chiếu xuống hắt lên tường khán phòng làm tôi có cảm giác như đang sống trong truyện “Thiếu phụ Nam Xương” - “không không bố tôi đêm tối mới về”, không ít phần ma mị.
“Đặc sản” vật vã, quằn quại, lên đồng của Đại Lâm Linh.
Không những ca sĩ thả hồn trên sân khấu, nhạc sĩ kiêm nghệ sĩ dương cầm Ngọc Đại cũng phá cách không kém: có lúc anh dùng cả hai tay đấm hoặc dằn xuống bàn phím trong những đoạn cao trào
Đèn sân khấu gần như lúc nào cũng tắt, các nhạc công soi sáng bản nhạc của mình bằng những ngọn đèn nho nhỏ như thế này...
Hoặc một ngọn đèn dầu như thế này, trong trường hợp của Ngọc Đại (lâu lắm mới thấy lại cái đèn dầu).
Ngọc Đại đang chỉ đạo dàn nhạc từ vị trí của mình.
Ca sĩ hát bên ánh sáng của ngọn đèn dầu.
Hình ảnh, ánh sáng biến ảo còn hơn xa… Đẹp Fashion Show. Đứng về mặt nhiếp ảnh mà nói, đây là một show diễn… ăn hình. Chả thế mà các nghệ sĩ nhiếp ảnh dưới đứng sân khấu cũng “bắn” như lên đồng vì mỗi một giây trôi qua là một khoảnh khắc nhiếp ảnh mà không biết được đâu mới là “khoảnh khắc quyết định” (decisive moment) nên nếu được, cứ bắn liên thanh (tuy nhiên có một số người dùng flash, thật sự là chói mắt và rất ảnh hưởng đến khán giả, nhiều lúc tôi chỉ muốn đứng dậy hét lên là “tắt flash đi đồ bất lịch sự!”).
Chương trình kéo dài đúng một tiếng rưỡi và kết thúc lúc mười giờ kém mười lăm. Những kẻ “không chịu nổi nhiệt” thì đã biết điều tự động rút lui từ sau hai ba bài đầu, những người còn lại đều vỗ tay, hò hết, cổ vũ nhiệt liệt và tỏ vẻ hài lòng ghê gớm với đêm diễn lần này. Tôi nghe một bác già nói với phóng viên: “Xưa chưa có tiền lệ, và có lẽ sau cũng sẽ không có một Ngọc Đại như thế này nữa”. Một lời khen rất đáng giá, nhưng có lẽ nhiều (hay một số) người hy vọng không phải thế, vì như thế thì cũng khá buồn là nhạc đương đại Việt Nam chứ chẳng đùa.
Mình không thấy có gì mâu thuẫn giữa việc người viết không đưa ra đánh giá chủ quan của mình và một sự thật là show diễn này có tính tuyển lựa người nghe rất cao. Trẻ con ở dưới nghe được hai bài là khóc thét, một số bạn nhẹ nhàng ra về, một bà mẹ cũng đưa con về trước trong khi ông chồng thì ở lại vì "bố mày vẫn thích xem phim ma", một số bạn khác thì h ...xem tiếp
23:53Tuesday,14.12.2010Đăng bởi: atesca
Mình không thấy có gì mâu thuẫn giữa việc người viết không đưa ra đánh giá chủ quan của mình và một sự thật là show diễn này có tính tuyển lựa người nghe rất cao. Trẻ con ở dưới nghe được hai bài là khóc thét, một số bạn nhẹ nhàng ra về, một bà mẹ cũng đưa con về trước trong khi ông chồng thì ở lại vì "bố mày vẫn thích xem phim ma", một số bạn khác thì hú hét cổ vũ cuồng nhiệt sau mỗi đoạn cao trào, những bạn khác đến sau không ngại ngồi bệt cả xuống bậc thang để theo dõi chương trình vì không còn chỗ ngồi. Sự "không cho yêu ghét mập mờ" ở nhạc Ngọc Đại thể hiện ở đó.
Đôi điều suy nghĩ từ những quan sát trực tiếp của tôi ở buổi diễn.
23:52Tuesday,14.12.2010Đăng bởi: admin
Muoimeo ơi, tên bài là do Soi đặt chứ không phải do AZIZ đặt. "Không cho yêu ghét mập mờ" tức là ai không nghe được thì đã "chuồn" sau vài bài, ai nghe được thì cổ vũ nhiệt liệt (đúng như trong bài nói). AZIZ là người ở lại đến cùng (nên mới chụp được ảnh chứ!), còn show này vừa nhạc vừa diễn, Soi nghĩ là vậy. ...xem tiếp
23:52Tuesday,14.12.2010Đăng bởi: admin
Muoimeo ơi, tên bài là do Soi đặt chứ không phải do AZIZ đặt. "Không cho yêu ghét mập mờ" tức là ai không nghe được thì đã "chuồn" sau vài bài, ai nghe được thì cổ vũ nhiệt liệt (đúng như trong bài nói). AZIZ là người ở lại đến cùng (nên mới chụp được ảnh chứ!), còn show này vừa nhạc vừa diễn, Soi nghĩ là vậy.
...xem tiếp