|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamQuách Phong “phác thảo lịch sử Việt Nam” trên giấy bản và sơn mài 06. 07. 16 - 6:04 amThông tin từ BTCPHÁC THẢO LỊCH SỬ VIỆT NAM Triển lãm là câu chuyện về nghị lực đáng nể của một nghệ sĩ đã chứng kiến những thăng trầm của chiến tranh, trải qua quá trình chuyển đổi của đất nước dưới kháng chiến, giải phóng và đổi mới, và là người thúc đẩy sự phát triển của các mạng lưới nghệ sĩ giữa ba miền Bắc, Trung, Nam. Ông là một trong những cán bộ quản lý phát triển nghệ thuật kỳ cựu ở miền Nam Việt Nam sau chiến tranh. Sinh năm 1938 tại Vĩnh Long, là một người con của đồng bằng sông Cửu Long và miền Nam Việt Nam, Quách Phong được đào tạo về chuyên ngành hội hoạ sơn dầu tại trường Mỹ thuật Gia Định trong những năm 1950 và Đại học Mỹ thuật Hà Nội những năm 1960. Sau đó, ông theo dấu những chiến sĩ Việt cộng, khắc họa cuộc sống của họ trên chiến trường. Quyết tâm được chứng kiến Sài Gòn giải phóng, ông trở về miền Nam, nơi ông được mời làm người xây dựng nền móng cho Hội Mỹ thuật Việt Nam tại TPHCM. Mặc dù được biết đến như một hoạ sĩ với các ký hoạ kháng chiến, tác phẩm gần đây nhất của ông sử dụng chất liệu sơn mài làm phương tiện truyền tải cho ý tưởng nghệ thuật của mình. Là giai đoạn đầu dài 2 năm của dự án, ‘Phác thảo lịch sử Việt Nam’ chỉ lột tả một phần nhỏ những kỳ vọng và khát khao của Quách Phong về việc chiêm nghiệm và thể hiện lịch sử thông qua cái nhìn của nghệ thuật. Tại buổi triển lãm, quan khách sẽ được chiêm ngưỡng những phác thảo màu của các sự kiện lịch sử, trải dài từ thời đại vua Hùng 2000 năm trước công Nguyên cho đến thời kỳ Lê sơ (Lê Trung Hưng) những năm 1500. Các phác thảo được vẽ trên hai cuộn giấy bản, mỗi cuộn dài từ 50 đến 70 mét. Triển lãm cũng sẽ trưng bày 12 tấm sơn mài đầu tiên được hoàn thiện dựa trên phác thảo, một video toàn bộ phác thảo giai đoạn 1 (với tổng chiều dài tranh gần 200 mét) cùng với một phỏng vấn nghệ sĩ Quách Phong. Đây là một quá trình sáng tác bền bỉ, thấm đẫm tình yêu nghệ thuật, với mong muốn khắc hoạ lịch sử của Việt Nam từ thời dựng nước cho tới ngày nay trong những phiến tranh sơn mài nhằm mang lịch sử đến với quần chúng – một tượng đài của dòng chảy lịch sử Việt Nam. “Lịch sử của một quốc gia rất quan trọng trong việc định hình văn hoá quốc gia đó. Lịch sử chính là văn hoá. Nếu anh không biết lịch sử của nước anh, anh sẽ không thể hiểu được văn hoá của nước anh. Lịch sử là kim chỉ nam định hướng cho anh biết cái gốc của anh, để từ đó anh có thể có hướng đi đúng đắn. Tôi nghĩ rằng việc học lịch sử là tối cần thiết. Đất nước này đã đi vào thời kỳ hòa bình, chuyển biến từ kinh tế nông nghiệp lao động chân tay sang kinh tế công nghiệp và sản xuất bằng máy móc tự động. 80-90% đất nông thôn đã được công nghiệp hoá. Chúng ta đang phát triển rất nhanh. Và tôi muốn nói rằng, trước khi mình muốn mời khách vào nhà, thì phải kiểm tra coi chúng ta như thế nào đã. Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận lại tổng thể con người và đất nước Việt Nam để có thể tiến những bước xa hơn.” Tin tưởng vào sức mạnh của hình ảnh trong việc kể chuyện lịch sử, tác phẩm này sẽ lột tả các trận chiến lớn trong lịch sử Việt Nam; những thành tựu quan trọng của nghệ thuật dân gian và văn hoá Việt Nam; sự phát triển của nông nghiệp nông thôn cũng như các thành thị. Tác phẩm cũng nhấn mạnh vai trò của giáo dục trong việc quyết định vận mệnh quốc gia. Nghệ sĩ Quách Phong đã bỏ công sức sưu tầm và nghiên cứu các tư liệu về sự kiện, sắc phục, cũng như văn hoá của từng thời kỳ, và khắc hoạ chúng với một phong cách sơn mài mang hơi hướng hiện thực xã hội và những cuộn phác thảo như những cuốn thư pháp đầy màu sắc của mình. Triển lãm này đánh dấu khởi đầu của ‘Phác thảo lịch sử Việt Nam’ và cũng là lời kêu gọi hỗ trợ cho quá trình hoàn thiện của tác phẩm. Nghệ sĩ Quách Phong mong muốn tác phẩm sơn mài của mình sẽ được sắp đặt ở một không gian công cộng, dàm trải ra khắp các thành phố của Việt Nam nơi những sự kiện được khắc hoạ trong tác phẩm đã diễn ra. ‘Phác thảo lịch sử Việt Nam’ do Dinh Q. Le, Zoe Butt và Nguyễn Bích Trà đồng thực hiện, thuộc dự án Nhận Thức Thực Tại do Sàn Art khởi xướng, Mạng Lưới Hoàng Tử Claus và Sàn Art hỗ trợ. Triển lãm hợp tác với Hội Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh và được Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh hỗ trợ về cơ sở vật chất. Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|