Thị trường

Thị trường nghệ thuật sẽ thế nào khi Anh rời EU? 04. 07. 16 - 1:23 pm

Hoa Hoa dịch từ Art Info

 

Một nhân viên nhà đấu giá Christie’s giữa sắp đặt ‘Away From The Flock’ của nghệ sĩ Anh Damien Hirst, thuộc series ‘Natural History’ của ông, trị giá 1.8 triệu bảng Anh, trong tuần phiên đấu giá Nghệ thuật Đương đại và Hậu chiến của nhà Christie’s hồi tháng Hai, 2013. Hình từ trang này

Ảnh hưởng của vụ Anh rời EU hôm 23. 6. 2016 lên thị trường nghệ thuật cho tới giờ chưa có gì rõ ràng; sự kiện này còn mới quá mà! Tuy nhiên tờ ArtInfo đã nhanh chân phỏng vấn luôn một số chuyên gia chủ chốt của thị trường này, xem họ nghĩ về chuyện này ra sao. 

Hai tuần trước, trong một cuộc bỏ phiếu thăm dò giữa những thành viên người Anh của PAIAM (Các nhà tư vấn chuyên nghiệp về Thị trường Nghệ thuật Thế giới), 79.75% các vị cho rằng Anh vẫn nên là thành viên của khối EU, 20.25% thì bảo nên rời EU. Để trả lời câu hỏi: “Nếu Anh rời EU, các vị nghĩ thị trường nghệ thuật Anh sẽ bị ảnh hưởng thế nào?” 8.86% nghĩ rằng sẽ có ảnh hưởng tích cực, 32.91% nghĩ là không tốt hơn không xấu hơn, 58.23% nghĩ sẽ tiêu cực.

Nói với Blouin Artinfo, giám đốc Thomas Seydoux của hội mỹ thuật “Seydoux và đồng bọn” (SEYDOUX & ASSOCIÉS Fine Art SA) đóng tại Geneva cho rằng tác động ngay lập tức của việc đồng bảng rớt giá so với đồng đô la là khiến mọi món mua bán trong đấu giá tuần này đối với người mua quốc tế sẽ đều rẻ hơn. “Người bán có thể sẽ chốt tỉ giá để không bị mất tiền,” Seydoux nói. “Đồng bảng sáng nay rớt giá 10%. Nếu người bán ngoại quốc lâu nay không biết đầu cơ tài chính thì sẽ mất một số tiền đáng kể trong những phiên đấu giá tuần này.” (?)

Một nhân viên nhà đấu giá Christie’s ngắm tác phẩm ‘Table, Chair Hatstand’ của nghệ sĩ người Anh Allen Jone. Tác phẩm này hồi 2013 có giá ước lượng là 1.5 – 2 triệu bảng Anh. Hình từ trang này

Phát ngôn viên Catherine Mansons của nhà Christie’s nói rằng cho tới nay, việc kinh doanh vẫn bình thường. Cô thêm rằng phải đợi một thời gian những thay đổi mới định hình rõ được.

“Khi nào tiến trình chính trị rõ ràng hơn, chúng tôi sẽ sắp xếp việc kinh doanh và vận hành hợp theo bất kỳ khung luật mới nào được đưa ra.,” Catherine nói. “Làm ăn ở bất kỳ đâu, chúng tôi cũng thích nghi được để phù hợp với việc chuyển đổi về chính trị, pháp luật, và văn hóa. Kinh nghiệm của chúng tôi qua nhiều năm đã cho chúng tôi thấy rằng các nhà sưu tập (lúc nào) cũng vẫn muốn sưu tập.”

Chủ galley người London, Pilar Ordovas, nhà sáng lập Ordivas Gallery, nói rằng việc cung cấp lời khuyên dựa trên 20 năm kinh nghiệm và dẫn lối đưa đường cho người mua kẻ bán trong thị trường nghệ thuật vẫn sẽ là việc tối quan trọng. “Thị trường nghệ thuật thực sự là thị trường mang trọn tính quốc tế và dù sẽ có một giai đoạn bất định, những nhà sưu tập vẫn sẽ muốn tiếp tục sưu tầm, và đối với nhiều nhà sưu tập toàn cầu thì thời bất định này cũng sẽ là thời của cơ hội.” Ordovas nói.

Nhân viên nhà đấu giá Christie’s ngắm tác phẩm của nghệ sĩ Anh Antony Gormley, có tên ‘Feeling Material XIV. Tác phẩm này hồi 2013 có giá ước lượng là 300,000 – 400,000 bảng Anh. Hình từ trang này

Marc Spiegler, Giám đốc Toàn cầu của Art Basel nói rằng vì Art Basel phiên bản châu Âu diễn ra ở một đất nước không thuộc EU (tức Thụy Sĩ), nên khó mà hình dung được Brexit sẽ có ảnh hưởng gì đến các gian triển lãm của Anh tại hội chợ, nhưng lại dễ dàng thấy trước Brexit sẽ làm cho công việc của các gian này với các nghệ sĩ của họ trên thế giới trở nên phức tạp hơn rất nhiều. “Tuy nhiên thành thực mà nói, ngay bây giờ mọi người chỉ dám đoán những chuyện cụ thể,” Spiegler nói.

Robert Read, người đứng đầu bộ phận Nghệ thuật và Khách hàng Tư nhân tại công ty bảo hiểm Hiscox, nói ông không nghĩ Brexit có nhiều ảnh hưởng trên thị trường nghệ thuật, ngoài việc trước mắt khiến những phiên giao dịch bằng đồng sterling hấp dẫn hơn. “Về lâu dài thì khó mà phán được điều gì sẽ xảy ra, vì còn phụ thuộc chính phủ tương lai của chúng ta muốn điều tiết thị trường nghệ thuật như thế nào, nhưng có lẽ họ sẽ không làm cho thị trường trở thành kém hấp dẫn đi đâu,” Read nói.

Nhân viên nhà đấu giá Christie’s đang chỉnh tác phấm ‘Man in Blue’ của họa sĩ người Anh Francis Bacon, ước lượng bán được với giá từ 4 – 6 triệu bảng Anh hồi 2013, trong tuần đấu giá nghệ thuật đương đại và hậu chiến của nhà Christie’s. Hình từ trang này

Hội Người buôn Cổ vật Anh quốc (BADA) đã nêu trong một thông cáo báo chí rằng chính phủ Anh giờ sẽ có cơ hội để mà tập trung vào việc hỗ trợ thị trường nghệ thuật và cổ vật, đồng thời cải thiện các chính sách hỗ trợ chung cho bối cảnh toàn cầu. “Các cấu trúc dân chủ của EU lâu nay vốn gây nhiều phiền phức, thí dụ như trong vấn đề Quyền Bán lại của Nghệ sĩ, trong khi Anh quốc chiếm tới hơn 50% thị trường EU và lâu nay không đủ sức chống lại thứ luật lệ gây thiệt hại này,” BADA nói.

Bình luận về sự kiện BREXIT (Anh “thoát” khỏi EU), Gérard Faggionato, đối tác của David Zwirner London, nói rằng “giống như với rất nhiều chuyện làm ăn có liên quan đến quốc tế, sáng hôm nay rõ ràng có cảm giác như một tiếng chuông báo thức dành cho thị trường nghệ thuật London. Mặc dù còn quá sớm để hiểu được đầy đủ mức độ ảnh hưởng của Brexit, chúng tôi tự tin rằng vẫn có thể buôn bán và triển lãm các tác phẩm của nghệ sĩ chúng tôi một cách thành công trên thị trường nghệ thuật toàn cầu.”

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

10 bí quyết để trở thành
Họa sĩ Đói Dài

Kinh nghiệm của Lynn Basa – Lê Quảng Hàm st và dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả