Kiến trúc

Ý nghĩa của hình dạng 25. 07. 16 - 5:50 am

Phó Đức Tùng

SOI: Đây là cmt cho bàiHình dạng của kiến trúc“. Soi xin đưa lên thành bài để các bạn dễ theo dõi và thảo luận

*
Hình kim tự tháp là biểu tượng của tia sáng mặt trời, sự hội tụ, quyền lực; nó kết hợp giữa sự cao, xa tột cùng, tới tận trời xanh (các tia gặp nhau ở vô hạn), vừa là sự trấn áp, vững chãi, sâu âm xuống vô tận (mường tượng như phần núi băng phía dưới nước). Trong nó kết hợp giữa cái tĩnh (hình vuông đáy, đường vuông góc ở tâm), và cái động (các đường chéo). Phương đông, kim tự tháp là biểu tượng hành Hỏa.

Từ trái sang, các kim tự tháp Menkaure, Khafre và Khufu, bên bờ tây của sông Nile, xây vào khoảng 2575-2465 TCN. Hình từ trang này

Obelisk có cái sức mạnh của sự tập trung lực, như mũi kim, mũi kiếm. Tất cả lực dồn vào một điểm rất nhỏ, nên có tác dụng chế ngự không gian, giống như mũi kim châm cứu khống chế cả hệ kinh mạch. Vì thế, obelisk thường được dùng dưới dạng trấn yểm. Ngoài ra, hình obelisk tạo cảm giác động là nó mọc lên tiếp, như ngọn măng. Obelisk là biểu tượng hành Mộc.

Một obelisk. Hình từ trang này

Vòm cầu là biểu tượng của một tiểu vũ trụ khép kíp, bầu trời, sự trọn vẹn. Hướng tác động của nó là thu tàng, hướng nội, khác với hai hình trên là hướng ngoại, phóng ra. trong lòng vòng cầu, người ta có được sự an tâm, giống như được bảo vệ trong cái kén, thành đồng vách sắt. Vì thế, đối với vòm cầu, không gian bên trong quan trọng hơn hình bên ngoài. Với phương Đông, vòm cầu là biểu tượng hành Kim.

Vòm cầu ở Jerusalem, Israel. Hình từ trang này


Hình uốn khúc
tự do kiểu Zaha Hadid có sức mạnh uyển chuyển của nước, lấy nhu khắc cương, cũng có cái sức khủng khiếp của sóng thần, dông bão. Trong nó cũng kết hợp cương nhu. Nó là biểu hiện của hành Thủy. Tính chất thâm trầm, chìm xuống.

Một công trình của Zaha Hadid

Các hình khối vuông, chữ nhật có tính tĩnh tại, hiền lành của đất. Hành Thổ ở trung tâm, vốn không có hướng, nên các công trình mang dạng này thường tạo cảm giác bình an, thường nhật, nhưng hay thiếu tính động, sinh khí. Vì thế thường phải kết hợp linh hoạt giữa khối ngang, khối đứng, để tạo thêm động thái.

Nhà 4×4 của Tadao Ando tại Tarumi-ku, Kobe, Hyogo, Nhật. Ảnh từ trang này

5 dạng hình cơ bản trên là biểu tượng ngũ hành, vì thế mỗi thứ đều rất mạnh, hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, cũng như ngũ hành, mỗi hình chỉ phát huy được tác dụng trong bối cảnh thích hợp của nó. Bất kỳ hành nào cũng có thể bị khắc chế nếu không gặp đúng môi trường. Chẳng hạn hình kim tự tháp là Hỏa, nếu nằm trong một môi trường có hình dạng lượn sóng nhấp nhô (hình Thủy) thì sẽ mất hết tác dụng.

Trong khi đó, vòm cầu sẽ đi rất thuận với dạng lượn sóng của hình Thủy v.v. Kim tự tháp phát huy nhất ở sa mạc phẳng (địa hình Hỏa) hoặc trong rừng (địa hình Mộc). Nhưng nếu sa mạc nhiều cồn cát nhấp nhô thì lại là hình Thủy, khi đó kim tự tháp sẽ khó phát huy. Đấy là nói chung vậy, nhưng ngũ hành sinh khắc cũng nhiều thứ phức tạp, chẳng hạn nếu kim tự tháp trên mặt nước phẳng thì lại là biểu tượng lửa trên nước của quẻ Cách, sẽ tạo hiệu ứng gây ấn tượng, cách mạng. Lửa trên các nền khác đều sẽ có ý nghĩa riêng, ứng với 8 quẻ Kinh dịch có quẻ Ly bên trên.

Việc sinh khắc cũng còn tùy thuộc vào tỷ lệ, tính chất. chẳng hạn lửa bé thì bị nước dập tắt, lửa to, nước ít thì nước bị đun bốc hơi mất.

Ý kiến - Thảo luận

17:42 Friday,19.8.2016 Đăng bởi:  Raumuong Noigian
Uẩy, nhờ có anh Tùng đưa cái ảnh mới hay một số những cái ngôi nhà nho nhỏ trong Flamingo Đại Lải có lẽ là "phỏng theo phong cách của Tadao Ando".
Cảm ơn anh Tùng chíu...
...xem tiếp
17:42 Friday,19.8.2016 Đăng bởi:  Raumuong Noigian
Uẩy, nhờ có anh Tùng đưa cái ảnh mới hay một số những cái ngôi nhà nho nhỏ trong Flamingo Đại Lải có lẽ là "phỏng theo phong cách của Tadao Ando".
Cảm ơn anh Tùng chíu... 
4:54 Tuesday,26.7.2016 Đăng bởi:  admin
Đã sửa rồi Sage nhé. Cảm ơn bạn.
...xem tiếp
4:54 Tuesday,26.7.2016 Đăng bởi:  admin
Đã sửa rồi Sage nhé. Cảm ơn bạn. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tức quá, người ta cứ nghĩ là SOI giỏi

Bạn Thành và Soi (tranh luận với nhau :-)

Dòng sông và đô thị

Phó Đức Tùng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả