|
|
|
|||||||||||||
Tạp hóa - Xã hộiHọc bơi cho nghệ sĩ (bài 8): chuột rút và mỡ bụng 06. 08. 16 - 5:46 amCandid(Tiếp theo bài 7) Tay là một bài tập khó, đòi hỏi mất nhiều thời gian luyện tập mới có thể gọi là tạm thành thục, do đó phần này chúng ta sẽ đi vào tập các bài tập bổ trợ. Cách tốt nhất để tập trung vào động tác tay là chúng ta tạm thời quên đi động tác chân. Một số người sử dụng phao số 8 để kẹp đùi trong khi tập tay, nhưng như tôi đã từng nói, quan điểm của tôi khi tập bơi là không sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như phao, chân nhái, ống thở… mà chỉ sử dụng cơ thể mình, để giúp cho cơ thể có được cảm giác nước. Ngoài ra do cơ thể chúng ta là một khối thống nhất có sự liên kết của các thành phần như một sợi xích, khi bơi chúng ta sẽ phải sử dụng toàn bộ cơ thể, việc dùng phao sẽ phá vỡ tính liên tục đấy. Bài tập đầu tiên: Skating không dùng chân đạp Chúng ta đã quen với động tác skating ở các bài trước nhưng luôn kèm theo chân đá nước để di chuyển. Lần này chỉ khác một chút là chúng ta không đá chân (flutter). Khởi động ở tư thế superman, tay trái dẫn, tay phải thu về đùi, bên vai phải nổi lên mặt nước, tay trái nhắm một đích cách mặt nước khoảng 15-20 cm (khi tập chúng ta thử thay đổi độ sâu của tay để tìm ra điểm thích hợp nhất cho mỗi người). Thả lỏng cơ thể để sao cho khi hết đà thân của chúng ta từ từ quay trở lại trạng thái song song với đáy bể bơi, bụng hướng xuống đáy bể như động tác superman. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giữ thăng bằng lúc bơi. Thông thường chúng ta sẽ bị nghiêng quá mức khi skating, ở đây nếu nghiêng quá khi kết thúc chúng ta sẽ bị ngửa bụng lên trời. Do đó cơ thể chúng ta sẽ bị vẹo sang một bên làm cho chúng ta bơi bị lệch, động tác này giúp cho chúng ta tập để nghiêng một cách vừa phải. Cũng đừng nản khi chúng ta bị chìm chân, hãy cứ thả lỏng cơ thể, dần dần chân chúng ta sẽ nổi lên. Lưu ý hai chân phải khép lại để tránh tạo lực cản. Video động tác tại đây Bài tập thứ 2: Bơi không dùng chân Sau khi đã quen với việc skating không dùng chân, ta chuyển qua tập động tác bơi hoàn toàn không dùng chân. Cũng như động tác skating ở trên, chúng ta sẽ tập xuất phát từ superman, dùng tay như bài tập tay ở phần 7 để cơ thể tiến lên phía trước. Khi không sử dụng chân, chúng ta sẽ phát hiện được, lực để giúp chúng ta ổn định khi bơi cũng giúp chúng ta tiến lên phía trước là toàn bộ vùng cơ bụng. Muốn bơi được khỏe thì cơ bụng sẽ phải khỏe. Do chúng ta đã quá quen với việc dùng chân nên khi bơi một cách vô thức, chân ta sẽ tự đạp, hoặc tự tách rời nhau ra, để giúp cho việc không dùng chân, một số bạn của tôi đã dùng dây chun để buộc chân lại. Có một số loại chun chuyên dụng để buộc chân nhưng nếu không cầu kỳ thì dùng dây dù buộc hàng cũng được. Chun buộc chân này cũng được sử dụng cho bài tập đạp chân biên độ nhỏ, chúng ta nới khoảng cách dây vừa đủ để chân không bị đạp quá rộng. Trước kia cũng như mọi người, tôi rất sợ bị chuột rút khi bơi nên trước khi nhảy xuống bể bao giờ cũng phải tập các động tác khởi động kỹ. Thế nhưng từ khi tôi tập bơi xong, tôi không sợ chuột rút nữa và hầu như cũng chả bao giờ khởi động trước khi bơi. Không phải vì tôi không gặp chuột rút nữa mà là sau khi tập bơi không dùng chân tôi đã biết cách để xử trí những cơn chuột rút. Đôi khi đang bơi thấy biểu hiện chuột rút ở chân, tôi lập tức thả lỏng người, không dùng chân nữa và tiếp tục bơi, cơ bắp lỏng ra, chỉ một lát chân đã trở lại bình thường. Ngoài chuột rút, bơi không dùng chân cũng rất hữu hiệu khi gặp sự cố khác, mấy hôm trước, khi bơi ở Bình Ba, trong lúc đứng xuống một doi cát, tôi không biết đã bị con gì chích vào chân, gây choáng và đau sưng, hoàn toàn không thể sử dụng được chân. Lúc ấy còn cách bờ mấy chục mét, rất may là tôi đã bơi không dùng chân để bơi được vào bờ. Clip dùng chun buộc chân tại đây. Clip bơi không chân tại đây. Khối lượng tập: Vẫn duy trì khối lượng như các bài tập trước sao cho mỗi buổi tập bơi tổng cộng khoảng 500-600 m. Bài tập bổ trợ với bụng Như đã nói ở trên, việc có được cơ vùng bụng khỏe rất quan trọng trong việc bơi sải nên chúng ta rất cần tập luyện bổ trợ cho cơ bụng. Bài tập đơn giản và hữu hiệu nhất đó là bài tập plank. Có thể rất nhiều người đã quen thuộc với bài tập này nhưng tôi vẫn xin giới thiệu lại. Plank là bài tập đơn giản rất dễ, tập ở đâu cũng được, thời gian tập ngắn nên rất được yêu thích. Bài tập chỉ gồm một động tác duỗi thẳng người và chống tay xuống sàn, tưởng tượng cơ thể như một thanh gỗ được đặt nghiêng. Đối với phụ nữ có thể tập động tác plank kiểu chống thẳng tay dễ hơn. Tập plank ngoài viẹc giúp cho cơ bụng khoẻ còn giúp chúng ta chiến đấu với kẻ thù không đội trời chung là mỡ bụng. Bạn giữ được tư thế này càng lâu, hiệu quả đốt mỡ thừa càng cao. Đừng thấy nó đơn giản mà nghĩ là dễ dàng, người ta có câu nói “bạn chưa hiểu thế nào là một phút cho đến khi bắt đầu tập plank” Dần dần nâng cao độ khó sẽ có nhiều biến thể của plank. Rất nhiều người lần đầu tập chưa được một phút là đã đầu hàng. Tuy nhiên kiên nhẫn và có kế hoạch tập, chỉ trong vài tuần chúng ta có thể đạt được 5 phút. (Còn tiếp) Ý kiến - Thảo luận
14:11
Tuesday,16.8.2016
Đăng bởi:
lui
14:11
Tuesday,16.8.2016
Đăng bởi:
lui
Bác Candid chậm tí cũng được nhưng đừng bỏ bác nhé. Em vẫn đang theo dõi bài và tập luyện đấy ạ. Có điều mấy bài sau từ kỳ 3 em chưa tập tới nên chưa có câu hỏi gì.
9:08
Tuesday,16.8.2016
Đăng bởi:
candid
Còn 2 kì nữa thôi nhưng dạo này em lên cơn lười bất tử nên chưa biết lúc nào xong. :D
...xem tiếp
9:08
Tuesday,16.8.2016
Đăng bởi:
candid
Còn 2 kì nữa thôi nhưng dạo này em lên cơn lười bất tử nên chưa biết lúc nào xong. :D
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Bác Candid chậm tí cũng được nhưng đừng bỏ bác nhé. Em vẫn đang theo dõi bài và tập luyện đấy ạ. Có điều mấy bài sau từ kỳ 3 em chưa tập tới nên chưa có câu hỏi gì.
...xem tiếp