Gẫm & Bình

Một lẵng đầy sâu 18. 12. 10 - 1:49 pm

HocbangA

 

Từ hí hửng…

Tin Ấn phẩm tiếng Anh của trường Đại học mỹ thuật Việt Nam ra mắt ngày 25. 11. 2010 đã thực sự gây tò mò, nhất là đoạn tự quảng cáo trên trang HaNoi Grapevine:

Năm 2002, tờ Nghiên cứu Mỹ thuật tiếng Việt, sau 8 năm phát hành đã được giới chuyên môn ở Việt Nam đánh giá cao bởi nội dung chuyên sâu, giúp ích nhiều cho các nghệ sĩ, nhà nghiên cứu và sinh viên các trường văn hóa, nghệ thuật các nhà quản lý văn hóa. Đánh giá cao về chất lượng nội dung và hình thức của tờ Nghiên cứu Mỹ thuật tiếng Việt, và nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu về nghệ thuật Việt Nam, Bộ Thông tin và truyền thông của Việt Nam đã cho phép xuất bản tờ Nghiên cứu Mỹ thuật có phiên bản tiếng Anh VNUFA, Studies on Vietnamese Fine Arts Sciencetific Infomation Bulletin (VNUFA viết tắt của Việt Nam University of Fine Arts). Năm 2010 chúng tôi sẽ phát hành 2 số liên tiếp (số 2008 và 2009), năm 2011 chúng tôi sẽ tiếp tục ra số 2010. VNUFA phát hành một năm một số, tập trung đăng tải về mỹ thuật Việt Nam, gồm các chuyên mục Mỹ thuật Cổ, Mỹ thuật Hiện đại, Mỹ thuật ứng dụng, Mỹ thuật giáo dục, Thông tin tư liệu. VNUFA phát hành miễn phí tới các bạn đọc quan tâm tới Việt Nam trên toàn thế giới, đối tượng được chúng tôi ưu tiên gửi ấn phẩm tới là thư viện, trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, gallery, các tổ chức văn hóa, các cơ quan ngoại giao, các nhà hoạt động nghệ thuật có uy tín trên toàn thế giới. Để biết thêm thông tin và nhận được ấn phẩm này, liên hệ vienmythuat@yahoo.com hoặc vnufa@yahoo.com.”

Nghe nói, bác họa sĩ Brian Bring, chủ nhân của Hanoi Grapevine đánh giá cao chất lượng tờ VNUFA trong buổi họp báo ra mắt, lại càng hồi hộp, tò mò hơn. Cố tìm đọc và thấy trong lời giới thiệu của Phó giáo sư, nhà giáo nhân dân, họa sĩ Lê Anh Vân, Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam, Viện trưởng Viện Mỹ thuật Việt Nam đoạn viết, đại ý: “Trong nhiều hoạt động được tổ chức trong năm 2010, kỷ niệm 1000 năm Hà Nội và nhân dịp 85 năm thành lập trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam VNUFA (1925-2010). Cuốn VNUFA, kỷ yếu thông tin khoa học nghiên cứu mỹ thuật Việt Nam mà bạn đọc đang có trong tay được coi như là “lẵng hoa nhỏ” chào mừng những sự kiện quan trọng đó.

Việc phát hành miễn phí cho người đọc là có thật vì Phó giáo sư Lê Anh Vân cũng cam kết bằng tiếng Anh đàng hoàng (…It is a free of charge publication for International readers who are interested in Việt Nam. Its copies are sent firstly to prestigious libraries, universities, research institutes, museums, galleries, cultural organizations, diplomatic agencies, and art activists around the world…).

Ngạc nhiên chưa? Một dự án của một trường đại học mỹ thuật Việt Nam phủ “sóng/sách” khắp toàn cầu. Lớn quá chứ lị. Dưng mà tự hỏi, tiền ở đâu ra mà đem đãi sách cho thiên hạ vậy cà? Chắc chắn là của ta rồi, còn các nước Tư bản “giãy… đành đạch” họ không chơi sang, viện trợ cho ta để ta tiêu kiểu này đâu. Trong khi mấy cái ký túc xá và mấy cái WC của sinh viên của trường Mỹ Thuật đang xệp xệ, khai thối kinh khủng mà chẳng thấy ai đoái hoài, lại đi lo mấy việc “vĩ đại toàn thế giới” này. Ở Việt Nam và trên thế giới, có lẽ chưa từng có bảo tàng, trường đại học nổi tiếng nào dám chịu chơi kiểu trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Thế mới tài!

Xem “lẵng hoa nhỏ” định tặng toàn thế giới như thế nào?. Tờ VNUFA khá dầy dặn , 264 trang, khổ 20×27,5cm, giấy láng, in 4 màu, thoạt trông khá bắt mắt, hình bìa 1 đỏ sặc sỡ , trông quen quen giống tranh mấy chú “Lạ”, nếu không có hai chữ Việt Nam bé tí in trên góc “tờ” thì sẽ tưởng cuốn vựng tập của một Gallery nào đó chào hàng tranh của mấy chú “lạ” đầy thị trường nghệ thuật Âu- Á mấy năm nay. 

 

Hóa ra đấy là tranh của họa sĩ Trần Hậu Yên Thế, còn bìa 4 là hình minh họa video installation Traffic? của họa sĩ Lê Trần Hậu Anh, Phạm Duy, Đào Nguyên Vũ. Chọn in hình trên trang bìa của bất cứ “tờ” báo, hay “tờ” chí nào cũng để thể hiện thẩm mỹ, tiêu chí của tờ đó, hoặc ban biên tập đó. Các hình được dùng phải mang tính minh họa đại diện, đặc sắc. Vậy ở đây trang đầu, và trang sau như thế có ý gì? Để nói cho “người đọc quốc tế” điều gì về mỹ thuật Việt Nam hiện đại? Ôi nhưng mà, Don’t judge a book by its cover.

VNUFA là tên viết tắt của Việt Nam University of Fine Arts. Thường, chữ viết tắt hay logo của cơ quan, công ty người ta sẽ in bé để dành tiêu đề chữ lớn cho tên sản phẩm, hoặc tên “tờ” nào đó. Nay, tờ VNUFA lại làm ngược lại, chữ VNUFA to đùng, làm chính, còn nội dung chính là Studies on Vietnamese Fine arts Scientific Information Bulletin “2008” thì bé xíu. Theo cách trình bày, vậy đây chính là cuốn giới thiệu về VNUFA, nhưng nội dung lại không phải như vậy. Thế mới tài! Chỉ có ở trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam. Ngay cả dòng Studies on Vietnamese Fine arts Scientific Information Bulletin “2008” trên bìa 1, trên gáy “tờ” và trên lời giới thiệu đều viết liền, đọc quắn cả lưỡi, nhưng cũng không hiểu VNUFA có ý định gì, bởi nếu có nghĩa thì phải tách bạch Studies on Vietnamese Fine arts và Scientific Information Bulletin “2008” ra bằng chấm (:), hoặc gạch (-), hoặc bằng sự thay đổi cỡ hoặc font chữ . Đây là sự tắc trách hay sáng tác tiếng Anh kiểu VNUFA? Cách viết liền kiểu này, không tìm đâu xa, đọc phần mục lục đầu “tờ” cũng thấy nhan nhản.

Những ai có vinh dự làm nên một “tờ” VNUFA này? Xin được sao y bản chính:

– Responsible for publication (Chịu trách nhiệm xuất bản): Assoc. Prof. Lê Anh Vân (People’s Teacher and Painter). Rector (Hiệu trưởng) of Việt Nam University of Fine arts. Director (Giám đốc, Viện trưởng) of Institute of fine arts.
– Editorial board (Ban biên tập): Trần Hậu Yên Thế (manager: người lãnh đạo ban biên tập), Nguyễn Hải Phong- Phạm Trung- Lê Hoài Linh- Lê Văn Sửu- Nguyễn Thanh Mai- Trương Công Nguyên
– Board of Directors (Ban giám đốc): Nguyễn Thanh Mai (manager: người lãnh đạo ban giám đốc)- Nguyễn Đức Bình- Nguyễn Thanh Nga. (Đã có chức Rector kiêm Director của Assoc. Prof. Lê Anh Vân (People’s Teacher and Painter). Lại có thêm chức lãnh đạo ban giám đốc.) Thế mới tài. Chỉ có ở trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.
– Translator and Editor (Người dịch và người biên tập): Thế giới Publishers (Hóa ra chỉ là anh/chị tên riêng là Nhà xuất bản Thế Giới. Lúc đầu cứ nghĩ mãi không biết có phải là nhà xuất bản có thương hiệu lâu nay mang tên Thế giới. Hi hi)
– Graphic design (thiết kế đồ họa): Nguyễn Đức Bình
 

Đến hụt hơi…

HocbangA không hiểu biết cao siêu nên không dám nói về bài viết của các học giả in trong “tờ” VNUFA. Các anh/ chị nào học bằng B, C, Toefl, Toeic, IELTC bớt thời giờ đọc các bài được dịch ra tiếng Anh của họ chắc được phút thư giãn quý như vàng. Đảm bảo hơn cả Gặp nhau cuối tuần hay Mr. Bean trên Tivi. ( Để chắc ăn, nên buộc bụng kỹ trước khi đọc “tờ”). Ngạc Nhiên Chưa không phải là clip quảng cáo nữa mà hiện diện ở từng bài in trong tờ VNUFA, vì hình như nhiều anh/ chị Nhà xuất bản Thế Giới cùng dịch, nên râu chị dính cằm anh, vui đáo để. Chỉ thoảng qua thiết kế, mục lục và tít các bài cũng đủ thấy tiếng Anh Giả Cầy (thiếu Bún Grammar) cho VNUFA.

Những phát hiện “mới” ở VNUFA khi đọc “tờ”:
Ở Việt Nam có nhiều viện nghiên cứu mỹ thuật: Bìa 1 là Institute of Fine arts, ở trang 6 là Viet Nam Institute of Fine arts, và ở mục lục trang 5 lại là The academy of fine arts collects Videos of artists and sculptors who have won the Hồ Chí Minh award or the Việt Nam award. Không biết những nghệ sĩ và nhà điêu khắc giành được giải thưởng Hồ Chí Minh (hoặc là) giải thưởng Việt Nam là kiểu giải gì?
Ở Việt Nam có nhiều trường mỹ thuật Đông Dương: trang 103 lúc thì là The Indochina school of Fine arts, lại có cả Indochina college of Fine arts, lại có cả Indochina college of the Fine arts và trang 243 có Indochina Universty of Fine arts.

Những sáng tạo “riêng” ở VNUFA:
Trên tiêu đề đầu trang: Kiểu VNUFA, bất chấp cách dùng thông thường?
Ancient art rồi lại có Ancient fine arts?
Applied art rồi lại có Applied fine arts?
Modern art rồi lại có Modern fine arts?
Documentation Information rồi lại có Documentation formation (là gì vậy)? rồi còn Educational fine arts?

Trang 7 Mục lục có Đông sơn short swords imaging TRUNG’s sister rồi lại có The Dongsoninan short sword imaging the TRƯNG’ ladies.

Chỗ cần đổi cỡ hoặc font chữ thì lại không đổi, chỗ cần giữ nguyên thì lại cứ đổi, cho nên mới làm sai ngữ pháp và làm lệch nghĩa của cả câu ở trang 73: The relationship between architecture SCULPTURE AND DECORATION IN NGUYỄN DYNASTY ROYAL TOMBS.

 … Phù. Hoang mang tợn, anh/chị nào có sức khỏe và cần giải trí thì tìm đọc tiếp. Ngay cả việc VNUFA cứ thích thì tương (s) và (the) loạn xạ, thiếu chữ cái trong câu cũng đủ để anh/chị thử thách lòng kiên trì. Nhưng Assoc. Prof. Lê Anh Vân cũng kiên trì cùng anh/chị khi xuất hiện trên 5 lần trong một “tờ” và luôn không quên đầy đủ danh và vị .

Một Tập hợp người làm “tờ” đông như thế chắc không ai biết tiếng Anh? Hoặc đã khoán trắng cho anh/ chị nhà xuất bản Thế giới để làm ra “lẵng hoa VNUFA”. Bác Brian Bring người Canada chắc vùng Quebec nên mới khen lấy được? “Tờ” VNUFA là để quảng bá cho văn hóa Việt Nam hay cho Việt Nam University of fine arts hay cho gì khác? Trường đại học Mỹ Thuật Việt Nam và nhà xuất bản Thế giới, cả hai danh tiếng lâu đời, đôi lứa xứng đôi, dắt tay nhau cùng đi tặng “lẵng hoa nhỏ” cho thư viện, trường đại học, viện nghiên cứu, bảo tàng, gallery, các tổ chức văn hóa, các cơ quan ngoại giao, các nhà hoạt động nghệ thuật có uy tín trên toàn thế giới…

Một lẵng hoa nhỏ mà lắm… sâu!

Ý kiến - Thảo luận

19:47 Tuesday,14.4.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
a, bây giờ em mới biết là mình không cô đơn ( em dịch nguyên 1 bộ truyện tranh 53 chương toàn dùng Google Dịch )
cảm ơn SOI
...xem tiếp
19:47 Tuesday,14.4.2015 Đăng bởi:  ong Bắp
a, bây giờ em mới biết là mình không cô đơn ( em dịch nguyên 1 bộ truyện tranh 53 chương toàn dùng Google Dịch )
cảm ơn SOI 
0:30 Wednesday,22.12.2010 Đăng bởi:  H.N
"Ở nhà nhất mẹ nhì con," nhưng đến khi ra thế giới lại thấy có những cái mà người mình, chỉ dựa trên sự láu cá,cần cù bù thông minh sẽ còn phải học họ khướt để làm người văn minh. Tôi thấy cả hai bên chê và bên bênh VNUFA đều hình như chưa có mấy ai đọc kỹ cuốn VNUFA cả. Hãy bình tĩnh đọc lại nó để xem ta cần sửa chữa những gì. Nếu bị chê đúng thì
...xem tiếp
0:30 Wednesday,22.12.2010 Đăng bởi:  H.N
"Ở nhà nhất mẹ nhì con," nhưng đến khi ra thế giới lại thấy có những cái mà người mình, chỉ dựa trên sự láu cá,cần cù bù thông minh sẽ còn phải học họ khướt để làm người văn minh. Tôi thấy cả hai bên chê và bên bênh VNUFA đều hình như chưa có mấy ai đọc kỹ cuốn VNUFA cả. Hãy bình tĩnh đọc lại nó để xem ta cần sửa chữa những gì. Nếu bị chê đúng thì người đó là thầy ta, chê sai thì tất nhiên phải phản ứng. Nhưng qua những gì mà bạn HocbangA viết thì tôi thấy đó là hoàn toàn chê đúng. Đây là lỗi ở khâu làm việc tắc trách, không chuyên nghiệp và trình bày, biên tập rất yếu(có thể không biết tiếng Anh) nên mới xảy ra tình trạng này. Không nên vì chỉ một năm ra một số tiếng Anh mà đã cho phép ban biên tập có quyền làm ẩu.Bởi cuối cùng thì đó là bộ mặt văn hóa của VNUFA, và của cả đám người đang hàng ngày sáng tạo ra VĂNHÓA là làm Mỹ thuật. Nếu mang ấn phẩm thiếu chuyên nghiệp,chữ nghĩa dùng vá víu, Tây bồi như VNUFA số 1 này thì rõ ràng là người nước ngoài họ cho là kém tinh tế, chưa đủ tầm xếp vào cùng"chiếu' của họ. Lúc đó bị cho là một Lẵng đầy sâu còn nhẹ. Nhưng họ tế nhị lắm, khen trước mặt ta như thể quý món quà ấy lắm. Nhưng chưa đủ tầm thì lần sau đi chỗ khác mà chơi cho khỏe nhé.
Tốt đẹp phô ra, Xấu xa đậy lại thế mà bao lâu nay chúng ta không giỏi về ngoại ngữ, về con người, về khả năng chuyên nghiệp, bỗng dưng phải vạ đi làm sách tiếng Anh thì rõ là Vạch áo cho người xem lưng rồi. Lỗ to.Phải chăng VNUFA tự tin thái quá về mình. 85 năm truyền thống, văn hóa đầy mình, danh giá nhất nước.
Có cái gì đó khiến liên tưởng đến chuyện cổ của Andecxen. Ông vua không mặc gì và cứ nghĩ là mình đẹp như Namvương TiếnĐoàn diện bộ cánh đẹp nhất thiên hạ.Bao năm vẫn thế. Bọn quần thần xung quanh thì biết cả nhưng toàn là đồ đểu, không đứa nào nói gì mà lại còn khen lấy khen để bộ cánh vua đang mặc. Vua thích lắm, quyết diện bộ cánh ra đường, lên sàn CATWAlK để tham dự ĐEPFASHIONSHOW năm 2010. Bỗng dưng trên đường đi, gặp ngay một đứa bé HOCBANGA đang cắp cặp. Nó thấy Ngạc nhiên chưa,(Ơ KÊ RA): KÌa,Đức vua....TÚ NUY. Đức vua cởi...t(tự cắt biên tập). Xuỵt 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hà Nội: bạn cần biết địch biết ta...

Lê Thị Liên Hoan (đạo diễn Lê Hoàng)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả