Khác

Giải Viet Art Today 2016: giá trị giải Nhất lên đến 2.6 tỉ đồng 18. 11. 16 - 9:50 am

Thông tin từ BTC

Đây có lẽ là lần đầu tiên tại Việt Nam có giải thưởng mỹ thuật lớn như vậy, dành cho các họa sĩ Việt Nam có tuổi đời dưới 40 (sinh từ 1976 trở về sau).

Cuộc thi do The V Art và CLB Họa sĩ trẻ (Hội Mỹ thuật TP.HCM) phối hợp tổ chức, với sự tài trợ chính của Galerie Nguyen (TP.HCM).

.

Thời gian cuối nhận đăng ký dự thi qua E-mail là 17h ngày 06. 12. 2016.

Ngày công bố 20 bộ tranh được chọn xét giải là 10. 12. 2016.

Đêm trao giải dự kiến diễn ra cuối tháng 2. 2017 tại TP.HCM.

Quy cách chấm chung kết: 50% số điểm đến từ BGK, 50% đến từ phiếu bình chọn của các nhà sưu tập tại phòng trưng bày vòng chung kết của 20 bộ tranh.

Giải thưởng Họa sĩ trẻ chuyên nghiệp – Vietart Today 2016 ra đời từ khát khao tìm kiếm con đường hình thành một thể thức mỹ thuật chuyên nghiệp dành cho hoạ sĩ trẻ Việt Nam. Những tài năng được phát hiện từ cuộc thi sẽ có điều kiện tốt nhất để phát huy chuyên môn và cống hiến hết mình cho đam mê hội hoạ, được sống và đi đến cùng với con đường sáng tác đã chọn, được trao cơ hội bước ra nền mỹ thuật rộng lớn của thế giới.

Galerie Nguyen và The V art càng mong muốn tìm kiếm, giúp đỡ, tạo điều kiện, kích thích các họa sĩ trẻ có tài năng sáng tạo, để từ đó giới thiệu tác phẩm của họ với hệ thống tiếp thị và chiến lược nâng đỡ lâu dài. Tham vọng là tạo ra các nhịp cầu để phòng tranh (đơn vị tài trợ chính) và họa sĩ trẻ tìm thấy nhau, cố gắng tạo dựng một môi trường mỹ thuật chuyên nghiệp hơn.

Tác phẩm “Lập phương 1” (sơn dầu trên bố, 140cm x 200cm, 2014) của Phạm Anh gởi dự thi

Với sự am hiểu mỹ thuật châu Á, với cơ duyên và tình yêu dành cho mỹ thuật Việt Nam, là người bạn của The V art, tiến sĩ nghệ thuật Ildegarda E. Scheidegger (nguyên là giám đốc phụ trách mảng mỹ thuật châu Á của nhà đấu giá Sotheby’s), ban giám khảo còn có giám tuyển Thanh Kiều Moeller (Singapore), nhà sưu tập Julie Lâm (Canada), nhà sưu tập Olivier Do Ngoc (Luxembourg), và họa sĩ Trần Thanh Cảnh (Chủ nhiệm CLB Họa sĩ trẻ, Hội Mỹ thuật TP.HCM) đã nhận lời tham gia làm giám khảo cho Họa sĩ trẻ chuyên nghiệp – Vietart Today 2016.

Họa sĩ Uyên Huy (Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM, cố vấn cuộc thi), sau khi tham khảo mục tiêu hoạt động của giải, đã tán thành với các ý lớn như sau: “Vietart Today 2016 tạo điều kiện tốt, thuận lợi để phát hiện tài năng trẻ về mỹ thuật Việt Nam; quan tâm, tạo ‘sân chơi mỹ thuật chuyên nghiệp’, cho họ có dịp hội ngộ và phô diễn tài năng của mình trong cộng đồng quốc nội và quốc tế. Thật ra tôi cũng chỉ tạm dùng chữ ‘sân chơi’. Tôi không thích lắm cụm từ này. Tôi không bao giờ cho nghệ thuật là trò chơi và không gian sáng tạo nghệ thuật là ‘sân chơi’. Bởi lẽ nghệ thuật là sự sáng tạo nghiêm túc, tâm huyết bằng cả tình cảm lẫn lý trí trên cơ sở tình yêu nghệ thuật và xúc cảm chân thành từ con tim và người ta sống, hy sinh cả vì nó…. Tuy nhiên tên gọi ‘sân chơi chuyên nghiệp’ thì cũng tạm được”.

Tác phẩm Lò mổ (sơn dầu trên bố, 160cm x 160cm, 2014) của Nguyễn Văn Đủ gởi dự thi

Họa sĩ Trần Thanh Cảnh thì cho biết: “Dựa trên kinh nghiệm cá nhân, từng làm việc với các họa sĩ và quan sát các tác phẩm hội họa cũng như thị trường nghệ thuật suốt nhiều năm qua, tôi tin là mình có thể góp phần phát hiện các tác phẩm hội họa xuất sắc với chất lượng thẩm mỹ cao, chứa thông điệp ý nghĩa mạnh mẽ và mang tính độc đáo. Tuy nhiên, chúng ta nên nhận thức rằng chúng ta không thể tiên đoán thành công trong tương lai của bạn ấy bởi thành công của người nghệ sĩ còn phụ thuộc vào quá trình phát triển bản thân của người đó, hiệu quả hoạt động của phòng tranh và không kém phần quan trọng là tình hình thị trường tài chính, bên cạnh những yếu tố khác. Tôi rất mong chờ được hợp tác và chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cùng các giám khảo khác một cách tích cực và hiệu quả”.

Tác phẩm dự thi là tranh giá vẽ với các chất liệu như sơn dầu, acrylic, sơn mài, chất liệu tổng hợp… Mỗi họa sĩ nộp 01 hoặc 02 bộ tranh cá nhân, gồm từ 03 đến 10 tác phẩm cùng một bộ, kích thước mỗi chiều không nhỏ hơn 60 cm. Bên cạnh đó là tuyên ngôn nghệ thuật hoặc ý tưởng sáng tác, tiểu sử về quá trình hoạt động nghệ thuật…

Tác phẩm Dương gian (lụa tổng hợp, 80cm x 80cm) của Nguyễn Thị Huệ gởi dự thi

TẠI SAO ĐƯƠNG ĐẠI MÀ CHỈ CHỌN TRANH GIÁ VẼ?

Tiến sĩ nghệ thuật Ildegarda E. Scheidegger cho biết: “Khái niệm mỹ thuật đương đại dành cho các họa sỹ đương thời chuyên về các chủ đề riêng mà họ lựa chọn giữa muôn vàn khả năng sáng tạo. Tranh giá vẽ dù có thể bao gồm mọi trường phái từ hữu hình đến trừu tượng và sử dụng mọi chất liệu từ truyền thống đến tổng hợp vẫn là loại hình phổ biến nhất vì nó cho phép họa sĩ thể hiện ý tưởng một cách toàn diện và trực quan nhất. Hơn bất kỳ loại hình mỹ thuật nào khác, tranh giá vẽ là thước đo thẩm định chính xác nhất kỹ năng thực sự của người nghệ sĩ. Một bức tranh có khả năng và nên có tác động hay tạo ra xúc cảm trực tiếp ở người xem. Vì vậy, tôi nghĩ việc chú trọng đưa tranh giá vẽ làm thể loại chính là thích hợp cho cuộc thi đầu tiên này. Tuy nhiên, việc này có thể bàn luận thêm, xem cuộc thi có nên mở rộng sang các loại hình mỹ thuật khác hay không”.

Tác phẩm Quầy thịt (sơn dầu trên bố, 150cm x 400cm, 2012) của Nguyễn Văn Đủ gởi dự thi

Giải Nhất sẽ gồm 100 triệu đồng tiền mặt, một chuyến đi tham quan hội chợ nghệ thuật ở Singapore, ký hợp đồng độc quyền 5 năm với nhà tài trợ chính (Galerie Nguyen), với số tiền mua tác phẩm lên đến 2,5 tỷ đồng.

Giải Nhì cũng có kết cấu tương tự, với tổng giá trị hơn 1,5 tỷ đổng.

Giải Ba hơn 1 tỷ đồng.

Chi tiết về cuộc thi có thể tham khảo tại website.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hãy bớt trách móc

Họa sĩ VI KIẾN THÀNH

Đi xam xám giữa copy và biến cải

Daniel Grant - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả