Lưu Bột Lân: tắc kè ẩn mình để bộc lộ cuộc sống
27. 12. 16 - 12:30 pm
Lê Mẫn dịch từ CNN
v
1. Liu Bolin (Lưu Bột Lân) là một bậc thầy về ngụy trang. Nghệ sĩ Trung Quốc này, nổi tiếng vì thuật “vẽ chính mình” hòa vào phong cảnh xung quanh. Loạt tác phẩm mới nhất của anh có tên “Art Hacker”, lấy cảm hứng từ những tác phẩm nghệ thuật cổ điển. Trong hình trên, anh dùng kỹ thuật hóa trang để tái dựng nàng Mona Lisa nổi tiếng. Bạn có nhận ra Lưu ẩn trong tranh không?
2. “Guernica, 2016” – Bộ “Art Hacker” hiện đang được bày tại gallery Klein Sun ở New York. Trong hình là tác phẩm dựng lại bức “Guernica, 1937” của Picasso. Lẽ dĩ nhiên là nhìn kỹ bạn sẽ thấy Lưu trong đó.
3. Lưu thường không quên đan cài những vấn đề chính trị, xã hội vào trong tác phẩm. Trong tác phẩm “Nổ ở Thiên Tân”, 2016, Lưu thể hiện những tác động đau thương của vụ nổ ở nhà máy tại Thiên Tân hồi 2015 đã giết chết 170 người.
4. Bức ảnh trên chụp lại một tác phẩm trong chuỗi “Giấu mình trong thành phố” sẽ được bày trong một triển lãm có tên tạm dịch “Ăn con gì là ra con nấy” (We are what we eat), chỉ trích sự phí phạm thực phẩm và thói tiêu thụ. Có một người trong bức ảnh này, bạn có nhìn ra không?
5. Trong bức ảnh này cũng thế, có một người, bạn có nhìn ra không? Triển lãm của Lưu Bột Lân sẽ diễn ra từ 28. 4 đến 30. 6. 2017, tại trụ sở của Liên hiệp quốc.
6. Từ bức này trở đi, không cần nhắc lại bạn cũng biết là có Lưu Bột Lân đứng trong ảnh nhé. Lưu đã đến Ý và thực hiện những hình ảnh cho bộ “Di dân” của anh. Đây là một bức trong bộ ấy.
7. Trong suốt 10 năm qua, Lưu luôn luôn bàn đến những vấn đề nhức nhối nhất của thế giới trong tác phẩm mình.
8. Tác phẩm mới đây của Lưu, “Tương lai”, là để cổ động một chiến dịch mới của Liên hiệp quốc có tên gọi “Những mục tiêu toàn cầu”.
9. Lưu Bột Lân bắt đầu “ngụy trang” và “biến mất” từ năm 2005. Anh cho biết không bao giờ thấy chán kỹ thuật này. “Tôi không bao giờ nghĩ tới việc ngừng ‘biến mất’. Thay vào đó tôi luôn luôn nghĩ đến những ý tưởng mới để sáng tác.”
10. Đây là tác phẩm thuộc bộ “Giấu mình trong thành phố”, có tên “Info wall” (Tường thông tin), 2011. Ở Trung Quốc, một hình ảnh thường thấy là những bức tường dán đầy quảng cáo. Lưu đã phải đứng kiên nhẫn hàng giờ trong lúc các cộng sự vẽ cho anh lẫn vào nền tường.
11. “Làng, 2013” thuộc bộ “Giấu mình trong thành phố”. Nhưng công việc của Lưu dần dà không chỉ có mình anh. Trong tác phẩm này, anh vẽ lên người 23 cư dân bị ảnh hưởng của một trong những ngôi làng mắc ung thư nhiều nhất Trung Quốc. Các nhà máy hóa chất có thể thấy xa xa trong ảnh. “Khi tôi thực hiện tác phẩm này về một làng ung thư, nghệ thuật của tôi đã phản ánh sự nỗi thống khổ của con người.”
12. “Giấu mình ở New York, Made in China, 2012” – Một trong những vấn đề Lưu gửi gắm trong tác phẩm của anh là về chủ nghĩa tiêu thụ. “Tôi tin rằng sự phát triển của xã hội hiện đại đến từ những ham muốn của con người,” anh nói.
13. “Giấu mình trong thành phố, Điện thoại di động, 2012” – Trong những năm gần đây, tác phẩm của Lưu Bột Lâm đã đụng đến mảng công nghệ của thời hiện đại – một vấn đề anh lấy làm lo. “Trong thời hiện đại, mỗi người chỉ là một mẩu dữ liệu, và mẩu dữ liệu ấy ngày càng ít giá trị đi. Trong lúc ấy công nghệ đạt được nhờ tham muốn, hoặc nhờ một vài khả năng phát triển nào đó, đã thắng cả trái tim của con người hiện đại.”
14. “Giấu mình trong thành phố, Đỏ, 2012” – “Sau 10 năm sáng tác, đối với tôi, khi sáng tạo một tác phẩm, hay khi thể hiện ý tưởng của mình với tư cách một nghệ sĩ, thì phần quan trong nhất (của tác phẩm) phải là thái độ của mình đối với thực tại,” Lưu nói.
15. Lưu còn hợp tác với nghệ sĩ đường phố người Pháp JR để thực hiện tác phẩm này, “Qua con bắt của Lưu Bột Lâm, 2012”. Lưu giấu mình trong một bức ảnh tưởng khổ lớn của JR tại New York City.
16. “Giấu mình trong thành phố, dòng chảy cổ, 2007” – Trong những tác phẩm thời kỳ đầu, Lưu Bột Lân thường vẽ mình tan vào nền bối cảnh. Khi đã trở nên nổi tiếng hơn, anh phải viện đến các trợ lý để thực hiện các chi tiết tinh vi hơn.
17. “Bon Jovi, 2012” – Bức tranh tường này, trong đó có cả Lưu Bột Lân và Bon Jovi “ẩn mình”, đã trở thành bìa album “What about now” của Bon Jovi. Thiết kế nền tường là của Alex Haldi.
18. “Giấu mình trong thành phố – Thống nhất tư tưởng/Tuyên truyền giáo dục, 2006” – Những câu khẩu hiệu tuyên truyền gồm 4 từ mỗi dòng kẻ chữ to, đỏ, đậm là thứ có thể thấy nơi nơi trên đất Trung Quốc.
19. “Giấu mình trong New York – Giá súng, 2013” – Lưu nói: “Khi chọn một cái nền để tàng hình vào đó, tôi đã thể hiện thái độ của mình đối với xã hội, tương lai, và ước vọng. Đó là một sự thấu hiểu sâu sắc mà tôi muốn mang lại cho người xem.”
20. “Giấu mình trong New York – Bò mộng phố Wall, 2011” – Lưu thường đi triển lãm nhiều nơi trên thế giới. Anh đã tàng hình tại nhiều thành phố nước ngoài. Lưu bảo, “Tôi nghĩ sự mất cân bằng trong phát triển của nhân loại sẽ ngày càng được thể hiện nhiều trong các tác phẩm của tôi.”
21. “Giấu mình trong thành phố – Rừng, 2013” – Trong tác phẩm này, Lưu ẩn mình giữa một rừng cây cao. Bạn có nhận ra anh không?
22. “Giấu mình trong thành phố, Bắc Kinh chào đón bạn, 2006”. Trong một tác phẩm thời kỳ đầu (2006), Lưu vẽ mình tiệp với nền áp phích về Olympics Bắc Kinh 2006, hồi ấy đang bắt đầu xuất hiện khắp nơi trong thành phố. Những khu nhà cũ lụp xụp bị giật sập để dọn chỗ cho sự kiện lớn này.
23. Đây là một trong 9 bức của bộ “Rồng”. Con rồng là một biểu tượng của sức mạnh và may mắn trong văn hóa Trung Hoa.
24. “Hacker số 5”, 2015 – Đầu tháng Năm năm 2016, Lưu và đội của anh đã đột nhập vào trang web chính thức của khối 8 nước châu Âu, và thay một số phần của trang web bằng những hình ảnh từ studi của Lưu.
25. “Hacker số 6,” 2015 – “Mục đích của loạt ‘Hacker’ là đặt vấn đề về mối quan hệ giữa một quốc gia và nhân dân của nó, về sự thống trị của một sức mạnh chính trị của một chính phủ, cũng như quyền với chính những bức ảnh,” Lưu nói.
26. “Giấu mình trong thành phố, Thiên An Môn,” 2005 – Loạt tác phẩm đầu tiên của Lưu được thực hiện vào 2005. Khi đó Lưu hóa trang để ẩn mình vào đống đổ nát của studio anh bị giật sập, như một hình thức phản đối câm lặng. “Từ đó, tôi chuyển sự tập trung và các vấn đề xã hội nóng bỏng,” Lưu nói.
27. Tác phẩm trong bộ ba “Di dân” có tên: “Hy vọng”, “Đích – Ngày tưởng nhớ” và “Đích – châu Âu xanh”. Trong loạt “Di dân” mới nhất của Lưu, anh để nghị các di dân nằm làm mẫu (dĩ nhiên bạn vẫn phải cố nhìn cho ra Lưu trong hình nhé)
28. Tác phẩm trong bộ “Di dân” có tên: “Hy vọng”, “Đích – Ngày tưởng nhớ” và “Đích – châu Âu xanh” (có lẽ Lưu chơi chữ “Blue Europe” ở đây cũng là châu Âu buồn?)
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
16:48Tuesday,27.12.2016Đăng bởi: admin
Cảm ơn ABC, tụi mình sửa lại caption rồi nhé. ...xem tiếp
16:48Tuesday,27.12.2016Đăng bởi: admin
Cảm ơn ABC, tụi mình sửa lại caption rồi nhé.
16:27Tuesday,27.12.2016Đăng bởi: ABC
Bức 26, 27 có chung lời chú thích kìa ad ...xem tiếp
...xem tiếp