|
|
|
|||||||||||||
Thiết kếTháp lọc bụi ra làm nhẫn đẹp 20. 12. 16 - 2:43 pmHoa Hoa lược dịchRút cuộc thì tháp hút khói của Studio Roosegaarde có tác dụng làm sạch thật sự không khí ở Trung Quốc không? Tháp này được lắp đặt tại Bắc Kinh, một thành phố nổi danh vì ô nhiễm. Bộ Bảo vệ Môi trường vừa mới thông báo rằng không khí quanh tháp thực sự đã sạch được hơn đến 55% so với trước kia. Còn theo Studio Roosegaarde, tháp này đã lọc được hàng tỉ phân tử bụi mịn PM2.5 (đơn vị đo, tức khoảng một phần tám của đường kính một sợi tóc) từ không khí ô nhiễm. Trong khoảng 40 ngày, Studio Roosegaarde đã cho tháp này miệt mài chà xát 30 triệu mét khối không khí, tương đương với thể tích của 10 Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh. Studio Roosegaarde kể rằng cư dân địa phương gọi tháp này là “vụ mai tịnh hóa tháp” (theo bạn Giáo Nghèo, “vụ” là sương mù, “mai” là bụi bặm, “vụ mai” ghép lại là bụi mịn, “tịnh hóa” là làm sạch) khiến liên tưởng tới những ngôi chùa thiêng của Trung Quốc. Bụi ô nhiễm mà tháp này “tóm” được sau đó sẽ dùng làm gì? Làm nữ trang, dĩ nhiên rồi. Những phân tử bụi khói mà tháp Smog Free thu được ở Bắc Kinh đủ làm ra 300 chiếc nhẫn Smog Free, giống như những chiếc nhẫn mà Studio Roosegaarde đã từng thiết kế. Tuy nhiên, những chiếc nhẫn này sẽ đựng nhiều khói mù hơn những chiếc mà Roosegaarde đã làm bằng bụi ô nhiễm của Rotterdam. Cách đây chừng ba năm, sau khi đi thăm Trung Quốc, nhà thiết kế người Hà Lan Daan Roosegaarde đặc biệt thấy hứng thú với đề tài ô nhiễm không khí của nước này, do anh nhận thấy trẻ con ở đây phải ru rú trong nhà vì chất lượng không khí ngoài trời quá tệ. Theo Studio Roosegaarde, hơn 80% cư dân thành thị phải phơi nhiễm với không khí ô nhiễm quá mức mà Tổ chức Y tế Thế giới cho phép. Tháp hút khói của Roosegaarde có mục đích là giải quyết vấn đề trong một vùng, hút khoảng 75% bụi cỡ PM10 và PM2.5 trong không khí. Tuy nhiên, đã có tranh cãi về độ chính xác của thống kê mà Bộ Bảo vệ Môi trường đưa ra, và mức độ hiệu quả của tháp hút khói, vì quy mô bé quá mà các con số thu thập không đúng tiêu chuẩn để nói gì. Có người đề nghị đổi tên tháp thành “Vụ mai cảnh thị tháp” (tháp cảnh báo bụi), cho xứng với mục đích của Roosegaarde, tức chỉ cảnh báo và nâng cao nhận thức của các nhà khoa học, của chính quyền, của các doanh nghiệp về vấn đề ô nhiễm, hầu tìm ra giải pháp thích hợp.
Tháp này sẽ tiếp tục đi qua các thành phố khác của Trung Quốc, và “trình diễn’. Nguồn: Inhabitat Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|