Trường phái

Tranh cổ Nhật Bản: cảnh công viên Ueno trong tranh sắc đỏ aka-e và tranh sắc xanh aizuri-e 18. 01. 17 - 7:12 pm

Hieniemic biên soạn

 

Tokugawa Ieyasu – người sang lập và là tướng quân đầu tiên của Mạc Phủ Tokugawa

Khi lên ngôi Shogun, Tokugawa Ieyasu đã cho xây chùa Kanei (Khoan Vĩnh tự) ở Ueno để trấn tà khí phía Đông Bắc Edo. Ueno nằm ở vị trí trung tâm của khu Shitamachi (Phố dưới) của Edo, chính là nơi phát tiết ra nền văn hóa thị dân của Edo thời cận đại.

Tháp Ngũ Trùng của chùa Kanei. Hình từ trang này

Sau trận Ueno 1868, quân Phù Mạc thua, phe Thiên Hoàng giành chiến thắng. Vùng Ueno đã được chọn làm công viên.

Công viên Ueno là một không gian rất rộng lớn, có cả khoảng xanh thiên nhiên lẫn công trình nhân tạo. Hàng năm có rất nhiều chim thiên di đến trú ở đây. Ở công viên còn có hai viện bảo tàng lớn, một vườn thú, cùng với đền Tōshō-gū thờ Tokugawa Ieyasu và một số công trình của chùa Kanei cũ.

Công viên Ueno có hồ Shinobazu. Hình từ trang này 

Hồ Shinobazu là một hồ nước khá lớn ở góc Tây Nam của công viên Ueno. Hồ được ngăn thành ba hồ nhỏ: hồ Sen, hồ Thuyền và hồ Cốc (chim cốc).

Hồ Shinobazu trong công viên Ueno, nhìn từ trên cao, khoảng năm 1940. Hình từ trang này 

Cảnh công viên Ueno và hồ Shinobazu là những chủ đề rất hay được khắc họa trong ukiyo-e “hiện đại hóa”, từ thời Minh Trị trở về sau.

1. “Cảnh công viên Ueno” của Hiroshi Yoshida

Hiroshi Yoshida cũng là một họa gia lớn thời Minh Trị. Không chỉ làm tranh ukiyo-e, ông còn vẽ nhiều bức nihonga bằng màu nước. Chủ đề chính của ông là phong cảnh, và đặc biệt là nhiều phong cảnh châu Âu vẽ bằng bút pháp Nhật Bản.

.

Ngọc tháp chùa trong tranh là Ngũ Trùng tháp của chùa Kanei. Ta thấy được hoa đã chớm nụ và người đi lễ chùa tấp nập, mặc áo dày, nên rất có thể đây là cảnh mùa xuân. Tuyết còn đọng trên những tán hoa, khiến cành cây trĩu nặng xuống. Dưới mặt đường còn đọng những vũng tuyết tan, phản chiếu xiêm áo của người đi lễ.

Đây là tranh sắc đỏ, còn gọi là aka-e.

Chi tiết cột tướng luân của Ngũ Trùng tháp và tuyết đọng trên cành cây.

 

Chi tiết người đi lễ chùa và tuyết tan dưới đất.

2. “Chiều mù sương tại hồ Shinobazu” của Kasamatsu Shiro

Kasamatsu Shiro là họa sĩ ukiyo-e sống từ thời Minh Trị đến tận thời hiện đại (mất năm 1991). Ông làm tranh về nhiều chủ đề: phong cảnh hoa điểu, mỹ nhân.

.

Trong bức tranh này, ta thấy được phong cảnh trong tranh chia làm ba lớp chính, tạo thành chiều sâu cho tranh.

Lớp gần mặt phẳng tranh nhất là cỗi cây rủ xuống mặt hồ với hai cây cột chống.

 

Tiếp theo là quang cảnh công viên ở giữa với những dáng người đang tản bộ và một cổng torii dẫn lên ngôi đền (Tōshō-gū).

 

Lớp xa nhất là đỉnh tướng luân của Ngũ Trùng tháp cổ còn sót lại từ chùa Kanei ngày xưa, nằm khuất sau tán hoa anh đào thấp thoáng.

Tranh được in với sắc xanh dương làm chủ đạo, gọi là aizuri-e. Màu xanh nhạt ở khoảng giữa tạo nên cảnh sắc lung linh mờ ảo cho một buồi chiều tà lãng đãng.

Trong không khí đó, ta cùng đọc thơ Nguyễn Công Trứ cho thêm phần nhã:

Bóng kỳ đài giăng mặt nước như in,
Tàn thảo thụ lum xum toà cổ sát (1).
Chiếc cô vụ (2), mảnh lạc hà (3) bát ngát
Hỏi năm nao vũ quán điếu đài (4).
_______
Chú:
(1) Cổ sát: Chùa cũ.
(2) Chiếc cô vụ: chiếc cò lẻ.
(3) Mảnh lạc hà: mảnh ráng chiều.
(4) Vũ quán điếu đài: quán múa đài câu (cá).

 

 

*

Tranh cổ Nhật Bản:

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi”

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Tào Tháo ngắm trăng lên sau núi Nam Bình”

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Pháo hoa ở Ryōgoku”

- Tranh cổ Nhật Bản: Bắt cá trê bằng quả bầu, và kỹ nữ đánh đập cá trê

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi và ba bức tranh trăng

- Tranh cổ Nhật Bản: cảnh công viên Ueno trong tranh sắc đỏ aka-e và tranh sắc xanh aizuri-e

- Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Trăng ở phố đèn đỏ”

- Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige và “Anh đào đêm ở Phố giữa của Yoshiwara”

- Tranh cổ Nhật Bản: hai bức về anh đào đêm và chút phụ lục về Geisha

- Tranh cổ Nhật Bản: Tawara Tōda mang ba món quà từ Long cung thành trở về

- Tranh cổ Nhật Bản: tích Benkei trộm chuông chùa Mii

- Tranh “cổ” Nhật Bản: “tân bản họa” với mỹ nhân của Itō Shinsui

- Tranh “cổ” Nhật Bản: Mỹ nhân “cũ” và mỹ nhân “mới”

- Tranh cổ Nhật Bản: “Sóng lừng” của Hokusai

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 1): Vẽ samurai gặp quỷ

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 2): 14 tuổi vẽ trận hải chiến

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 3): Vẽ dũng tướng để nhớ một thời đại

- Tsukioka Yoshitoshi (bài 4): Người tài máu me và sa đọa

Ý kiến - Thảo luận

21:54 Thursday,2.2.2017 Đăng bởi:  hieniemic
@An: Cảm ơn bạn. Đó là ảnh bên Soi khi biên tập bài đã cho vào để minh họa cho rõ hơn. Nhiều nguồn tiếng Việt ghi là hồ Shinobazu quá nên bị nhầm. Mình có ngờ ngợ là không phải hồ, vì hồ Shinobazu không có đoạn hẹp như vậy, nhưng không rõ là nếu không phải thì ảnh kia là từ chỗ nào nên không dám bỏ.
...xem tiếp
21:54 Thursday,2.2.2017 Đăng bởi:  hieniemic
@An: Cảm ơn bạn. Đó là ảnh bên Soi khi biên tập bài đã cho vào để minh họa cho rõ hơn. Nhiều nguồn tiếng Việt ghi là hồ Shinobazu quá nên bị nhầm. Mình có ngờ ngợ là không phải hồ, vì hồ Shinobazu không có đoạn hẹp như vậy, nhưng không rõ là nếu không phải thì ảnh kia là từ chỗ nào nên không dám bỏ. 
15:59 Thursday,2.2.2017 Đăng bởi:  An
Dạ hình trên không phải là hồ Shinobazu trong Ueno mà là Chidorigafuchi moat
...xem tiếp
15:59 Thursday,2.2.2017 Đăng bởi:  An
Dạ hình trên không phải là hồ Shinobazu trong Ueno mà là Chidorigafuchi moat 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Hãy bớt trách móc

Họa sĩ VI KIẾN THÀNH

Hà Nội: bạn cần biết địch biết ta...

Lê Thị Liên Hoan (đạo diễn Lê Hoàng)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả