Giống và khác: Xe đạp & Sóng biển Đông
30. 12. 10 - 7:35 pm
Giỏ Mây
Lấp ló, sơn khắc, Trần Công Dũng, trích trong Vựng tập Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2000
Phải mất đến cả tuần lễ nay, Giỏ Mây tôi cảm thấy bất an vì những thông tin quanh một số sáng tác mỹ thuật nước nhà đang gây nổi sóng trong giới liên quan.
1. Tác phẩm Dưới mưa, giành giải Ba – Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2010 và series xe đạp của họa sĩ Trần Công Dũng
Anh Dũng đã làm series tranh khắc gỗ, sơn khắc về xe đạp với những mảnh vải mềm phủ lưa thưa bên trên từ năm 1999, với dấu ấn trong năm đó là một bức tranh được lọt vào triển lãm các sáng tác dự giải Mỹ thuật Asean Philip Morris tại Việt Nam. Sau đó là một loạt các sáng tác khác được anh phát triển, biến hóa trên tinh thần series, biến nó thành một motif sáng tạo riêng có của mình.
Lấp ló của Trần Công Dũng
Sáng tác của Trần Công Dũng trong năm 2005 & 2007
Nhưng đến triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2010, có một sáng tác được giải Ba – tác phẩm Dưới mưa – đã sử dụng motif đó một cách (theo cá nhân tôi nghĩ) là thô vụng. Nếu đặt bức Lấp ló (A) cạnh bức Dưới mưa (B), sẽ thấy có một số điểm khác:
– về chất liệu (đương nhiên, vì một đằng là sơn khắc và một đằng là sơn dầu; bề mặt sơn dầu trông hấp dẫn hơn và cách tác giả xử lý chất liệu cũng nuột nà, bắt mắt hơn); – về nội dung tranh (do cái tiêu đề sáng tác gợi ra); – về bố cục (vì tranh A không có hình người còn tranh B thì có). Tuy nhiên, bố cục cơ bản là khối hình xe đạp ở trung tâm của cả hai sáng tác thì thật giống nhau và đó cũng chính là khối hình chính đem lại chất lượng tạo hình của cả hai sáng tác: Khối hình đó khiến sáng tác A có nội dung và hình thức đi cùng nhau; sáng tác B thì có thêm “phụ kiện” là người, khiến bức tranh có tính kể tả văn chương nhiều hơn.
Dưới mưa của Nguyễn Đức Khôi
*
2. Những bức sóng cắt lớp trong triển lãm Không vô can và Ballad Biển Đông
Khi xem nhóm sáng tác được cho là điêu khắc này, cá nhân tôi nghĩ nó chưa thể là một sáng tác điêu khắc thực sự, bởi nếu từng đơn vị đó được tách thành một sáng tác riêng lẻ thì sẽ lộ ngay ra sự non yếu trong tạo hình mỹ thuật, chưa thể thành một sáng tác điêu khắc thực sự có thẩm mỹ. Chúng cần một sự kết hợp với nhau, cùng một sự sắp xếp nào đó (gần như nghệ thuật sắp đặt vậy) để khỏa lấp đi sự thiếu khuyết kia. Vì vậy, thật khó để gọi đó là triển lãm các sáng tác điêu khắc.
.
Ảnh từ Thể thao & Văn hóa
Khi xem thật kỹ, chúng làm tôi nhớ đến kiểu thức tạo hình này hình như đã có ai đó làm và tôi từng được xem: nhiều lát cắt của một đơn vị tác phẩm được ghép nối bằng bu-lông, ốc vít để tạo nên sự hoàn chỉnh của hình khối, nhưng không chỉ dừng lại như vậy, mà chúng còn có thể chuyển động, hoặc gợi ra cảm giác về chuyển động, hoặc do từng lớp đó được làm bằng chất liệu khác so với hai lớp ngoài cùng, hoặc do có bàn tay tài năng về chi tiết của nghệ sĩ để gây ra những hiệu ứng thẩm mỹ tinh tế, xóa đi sự nhàm chán của việc lặp đi lặp lại một kiểu thức tạo hình, thực sự cho thấy sự tinh tế của nghệ sĩ và cũng cho thấy nghệ sĩ có tư duy thực sự về motif này. Giỏ Mây tôi bèn lục lọi trong đống tài liệu lộn xộn của mình, và tìm ra được một số sáng tác “cắt lớp” có trước vụ Không vô can kia. Thú thực là hơi giật mình.
Sáng tác của Trần Đức Sỹ, trong kỷ yếu Triển lãm Korea- Chinese- Vietnam Cultural Fine Arts Interchange Exhibition, 2009, do Trung tâm văn hóa Hàn Quốc tại VN tổ chức ở Đài Loan
.
Dao Động – tác phẩm của Trần Đức Sỹ, in trong Vựng tập Triển lãm Mỹ thuật năm 2000
Hai câu chuyện trên khiến cho Giỏ Mây tôi phải tự vấn rất nhiều: vậy sự giống nhau hay gần gụi nhau về motif hoặc kiểu thức tạo hình kia có thể gọi là gì? Copy? Mượn? “Chế”? Biến báo?… của nhau hay là sự sáng tạo riêng lẻ và được phép giống trong chừng mực nào đó? Có người thì bảo vụ này khiến họ chợt nhớ ra vụ con vịt của Việt Nam và con vịt tận bên Bỉ, tuy nhiên đây lại là xe đạp cùng ở Việt Nam; người và sóng biển cũng là Việt Nam. Thế mới khó!
Lũa, gỗ, Trần Đức Sỹ, 2010, in trong Kỷ yếu triển lãm Kết nối 2 Hà Nội- Sài Gòn, 10- 2010, Hà Nội
Có người thì nói, trời ơi thế cứ dùng khối vuông, khối tròn, vải màn… là chôm của nhau sao? Cắt lát hay xoắn vặn, hay đập dẹt cũng chỉ là một nhóm thao tác trên một nhóm chất liệu hạn chế thôi, đừng quá khắt khe như thế. Quan trọng là ý tưởng khác nhau và lý tưởng nữa là hai tác giả chưa từng trao đổi ý tưởng với nhau trong lúc chén chè bát bún…
Giỏ Mây cũng hoang mang, mong nhận được từ Soi và các bạn đọc Soi những ý kiến để có thể sớm tìm được câu trả lời cho riêng mình. Trân trọng cảm ơn!
Tôi thấy anh Hải thích xuất hiện trước công chúng với vai trò này, vai trò nọ hơn là nghệ sỹ vì vậy tác phẩm chẳng có gì xuất sắc cả. ...xem tiếp
22:59Saturday,2.4.2011Đăng bởi: PQT
Tôi thấy anh Hải thích xuất hiện trước công chúng với vai trò này, vai trò nọ hơn là nghệ sỹ vì vậy tác phẩm chẳng có gì xuất sắc cả.
11:41Thursday,6.1.2011Đăng bởi: admin
Đây là email của họa sĩ Phan Cẩm Thượng, Soi xin đăng nguyên văn:
"Kính gửi Soi,
Về cuốn sách điêu khắc cổ mà Soi nói có liên quan giữa tôi và ông Đào Châu Hải là không có. Cũng không có xuất bản một quyển sách nào như thế.
Vậy đề nghị Soi đính chính những bình luận chưa đúng về nhà điêu khắc Đào Châu Hải. Giữa chúng tôi không có vấn đề gì.
Phan Cẩm Thư ...xem tiếp
11:41Thursday,6.1.2011Đăng bởi: admin
Đây là email của họa sĩ Phan Cẩm Thượng, Soi xin đăng nguyên văn:
"Kính gửi Soi,
Về cuốn sách điêu khắc cổ mà Soi nói có liên quan giữa tôi và ông Đào Châu Hải là không có. Cũng không có xuất bản một quyển sách nào như thế.
Vậy đề nghị Soi đính chính những bình luận chưa đúng về nhà điêu khắc Đào Châu Hải. Giữa chúng tôi không có vấn đề gì.
Phan Cẩm Thượng"
Vậy các bạn có thể an tâm rồi nhé, chính anh Phan Cẩm Thượng đã nói là chính xác nhất.
Đề nghị từ nay các bạn đăng cmt không nên đưa ra những tin thất thiệt làm ảnh hưởng đến nghệ sĩ vì bản thân Soi không thể đi điều tra được và đây chỉ là diễn đàn. Cho riêng việc này, nếu bạn nào có thông tin khác về việc cuốn sách, Soi sẽ không đưa lên nữa nếu các bạn không đưa bằng tên thật và gửi từ email của "chính chủ". Đến nước này thì mọi người phải chịu trách nhiệm bằng cái tên của mọi người thôi ạ.
Cảm ơn anh Phan Cẩm Thượng rất nhiều, và xin lỗi nhà điêu khắc Đào Châu Hải vì những cmt với thông tin không chính xác đã làm phiền đến ông.
...xem tiếp