Chính trị

Nhân lời dọa của Trump với Tàu 29. 01. 17 - 11:45 pm

Phạm Tuấn Anh

Do không phải là bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Mỹ không có lý do nào có đủ căn cứ pháp lý thuyết phục để phong tỏa các đảo Trung Quốc chiếm đóng hay bồi đắp ở Biển Đông.

Trên thực tế quyền tự do hàng không hay hàng hải của Mỹ cũng không bị xâm phạm và Trung Quốc cũng sẵn sàng chấp nhận việc Mỹ lưu thông tự do kể cả vào sát các đảo miễn là Mỹ không có hành động cản trở sự chiếm đóng của Trung Quốc ở các đảo đó.

Sự bành trướng của Trung Quốc. Hí họa từ trang này

Để có thể làm được điều mà Trump dọa, tức ngăn không cho Trung Quốc lên các đảo, Mỹ trước hết phải tìm ra được một lý do đủ thuyết phục để biện minh cho hành động quân sự và sau nữa phải tính toán được khả năng sự can thiệp này leo thang thành chiến tranh. Có lẽ không có lý do nào đủ thuyết phục có thể biện minh được cho những tổn hại về kinh tế cho Mỹ mà một cuộc xung đột quân sự Biển Đông có thể gây ra. Nói cách khác, xung đột quân sự với Trung Quốc ở Biển Đông khó có khả năng xảy ra.

Có thể xem xét ví dụ Mỹ không can thiệp khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 để thấy rằng nan đề này luôn tồn tại đối với Mỹ ở Biển Đông. Khi đó Mỹ có lý do mạnh hơn bây giờ để can thiệp do Việt Nam Cộng Hòa về lý vẫn là đồng minh mà Mỹ có cam kết và trách nhiệm bảo vệ qua hiệp định, mạnh mẽ hơn cả cam kết với Phi hiện nay. Mỹ lúc đó cũng như bây giờ không thể phiêu lưu vào một cuộc chiến với Trung Quốc để bảo vệ những gì không phải lợi ích cốt lõi của Mỹ.

Sau khi hạ gục sumo Nhật, rồng Trung Hoa chỉ vào Mỹ nói, “Kế tiếp là mi”. Hí họa từ trang này 

Hiểu được sự khó khăn về mặt lý như nói ở trên, các chính quyền Mỹ trước đây thường gây sức ép với Trung Quốc qua việc thúc đẩy sự đoàn kết trong ASEAN, là tập hợp các nước có quan hệ tốt với Mỹ, đồng thời bao gồm các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông để duy trì một lý do mạnh mẽ hơn, hợp lý hơn để can thiệp khi cần.

Chính quyền Obama nhìn thấy trong TPP một khả năng tốt hơn nữa trong việc tạo ra một khối đoàn kết cả về kinh tế và chính trị để đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Nếu thành hiện thực, TPP vừa nâng cao chất lượng của những lợi ích kinh tế cho các quốc gia ký kết lại vừa tạo ra kênh hữu hiệu và hợp lý để Mỹ gây tác động với Trung Quốc khi Trung Quốc đe dọa lợi ích của quốc gia ký kết.

Gắn bó lợi ích kinh tế của Mỹ vào TPP là cách để tạo ra các giá trị cốt lõi ở nơi chưa có các giá trị cốt lõi giúp hợp lý hóa lý do can thiệp khi cần. TPP cũng không phải không mang lại lợi ích kinh tế cho Mỹ.

Hí họa của Kipper Williams về nền kinh tế của Trung Quốc thuộc hạng một trong những nước đứng đầu. Hai anh chị bước trên Vạn Lý Trường Thành. Người nam nói, “Hiển nhiên từ ngoài không gian em cũng thấy được GDP nước ta”. Có “truyền thuyết” nói Vạn Lý Trường Thành là công trình nhân tạo duy nhất có thể thấy được bằng mắt thường từ ngoài không gian.

Bỏ TPP, Mỹ lại quay về lại mô thức cũ trong việc duy trì hiện diện và ảnh hưởng ở Biển Đông. Mọi phản ứng có thể của Mỹ đều đã được xem xét, phân tích, đánh giá “nát nước” và vẫn như cũ không có khả năng chiến tranh do chiến tranh không giải quyết được những mâu thuẫn căn bản ở vùng. Những mâu thuẫn này phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, cùng nhiều bên liên quan, tuân thủ các luật quốc tế mà trong đó vai trò hữu hiệu nhất của Mỹ là một trọng tài công minh, công bằng. Vai trò đó đòi hỏi một hình ảnh Mỹ khác hiện tại.

Nói tóm lại, tình hình tranh chấp Biển Đông lại quay về tình trạng cũ, mạnh ai nấy làm, và tình trạng này là tình trạng Trung Quốc thích nhất do họ có thể tự tung tự tác trong khi con hổ giấy Mỹ đe dọa chiến tranh mà không dám bắn phát đạn đầu tiên.

Hí họa của Amer-Cartoons về tương quan Trung Quốc-Mỹ

Muốn kiềm chế Trung Quốc phải chơi trò theo cách Trung Quốc, phải đe dọa những lợi ích cối lõi nào đó khác của Trung Quốc, phải chơi một game chiến lược nhiều năm tạo thế bao vây. Mỹ có thể chơi game này nhưng không phải theo cách mà Trump đe dọa.

*

Nguồn: Từ Fb của tác giả 

 

*

Bài tương tự:

- Hí họa: Perry ra ứng cử

-

- Hí họa: Osborne chém cây sống để trồng cây chết

- Hí họa: Rối ren vì công nương nghén

- Hí họa: Sẽ không ai phải đi tù cả

- Hí họa: Vừa khác nước ta, vừa giống nước ta

- Hay hơn hí họa

- Hí họa: Sphinx Ai Cập bao giờ mới liền lạc

- Hí họa: Nigeria với lựa chọn
“thà liếm dầu còn hơn cạp đất”

- Hí họa: Chú Cuội Armstrong

- Hí họa: Tai họa thành Pompeii, tai họa đồng Euro

- Kể bằng hí họa: Câu chuyện Snowden

- Kể bằng hí họa: Hoa ăn thịt của Mùa xuân Ả rập

- Kể bằng hí họa: Hy Lạp – cái bình đợi vỡ

- Kể bằng hí họa: Thỏa thuận của P5+1 với Iran – chông gai phía sau, gập ghềnh phía trước

- Kể bằng hí họa: Gấu Nga làm gì ở Syria?

- Ai sẽ vĩ đại trở lại? (phần 1): Đòn của điệp viên KGB

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 2): ngày ấy, mi đã làm nhà tao tan nát

- Ai vĩ đại trở lại? (phần 3): một kế hoạch bất thành?

- Hoa Kỳ, hoa rụng tơi bời và cơn mộng tan rồi?

- Nhân lời dọa của Trump với Tàu

- Học qua hí họa: chú Năm, anh Hai, thuế mậu dịch và chiến tranh thương mại

- Kể bằng hí họa: Bầu cử ở Đài Loan

Ý kiến - Thảo luận

18:40 Monday,30.1.2017 Đăng bởi:  dilletant

"kiềm chế Trung Quốc phải chơi trò theo cách Trung Quốc", xét gần hơn, VN có vẻ không nghiên cứu Lý thuyết trò chơi, nên....


...xem tiếp
18:40 Monday,30.1.2017 Đăng bởi:  dilletant

"kiềm chế Trung Quốc phải chơi trò theo cách Trung Quốc", xét gần hơn, VN có vẻ không nghiên cứu Lý thuyết trò chơi, nên....

 
15:12 Monday,30.1.2017 Đăng bởi:  Bóp Quả Cam
Nếu nhìn từ góc độ lợi ích của một cường quốc toàn cầu, có thể tạm coi như Mỹ đã thất bại hoàn toàn khi để Trung Quốc tôn tạo, bồi đắp những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông rồi sau đó quân sự hóa chúng một cách công khai. Trong suốt quá trình này, Trung Quốc đã thực thi một chiến thuật vô cùng khôn khéo là luôn hành động "dưới ngưỡng", không để xảy ra
...xem tiếp
15:12 Monday,30.1.2017 Đăng bởi:  Bóp Quả Cam
Nếu nhìn từ góc độ lợi ích của một cường quốc toàn cầu, có thể tạm coi như Mỹ đã thất bại hoàn toàn khi để Trung Quốc tôn tạo, bồi đắp những hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông rồi sau đó quân sự hóa chúng một cách công khai. Trong suốt quá trình này, Trung Quốc đã thực thi một chiến thuật vô cùng khôn khéo là luôn hành động "dưới ngưỡng", không để xảy ra khả năng xung đột trực tiếp có thể dẫn tới chiến tranh với Mỹ. Chiến thuật kiểu "cắt lát salami" này khiến Mỹ không làm gì được ngoài việc tung ra những lời chỉ trích, kiểu như "Trung Quốc đã tạo ra Vạn Lý Trường Thành của sự cô lập" trên biển Đông hay cho vài cái tàu đi gần gần mấy cái đảo nhân tạo theo nguyên tắc "qua lại vô hại". Trong khi các quan chức Mỹ tung ra những lời bóng gió còn người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc thỉnh thoảng lại "lên án" và Thời báo hoàn cầu dọa đánh thì Tập Cận Bình đã làm chủ các bãi đá và đảo nhân tạo, tiến tới kiểm soát trên thực tế một vùng rộng lớn ở biển Đông.
Nhưng với chính quyền của ông tỷ phủ Trump với đường hướng "nước Mỹ trên hết" thì biển Đông không phải lợi ích cốt lõi mà cũng chằng phải vùng biển mà Mỹ phải làm chủ bằng mọi giá. Bởi thế nên Trump coi việc Tập Cận Bình chiếm giữ mấy cái đảo nhân tạo cũng không quá quan trọng. Việc Trump thề (cá trê chui ống) không cho Trung Quốc chiếm mấy cái đảo ấy chẳng qua chỉ là một trong vô số những lời thề nhằm làm yên lòng một bộ phận trong chính giới Mỹ, đặc biệt là phía quân đội. Khả năng Trump thực hiện lời thề này cũng nhỏ ngang với việc người ta có thể nhìn thấy Vạn Lý Trường Thành từ trên vũ trụ.
Chỉ có các nước có liên quan trực tiếp đến Biển Đông là thiệt, đặc biệt trong bối cảnh các ông trong ASEAN bị Trung Quốc nó tỉa từng ông, hoặc bằng ngoại giao nhân dân tệ như Cambodia, hoặc bằng sức ép như Phi.
Nói tóm lại là sẽ rất ngây thơ nếu tin vào lời thề của Trump về Biển Đông. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Lời thầy dạy có khi cũng thiếu logic

Phó Đức Tùng - Nguyễn Đình Đăng - Nguyên Tánh

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả