|
|
|
|||||||||||||
Điện ảnhBa ngày Tết ôm một vòng eo (phần 2): âm thanh giả tạo là một cực hình cho người xem 07. 02. 17 - 7:31 amSáng Ánh(Tiếp theo phần 1) Dở ở phần âm thanh Một mặt khác mà khán giả không để y đến nhưng không khỏi tác động đến tâm lý của họ là âm thanh trong bộ phim. Người ta đi xem số đo 56 chứ ai đi xem số đo decibel (do Tuxedo thiết kế). Bộ phim “Burnt by the sun” (1994) của Nikita Mikhalkov đoạt “Giải lớn” tại Cannes và Oscar ở Mỹ. Mikhalkov là một đạo diễn lớn của một nền điện ảnh vĩ đại (Xô viết/Nga) thì đây chuyện này đương nhiên thôi. Nếu bạn tò mò vào Imdb xem thành phần đoàn quay thì trong 6 tên của tổ âm thanh chỉ có một tên Nga duy nhất là bạn dựng âm thanh. 5 bạn còn lại là người Pháp. Tại sao thì có nhiều lý do, trong đó có khâu sản xuất (tiền Pháp), nhưng năm 1994 phim Nga sao lại cần đến chuyên viên âm thanh Pháp? Giờ hãy tưởng tượng là toàn bộ tổ âm thanh của “Burnt by the sun” được thay bằng một tổ Nga, hay là bằng tổ âm thanh của “Vòng eo 56” thì sao?… Đây là một khía cạnh của điện ảnh không đập vào mắt nhưng đập vào… tai, và thường là nhược điểm của các bộ phim của các nền điện ảnh đang phát triển, ngay cả (vào thập niên 90s) của một nền điện ảnh huy hoàng như điện ảnh Nga. Việc dùng chuyên viên âm thanh Pháp là để Mikhalkov khắc phục nhược điểm này. “Vòng eo 56” có dùng một chuyên viên nước ngoài, nhưng đó là để chỉnh màu (Sumet Amonwaraporn) trời chiều Trà Vinh chứ không phải để chỉnh âm sắc. Ngược lại với hình ảnh, khâu âm thanh không được quan tâm lắm, mà có lẽ cũng may cho nó, vì biết đâu được quan tâm, nó lại được trở thành âm thanh thời kỳ Phục Hưng quí phái Âu châu. “Vòng eo 56” như những phim Việt khác căn bản là dùng kỹ thuật lồng tiếng cho lời thoại. Đây về mặt âm thanh giống như “mặt trắng ăn tiền” về mặt hình ảnh. Diễn viên thoải mái hơn, họ đứng trong một căn phòng ghi âm cách micro 30 cm mặc dù cảnh trên hình là ngoài ruộng lúa mênh mông hay trong một căn chòi gió tạt. Dĩ nhiên, ta sẽ cài thêm tiếng gió, tiếng lúa cho nó lật phật chứ sợ gì. Tuy nhiên, nó sẽ tạo một cảm tưởng khó chịu và giả tạo vì âm cũng như hình, mỗi một căn phòng, mỗi một nương dâu có một dấu âm thanh khác nhau; cũng như mỗi căn phòng, mỗi nương dâu có một hình ảnh khác. Nếu ta cặn kẽ về mặt hình thì cũng phải cặn kẽ về mặt âm. Người xem có lẽ chưa có nhu cầu đó, nhưng một khi đã phát hiện ra thì nó rất khó chịu. Đây giống như một công tử diện mô đen Versace nhưng lại đi vớ trắng thể thao có cờ Mỹ và chữ USA. Bạn đã thấy ra thì bất kể chàng có đeo giây lưng LV hay là Hermès bạn cũng chỉ thấy có đôi vớ đó và suốt 90 phút như vậy là một cực hình cho người xem. * Các ví von với điện ảnh Iran hay Nga hẳn là khập khễnh (như người mẫu gẫy gót giày cao trên catwalk). Nhưng vì sao điện ảnh Philippines có những thành quả mà ta không đạt được? Thành quả ở đây không phải là ra biển rộng sông dài mà đoạt giải mà là phục vụ quần chúng xem phim trong nước một cách đúng đắn và rộng rãi. Xin không lấy thí dụ hùng hồn của đạo diễn Brillante Mendoza (“Serbis”, “Kinatay”, “Ma’ Rosa”) mà một bộ phim ít được biết đến như “Kubrador” (2006) của đạo diễn Jeffrey Jeturian. Chuyện phim là về một phụ nữ hành nghề thu/bán số đề (jueteng) trong một xóm nhỏ, giống như ba Trinh thôi. Con gái bà không phải người mẫu và người duy nhất cho thấy nội y trong bộ phim này là nữ hoàng Gina Pareno, đóng vai chánh với vòng ngực khủng 98 hay 108 cm vào lúc bà 57 tuổi. Phim quay bằng phương tiện eo hẹp video, ánh sáng tự nhiên không cầu kỳ và Jeturian làm phim đại chúng, không từ các chủ đề đắt khách bình dân như hài hay cởi tí quần áo uốn éo (“Bikini Open”). Vậy các phim này chất lượng ở chỗ nào? Người viết này thử tự trả lời cũng không biết được. Thứ nhất, là diễn xuất của nước bạn đã thoát được khỏi quy ước sân khấu. Ngữ vựng điện ảnh cũng thoát khỏi quy ước “văn chương”. Âm thanh có không hay cũng tự nhiên, không lồng tiếng cứng nhắc và thêm vào tiếng động lịch kịch trên nền nhạc ve vuốt. Và có lẽ, trên hết những thứ này, là một cách nhìn về xã hội thực thà và tinh tế hơn nhiều. Giờ, nói thì giỏi thế, nhưng nếu vào tay mình thì biết làm sao? “Cái nước mình điện ảnh nó thế”? Tỉ dụ, một cô Nhã Kỳ mượn tôi làm phim “Công chúa con nuôi” với kinh phí 10 tỉ (nhắc lại câu thoại mình rất thích của Minh Triệu “Tao thách mày đó!”) thì mình cũng chịu thôi. Mình sẽ nói với cô Lý là, thôi, cô “đừng gọi anh bằng chú” mà nhận tôi là anh nuôi cũng đủ rồi, đừng bắt tôi làm phim! * Phụ lục: Để rõ thêm về phần âm thanh, ta thử lấy một đoạn kịch bản như sau “Nội, Ngày: Đại gia (nằm trên giường): (Ông đứng dậy, ra phía cửa sổ và kéo hết màn cửa kính lớn. Ánh sáng òa vào căn phòng. Bên ngoài ta thấy biển xanh. Ông hát nhè nhẹ): Anh chưa thi đỗ thì chưa, thì chưa… động phòng! Người mẫu, ôm khăn trải giường lê thê (như váy cưới của bà Thúy Nga) đi vào phòng tắm. Đại gia theo cô vào phòng tắm. Cô đứng trước gương và nhìn vào mặt mình chứ không nhìn ông ta. Người mẫu: Trong phân đoạn này, về hình ảnh thì dĩ nhiên phần phòng ngủ khác với phòng tắm. Về mặt âm thanh cũng thế, phòng ngủ thì rộng lớn, có thảm, có màn nhung, có cái giường to đùng với chăn màn nệm gối, ghế bành ngồi nghỉ v.v. và tường bọc vải là những thứ hút âm. Phòng ngủ này có một “room tone” (sắc âm của căn phòng) của nó là không gian rộng nhưng ấm khiến câu thoại đầu của đại gia có tính trầm. Khi ông đứng dậy đi ra về cửa sổ thì ta có tiếng sột soạt (ông mặc quần đùi và vừa đi vừa gãi đùi) và khi ông đứng hát trước cửa sổ âm thanh đã thay đổi vì nó phản chiếu vào mặt kiếng lớn, thanh hơn và cho giọng ông một chút gì mỉa mai như ca từ này. Người mẫu bực mình, cô kéo cả khăn trải giường ra quấn vào người (sao thì phim này dạng đại chúng, và là phim Việt chứ không phải phim Pháp, nên cô không quấn không được). Khi đến phòng tắm thì “room tone” đã đổi. Phòng này bé hơn, sàn đá hoa, tường lót đá cẩn, nhiều mặt gương, đồ dùng sứ là những thứ phản âm chứ không hút. Sắc âm của nó phải lạnh lùng, vang một tí đanh thép như câu thoại của cô. Nếu ta thu âm sống (như trong các phim nước ngoài), đến đâu micro cần cẩu (vì cảnh này khó cài micro be bé trên người diễn viên) theo đến đó thì âm thanh trung thực với hình ảnh. Nó tất nhiên sau đó phải cần chỉnh sửa nhiều nhưng căn bản là đúng. Còn nếu một tháng sau ta mới đáp thoại, trong một phòng ghi âm trung tính, thì âm thanh nó mất hết sắc mầu. Đơn giản là nếu ta chăm chút hình ảnh, ánh sáng để vận dụng ngôn ngữ điện ảnh, thì âm thanh ta cũng nên cất công ra mà làm như vậy, chứ không phải chỉ thu sao nhép miệng không trật và nghe hiểu rõ là đủ.
* Sáng Ánh viết về điện ảnh: - Bụi Đời Chợ Lớn: Bụi đời ngáp vặt - Bài học từ “The Room” (phần 1): - Bài học từ “The Room” (phần 2): - Bài học từ “The Room” (phần 3): - Ba ngày Tết ôm một vòng eo (phần 1): đâu khác gì 42 năm trước - Ba ngày Tết ôm một vòng eo (phần 2): âm thanh giả tạo là một cực hình cho người xem - Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt - “Đồng chí Kim đi (đu) bay”: cứ vậy đi lại chấp nhận được - “Vắng mặt không phép”, phim được giải mà lại không được chiếu - Kong, Đảo Đầu Lâu: bắt lỗi nho nhỏ với một bộ phim to (tiền) - Quả bong bóng trắng (bài 1): một ví dụ về điện ảnh trung thực thì hay - Quả bong bóng trắng (bài 2): đã đến lúc ta nên làm phim xấu - Điện ảnh Uganda: thành công nhờ biết mình ở nhà lá và xung quanh cũng toàn nhà lá - Xem Ma’ Rosa: ta nên học theo hướng nào? - “Đồng niên vãng sự”: một giọt nước to của một làn sóng mới - “Đồ tể”: đạo đức nào và khoảng cách nào cho người làm phim tài liệu? - “Lặng im”: Quá lố và xuất sắc - “Bảng đen”: cứ xem phim họ lại muốn “đọ” phim ta - ADÚ: một bộ phim hay được 1 phần 3 - Bài 8 – Nhật ký (không) làm phim: - Hai bộ phim và một cuộc ám sát Ý kiến - Thảo luận
9:03
Wednesday,15.3.2017
Đăng bởi:
nguyen my
9:03
Wednesday,15.3.2017
Đăng bởi:
nguyen my
Cảm ơn tác giả
18:52
Monday,13.2.2017
Đăng bởi:
Ong bắp
Rất cảm ơn tác giả.
Cảm ơn soi nữa. ...xem tiếp
18:52
Monday,13.2.2017
Đăng bởi:
Ong bắp
Rất cảm ơn tác giả.
Cảm ơn soi nữa. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp