Điện ảnh

Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt 18. 02. 17 - 6:36 am

Sáng Ánh

Được đi dự giải Oscar là niềm mơ ước của nhiều diễn viên, đạo diễn, chẳng những ở Mỹ mà trên toàn thế giới. Đối với người nước ngoài, lại còn khó hơn. Trước hết, phim của bạn phải được quốc gia của bạn đề cử dự thi, tức là phải tuyển 1 trong hàng 100 phim quốc gia này sản xuất trong năm, hay trong mươi phim, vài chục. Số quốc gia dự thi gửi đến Viện (Academy) Điện ảnh Hoa Kỳ là 80 hay 90: năm 2016 là 85 nước, và năm nay cũng là 85. Đại diện cho phim Việt năm nay là “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh” của đạo diễn Victor Vũ.

Một cảnh trong phim “Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh”

Viện này có trên 6.000 thành viên, chia ra thành nhiều ủy ban, mỗi ủy ban phụ trách một giải Oscar, như “Trang phục”, “Âm nhạc” v.v. Các giải này dành cho các phim Mỹ. Trước hết, bạn phải được đề cử. Thí dụ, bộ môn “Phim Tài liệu” (Mỹ) có 210 hội viên bỏ phiếu, và muốn được đề cử bạn cần 35 phiếu nếu tất cả các hội viên thuộc bộ môn này đều sử dụng quyền đầu phiếu của họ. Bộ môn “Đạo diễn” có 377 hội viên, và nắm 69 phiếu là bạn chắc chắn được đề cử.

Nhưng riêng giải “Phim hay nhất nói tiếng nước ngoài” thì lại còn rắc rối hơn. Các phim này phải trả qua 3 thời kỳ sát hạch: một ủy ban (ủy ban con) chọn 6 phim, một ủy ban khác (ủy ban cha) chọn thêm 3 phim nữa, tức là 9. Ủy ban thứ ba tức là ủy ban ông nội chọn 5 phim trong 9 phim này để đề cử (nominate). Một khi đã được đề cử, toàn bộ 6.000 thành viên của Viện có quyền bỏ phiếu cho mỗi bộ môn và phim nào nhiều phiếu nhất thì thắng. Trúng giải này, bạn có quyền hãnh diện với thế giới nói chung và thế giới điện ảnh nói riêng.

Vậy mà năm nay, một diễn viên nữ, chẳng hiểu dùng túi đầm hiệu gì mà lại tuyên bố là vì nước Mỹ của ông Trump kỳ thị, tôi sẽ không sang đó dự giải Oscar. Cô này không rõ vòng eo vòng ngực bao nhiêu và chưa hề đoạt một giải hoa hậu ao làng, lên hình lại hay thích quấn một cái khăn chẳng biết nhãn gì ở trên đầu. Tên cô thì chẳng ai đọc được chứ đừng nói tới nhớ nổi, Taraneh Alidoosti, Tê-Răng-Ni rứa là gì? Nhưng muốn tẩy chay Oscar thì trước hết phải được mời, phải có phim được đề cử.

Taraneh Alidoosti. Ảnh từ trang này 

The Salesman” của đạo diễn Ashgar Farhadi là bộ phim Iran được đề cử giải Oscar 2017. Sau khi nghe nữ diễn viên chính của phim ông phát biểu như thế, ông bèn bảo tôi cũng tẩy chay luôn. Oscar thì đằng nào ông cũng đã có dự rồi, năm 2012 với bộ phim “A Separation”, và năm đó ông thắng giải. Nam diễn viên chính của “The Salesman” là Shahab Hosseini thì chưa thấy nói gì, chẳng lẽ ông một mình lê thân đi Mỹ? Mà có cần không, 2011 ông đoạt giải Gấu bạc Nam diễn viên xuất sắc ở Berlin và 2016, giải Nam diễn viên xuất sắc nhất ở Cannes, có lẽ là nhờ anh có râu quai nón.

Alidoosti, Farhani và Hoseini tại Cannes, ảnh Hamed Malekpour

Vào đúng ngày Oscar 2017, phim “The Salesman” sẽ được chiếu ngoài trời tại một quảng trường lớn ở tại một thành phố lớn cho quần chúng xem. Đây không phải là quảng trường Azadi tại Tehran mà là quảng trường Trafalgar tại London. Ban tổ chức là thành phố London, đứng đầu là thị trưởng mới, tên cũng khó nghe khó đọc như các vị diễn viên đạo diễn ở trên, ông Sadiq Khan. Thảo nào, ông này thì cũng gốc di dân tỵ nạn, từ Pakistan đến Iran cũng chẳng ngại đường xa, đúng là một lứa cá mè.

Quảng trường Trafalgar. Ảnh từ trang này 

Kết quả vào ngày 26. 2 tại Oscar thì chưa ai biết, nhưng có lẽ bọn này không cần biết, cứ chiếu phim của chúng ở ngoài trời tại thủ đô Anh quốc và uống nước lã với nhau vì đạo Hồi cấm uống rượu!

 

*

Sáng Ánh viết về điện ảnh:

- Bụi Đời Chợ Lớn: Bụi đời ngáp vặt

- Sống cùng điện ảnh

- Bài học từ “The Room” (phần 1):
Dở không tả được

- Bài học từ “The Room” (phần 2):
Cái gì cũng dở tuy dùng toàn thứ chuyên môn

- Bài học từ “The Room” (phần 3):
Thành công bất ngờ và ngậm ngùi cá nhân (tôi)

- Ba ngày Tết ôm một vòng eo (phần 1): đâu khác gì 42 năm trước

- Ba ngày Tết ôm một vòng eo (phần 2): âm thanh giả tạo là một cực hình cho người xem

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- “Đồng chí Kim đi (đu) bay”: cứ vậy đi lại chấp nhận được

- “Vắng mặt không phép”, phim được giải mà lại không được chiếu

- Kong, Đảo Đầu Lâu: bắt lỗi nho nhỏ với một bộ phim to (tiền)

- Quả bong bóng trắng (bài 1): một ví dụ về điện ảnh trung thực thì hay

- Quả bong bóng trắng (bài 2): đã đến lúc ta nên làm phim xấu

- Điện ảnh Uganda: thành công nhờ biết mình ở nhà lá và xung quanh cũng toàn nhà lá

- Xem Ma’ Rosa: ta nên học theo hướng nào?

- “Đồng niên vãng sự”: một giọt nước to của một làn sóng mới

- “Đồ tể”: đạo đức nào và khoảng cách nào cho người làm phim tài liệu?

- “Lặng im”: Quá lố và xuất sắc

- “Bảng đen”: cứ xem phim họ lại muốn “đọ” phim ta

- ADÚ: một bộ phim hay được 1 phần 3

- Bài 8 – Nhật ký (không) làm phim:
Đi chọn bối cảnh, gặp Eric the Red

- Hai bộ phim và một cuộc ám sát
(phần 1): Ngoài đời…

Về khu vực Trung Đông:

- Chuyện Syria: chỉ vì ở cạnh “cậu ấm”

- Chuyện Syria: anh Hai, anh Ba, anh Tư, và anh rể

- Chuyện Syria: Lắm mối tối nằm không

- Huyền thoại Do Thái trở về nhà: Đố ai dám cãi nào

- Ai mới là người Do Thái chính hiệu?

- Huyền thoại thứ nhì: 2000 năm nếu quay lại, đất nào cũng phải là đất hoang

- Tiền đề thứ ba: huyền thoại (khổng lồ) tự vệ trước hiểm họa (của tí hon)

- Ái phi Israel: nặc nô thừa thông minh nhưng thiếu công bằng

- Kỷ lục Ai Cập: Mùa xuân sang có 720 án tử hình

- ISIS giặc cờ đen (phần 1): Trên cái nền rối tinh của Hồi giáo

- ISIS giặc cờ đen (phần 2): Bởi thế giới cần có hung thần

- Người Kurd: dân tộc chỉ có núi là bạn

- Bưu thiếp Trung Đông: Ra ngõ gặp Clooney

- Bưu thiếp Trung Đông: Cô gái Chiclets

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô địch thế giới

- Bưu thiếp Trung Đông: Hàng cơm tùy hỉ

- Bưu thiếp Trung Đông: Có sao nói vậy

- Bưu thiếp Trung Đông: Vô mao bất nghì

- Bưu thiếp Trung Đông: Bữa Pork Adobo – cơm thịt heo kho

- Bưu thiếp Trung Đông: Người ở Lebanon

- Bưu thiếp Trung Đông: Giấc trưa đất thánh

- Người tỵ nạn Syria: gánh nặng đè ngay trong xóm

- Vô lý! Tại sao Hoa Kỳ lại để cho ISIS bán dầu cho Israel qua trung gian Turkey?

- Israel giúp Al Nusra thành công,
Hoa Kỳ chống ISIL thất bại

- Tamara Chalabi, tá điền không dùng trà

- (I)Rắc Bình Vương Ahmed Chalabi, người lừa cả Mỹ

- Ginane thăm Baghdad

- Mặc burqini + đọc Syria Speaks + một quả dưa chuột = đi gặp công an

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 1): từ gợi tình xem thành đe dọa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 2): khi không ưa nữa thì thành hà khắc và bạo chúa

- Hồi giáo thành “khủng bố” từ khi nào (bài 3): cười cũng chết mà ngu ngơ cũng chết

- Tẩy chay Oscar, ra Trafalgar chiếu cũng tốt

- Chuyện ăn mặc của phụ nữ Hồi giáo: đừng căn cứ vào trùm khăn và che mặt…

- Đời không đơn giản, thế mới phải đi tỵ nạn

- Chuyện ông Bernadotte chết ở Jerusalem

- Từ chuyện Yemen nghĩ đến phận nước bé

- Bác tài Bashar và cuốc xe Ghouta

- Vụ nhà báo bị phanh thây:
Chuyện trong nhà chơi dao với nhau

- Cao nguyên Golan (phần 1): Golan ở đâu? Golan của ai?

- Cao nguyên Golan (phần 2): Ba món quà ngon của Mỹ

- Có Do hay không có Do? Trả lời bạn hung898

- Cấm thịt heo trong đạo Do Thái

- Israel với Hamas: tiếc đã muộn rồi

Ý kiến - Thảo luận

16:47 Tuesday,21.2.2017 Đăng bởi:  Dương Trần

Hồi 2012 cô Alidoosti này có sang Việt Nam mà cũng không thấy báo chí nhắc gì đến túi đầm của cổ cả, quả là khác với thói thường.


...xem tiếp
16:47 Tuesday,21.2.2017 Đăng bởi:  Dương Trần

Hồi 2012 cô Alidoosti này có sang Việt Nam mà cũng không thấy báo chí nhắc gì đến túi đầm của cổ cả, quả là khác với thói thường.

 
6:22 Monday,20.2.2017 Đăng bởi:  SA
Không rõ giá thành của "The Salesman" nhưng cuối tuần tháng 1.2017, ra mắt tại chỉ có 3 rạp ở Hoa Kỳ, bộ phim này đoạt kỉ lục doanh thu trung bình tại 1 rạp là 27.000 USD.

Bộ phim (đoạt Oscar) "A Separation", tốn kém 1/2 triệu USD, doanh thu trong nước là 7 triệu và ngoài nước là 13 triệu, tổng cộng là 20 triệu đến nay.

Giá sản xuất trung bình 1 bộ phim Iran là 180.000 USD.
...xem tiếp
6:22 Monday,20.2.2017 Đăng bởi:  SA
Không rõ giá thành của "The Salesman" nhưng cuối tuần tháng 1.2017, ra mắt tại chỉ có 3 rạp ở Hoa Kỳ, bộ phim này đoạt kỉ lục doanh thu trung bình tại 1 rạp là 27.000 USD.

Bộ phim (đoạt Oscar) "A Separation", tốn kém 1/2 triệu USD, doanh thu trong nước là 7 triệu và ngoài nước là 13 triệu, tổng cộng là 20 triệu đến nay.

Giá sản xuất trung bình 1 bộ phim Iran là 180.000 USD. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả