|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamDương Xuân Quyền dùng khoai môn, con công kể về “Yêu người đồng giới” 02. 03. 17 - 6:04 amYÊU NGƯỜI ĐỒNG GIỚI Triển lãm giới thiệu 22 bức tranh bằng chất liệu khắc gỗ. Đây là chất liệu truyền thống của Việt Nam. Tác giả muốn sử dụng chất liệu này và dùng cách làm truyền thống để biểu đạt vấn đề đương đại là chuyện tình đồng giới. Lý do tác giả chọn đề tài là: trên thế giới, đồng tính đã được công nhận nhưng ở Việt Nam vẫn là vấn đề nhạy cảm. Mọi người vẫn còn kỳ thị, chưa có cái nhìn thoáng hơn về người đồng tính. Tác giả muốn đóng góp tiếng nói của mình, qua bộ tranh này mọi người sẽ hiểu và nhìn nhận sâu rộng hơn, cảm thông với người đồng tính. Tác giả Dương Xuân Quyền tốt nghiệp ngành Sư phạm Mỹ thuật tại đại học Sư phạm Hà Nội, đã tham gia triển lãm vùng Tây Bắc-Việt Bắc các năm 2011-2015. Tác giả cũng từng tham gia triển lãm nhóm hai người với chủ đề Sắc thu tại nhà triển lãm 16 Ngô Quyền, Hà Nội năm 2015. Bộ tranh Yêu người đồng giới được sáng tác trong vòng một năm (bắt nguồn từ ý tưởng năm 2011). Các hình tượng ẩn dụ trong tranh được họa sĩ diễn giải như sau: tác giả sử dụng cây khoai môn để nói về thân phận người, đặc biệt là người đồng tính, “vì cây khoai mọc ở nơi ẩm thấp lấm bẩn, vẫn vươn lên tốt tươi vẫn nở hoa, nhưng không được người ta trân trọng, có hoa cũng không ai để ý. Đó là ý chí, nguời đồng giới dù có được chấp nhận hay không thì họ vẫn sống và cống hiến cho đời. Lông công tượng trưng cho cái đẹp cửa người phụ nữ, nhưng khi được hàm ý về người đàn ông thể hiện sự yếu đuối, ủy mỵ cần được cảm thông. Con bướm là hình ảnh rất mỏng manh, bởi phải lột xác từ con sâu trở thành bướm và có vòng đời ngắn ngủi. Hình ảnh con bướm là sự giỡn cợt, như thứ tình yêu kia, mọi thứ là rất mong manh. LỜI TỰ BẠCH CỦA HỌA SĨ Từ xưa tới nay, tình yêu là đề tài muôn thuở, được các nghệ sĩ thể hiện chân thực và ảo diệu, bằng nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau. Từ đó làm cho người yêu nghệ thuật cũng được trải qua hết cung bậc cảm xúc này đến cung bậc cảm xúc khác: có yêu thương, có giận hờn, có dằn vặt, có day dứt… Quả thật, tình yêu luôn mang đến điều “vi diệu”, thêm thi vị cho sự yêu. Các cảm giác luôn hòa quyện đan xen, có thể vỡ òa bằng tiếng khóc nức nở, có lúc bay bổng, lúc thì im ắng như một vùng tĩnh mịch chỉ nghe được như tiếng thở dài. Vâng, có lần, bất chợt, tôi đọc bài thơ tình “Tình trai” của nhà thơ Xuân Diệu với những câu thơ như: Tôi nhớ Rimbaud với Verlaine, Những bước song song xéo dặm trường Kể chi chuyện trước với ngày sau; Bài thơ bộc lộ tình yêu giữa hai người trai “họ yêu nhau”. Làm cho người đọc bỗng thoáng giật mình không hiểu. Bất giác hỏi “sao lại thế?” Họ yêu nhau? Bài thơ như sợi dây vô hình đưa tôi đến với những sáng tác mới, để dành kể cho người yêu nghệ thuật. Trong thơ ca, việc thể hiện tình yêu có thể trực tiếp bằng ngôn ngữ, nhưng đối với hội họa – một nghệ thuật phi ngôn ngữ – thì việc để người thưởng thức hiểu được ý đồ của họa sĩ là không đơn giản, việc để họ cảm nhận được tình yêu của những người cùng giới lại càng khó khăn hơn. Khi người thưởng thức nghệ thuật đồng cảm với nội dung, chủ đề và nhân vật trong bức họa thì cũng là lúc họ cùng trong cung bậc cảm xúc của tác giả và sẽ cùng tác giả thăng hoa về nghệ thuật. Sự đồng cảm, đồng điệu sẽ cho người với người gần nhau hơn. Ở triển lãm lần này, tôi đưa đến người xem những bức tranh về chủ đề tình yêu đồng giới, với thông điệp về thế giới thứ ba LGBT. Chủ đề này đã được khai thác rất nhiều, đặc biệt là điện ảnh đã có nhiều thước phim đọng lại trong lòng người xem những cảm xúc mới lạ, nhưng trong hội họa còn là vấn đề mới mẻ. Tôi mong rằng những bức tranh trong triển lãm cũng sẽ đem đến những cảm giác mới, hy vọng sẽ đọng lại những ấn tượng nơi người xem. Trân trọng cảm ơn quý vị! Họa sĩ Dương Xuân Quyền
Ý kiến - Thảo luận
17:28
Friday,3.3.2017
Đăng bởi:
Ong bắp
17:28
Friday,3.3.2017
Đăng bởi:
Ong bắp
Thiếu hình xăm.
11:35
Thursday,2.3.2017
Đăng bởi:
Dương Xuân Quyền
Em xin chân thành cảm ơn ạ
...xem tiếp
11:35
Thursday,2.3.2017
Đăng bởi:
Dương Xuân Quyền
Em xin chân thành cảm ơn ạ
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp