|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt Nam“Đằng sau lãnh thổ”: thử vượt qua quái vật chữ nghĩa trước khi đi xem tác phẩm 16. 03. 17 - 10:21 amĐẰNG SAU LÃNH THỔ- PHÁC THẢO VỀ NHỮNG VÙNG ĐẤT TƯỞNG TƯỢNG (Xin đăng lại nguyên văn TCBC của triển lãm. Đọc thì có cảm tưởng đây là triển lãm của cán bộ công nhân viên Viện Triết hoặc Viện Văn; càng tò mò muốn đi xem, xem giữa tác phẩm và TCBC gặp nhau như thế nào): Triển lãm Đằng sau lãnh thổ – phác thảo về những vùng đất tưởng tượng xem xét những câu hỏi từ mỗi liên hệ chính trị của trí nhớ, kí ức, cũng như tính lịch sử cá nhân cùng với những nghiên cứu mang tính phê phán và thực hành nghệ thuật. Sự tập trung vào cảnh quan, dưới hình thức tự sự tưởng tượng cũng như chính trị đằng sau địa lý thực sự, được chia sẻ bởi những nghệ sĩ với nhiều nền tảng văn hóa và di cư khác nhau cùng với những mối quan hệ của họ để định nghĩa lại những khái niệm như: “di cư”, “biên giới” hay “căn tính”, và những quang cảnh thực hành của họ. Triển lãm sẽ đi qua Đông Nam và Đông Á (Yogyakarta, Hà Nội và Tokyo). Cuộc gặp gỡ với địa lý của chúng tôi bắt đầu từ nhịp sống bận rộn hàng ngày, trong những không gian nơi thông tin từ bên ngoài tấn công chúng ta liên tục. Đôi lúc, có thể có một cảm giác kì lạ về trực giác hướng tới những thứ “đã được nhìn thấy”: liệu một hình ảnh có đang liên tục được lặp lại, dần dần đạt được “chân lý” vì sự nhất quán của nó, hay nó vẫn luôn đang được giữ lại trong những vùng tưởng tượng? Chúng tôi lang thang vào những vết rạn và vật lộn với những thứ ở/giữa, khi chúng tôi cố gắng phân biệt cảnh quan tưởng tượng khỏi địa lý mang tính vật chất, nhưng liệu chúng ta có nên như vậy không? Đằng sau lãnh thổ – phác thảo về những vùng đất tưởng tượng khơi gợi sự hồi phục của vùng đất vô hình và mất tích đặt đằng sau địa lý của những sự tranh cãi lịch sử. Từ “quang cảnh” trong tính hiện đại, đặc biệt với lịch sử phương Tây, bao hàm cảnh quan và làm vườn, du lịch, những điểm đến ngoại lai – một giá trị thẩm mỹ của tầng lớp trung lưu, hay cho đế chế: mở rộng lãnh thổ và chủ nghĩa dân tộc: Cảnh quan chưa bao giờ là một thực thể hoang sơ trung lập, nhưng là một vùng đất trống để quy chiếu những ham muốn. Với nhiệm vụ mô tả cư dân của những vùng đất mới được chinh phục, những hình ảnh và mô tả từ những chuyến du hành khám phá đã trở thành “lịch sử”, và nó khuấy động trí tưởng tượng, biến đổi phong cảnh phù hợp theo nhu cầu của khả năng tưởng tượng. Sự xâm nhập vật lý này, mặc dù hoàn toàn gạt bỏ những kiến thức được thể hiện trên địa lý, cho phép một tự tưởng tượng lại mang tính xuyên quốc gia. Ở trong bối cảnh của châu Á, nơi di sản văn hóa cắt ngang biên giới quốc gia, nhưng đồng thời rõ ràng bị mô tả với những di sản đế chế từ những tham vọng chính trị trong quá khứ, sự đa dạng văn hóa địa lý của Đông/Nam Á giao nhau không chỉ ở tính địa lý mà còn ở những tính lịch sử được liên kết. Hơn nữa, cảnh quan vẫn còn lưu giữ những dấu ấn của bạo lực: tàn phá vì lợi ích kinh tế, khai thác tài nguyên thiên nhiên chưa được nhìn thấy, hệ thống nông nghiệp được xem xét lại hoàn toàn để sản xuất ra một thứ sản phẩm “xuất khẩu” – cuối cùng cảnh quan được khai thác này cũng là một thứ cực kỳ nhân tạo. Với triển lãm du kí này, dự án hướng tới những câu hỏi sau: lịch sử và kí ức của xung đột và đàn áp đã được khai quật ra sao, và nó đã bị quên lãng thế nào? Sự quên lãng này được khuyến khích bởi một trạng thái hiện đại của chủ nghĩa vật chất? Làm thế nào mà cảnh quan đặt nền móng cho chúng ta, cùng lúc ấy, hỗ trợ một sự tưởng tượng lại của những thứ vô hình? Và, cuối cùng, làm thế nào để sự định hướng của điạ lý vô/hữu hình này sản xuất bản đồ cuộc sống hàng ngày của chúng ta? Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|