Tạp hóa - Xã hội

Thắc mắc về quả dưa hấu 20. 07. 18 - 11:06 am

Ivan Tung, Đặng Thái, Riengchung, Sáng Ánh

 

Tranh của Albert F. King

IVAN TUNG

Em đang thắc mắc đến quả dưa hấu. Có phải dưa hấu bắt nguồn từ Nga Sơn, Thanh Hóa từ thời vua Hùng và giờ đi khắp thế giới như trong truyện Mai An Tiêm không ạ? Hay nó là giống ngoại lai từ nơi khác tới, và truyện Mai An Tiêm là được kể sau này?

Nếu như vậy, có thể nào các truyền thuyết vua Hùng mới bắt đầu kể từ những thế kỷ gần đây không?

ĐẶNG THÁI

Bác Ivan Tung đã nêu lên một vấn đề rất hay. Dĩ nhiên là trong truyện cổ tích Mai An Tiêm không có chi tiết nào nói rằng quả dưa hấu đi từ Nga Sơn ra khắp thế giới cả, nhưng nguồn gốc của quả dưa hấu có phải từ thời vua Hùng không thì cũng rất đáng quan tâm.

Theo nghiên cứu sinh học và khảo cổ học hiện đại thì quả dưa hấu có nguồn gốc ở Bắc Phi, người ta đã tìm thấy hạt dưa trong các lăng mộ Ai Cập và hiện tại vẫn còn giống dưa hấu dại ở Libya. Ở Mỹ vẫn có định kiến là người Mỹ da đen (gốc Phi) thì thích ăn dưa hấu, hỏi người Mỹ đen thèm ăn dưa hầu không có thể coi là một dạng xúc phạm vậy.

Agostinho José da Mota, “Đu đủ và dưa hấu”(1860),sơn dầu trên toan, bày tại Bảo tàng Quốc gia Belas Artes

Người Trung Quốc rất hay nhận các loại phát minh phát kiến về mình vì họ có hệ thống tư liệu văn tự đồ sộ từ thời Cổ đại, nhưng trường hợp quả dưa hấu thì tài liệu sớm nhất bằng chữ Hán ghi lại là của ông Hồ Kiệu 胡峤) nào đấy vào năm 947 nói về quả “Tây Qua” (tức là quả Dưa Tây) nhập giống từ Trung Á, ăn cũng ngọt như dưa Trung Quốc. Ngay chính truyện Mai An Tiêm cũng nói là ông nhặt được hạt do chim từ nơi khác bay đến thả rơi xuống. Vì thế nói quả dưa hấu bắt nguồn từ Việt Nam thì chắc chắn không phải, và từ thời vua Hùng thì có lẽ càng không.

Việc nguồn gốc thực vật ở nước ta còn phải bàn rất nhiều do thiếu tư liệu lịch sử và các đề tài nghiên cứu chuyên sâu. Mặc dù nghe chuyện Mai Hắc Đế (cũng họ Mai!?) gánh quả vải sang cống nhà Đường là chuyện bịa từ lâu, nhưng chỉ đến gần đây em sang Quảng Châu thấy cây vải trồng nhiều như nấm, quả ngọt mọng nước thì mới tìm hiểu và biết là nguồn gốc cây vải ở Trung Quốc. Ngay giống vải thiều trứ danh của nước mình cũng là do có cụ nhặt hạt vải của người Hoa Kiều ăn ở Hải Phòng đem về Hải Dương trồng.

“Tĩnh vật với dưa hấu”. Sơn dầu của Dmitry Spiros

Tuy nhiên, bảo dựa vào một chuyện dưa hấu Mai An Tiêm để nói tất cả truyền thuyết vua Hùng là sau này viết ra thì bạo mồm quá, em không thể nhận được, dù cũng có một khả năng nhỏ là như thế.

IVAN TUNG

Em còn có giả thiết rằng với tính cách hồn hậu thật thà, Mai An Tiêm sẽ trồng dưa hấu để bẫy chim và ăn thịt chim. Còn quả khi ấy chưa to như hiện nay, anh gặm vỏ không được thì mới ghi tên lên quả và vứt xuống biển. Cho nên người mà tìm ra dưa hấu có khi là ông vớt dưa chứ không phải Mai An Tiêm.

Còn chuyện em nghi ngờ Vua Hùng được viết lại gần đây vì em nhớ là truyền thuyết Thánh Gióng, mới được kể lại từ thời Nguyễn,  là từ thành hoàng làng được đưa lên làm Thánh. Có lẽ cần xem lại sự tích các loài chim và quả ở Việt Nam, biết đâu mình lại đăng ký bản quyền một giống cây nào đó.

Quả nhiên một hôm có một chiếc thuyền ghé đến hỏi xem ai đã trồng được giống dưa quý, để đổi về đem bán trên đất liền. Hình từ đây 

RIENGCHUNG

bác Ivan Tung. Truyện Phù Đổng thấy Wikipedia bảo xuất hiện trong sách Lĩnh Nam Chích Quái, thuộc 22 chuyện trong bản cổ nhất (sách này được Lê Quý Đôn – người TK18 – cho rằng ra đời vào thời Trần, nhưng cũng còn nhiều thông tin khác). Lê Quý Đôn là người thời Lê Trung Hưng. Vậy chắc không phải là sang đời Nguyễn ngài Phù Đổng mới được phong Thánh? (Không hiểu em có lý giải sai ý bác không?)

Chuyện Hùng Vương cũng xuất hiện trong Lĩnh Nam Chích Quái và ở cả một cuốn cổ hơn: Việt Điện U Linh Tập. Từ đó mới được Ngô Sĩ Liên đưa vào Đại Việt Sử Ký Toàn Thư ở thế kỉ 15. Tức là thế kỷ 15 đã có chuyện Hồng Bàng, chuyện Hùng Vương. Vậy chắc cũng không phải là chuyện viết lại gần đây.

Vào Bảo tàng lịch sử quốc gia không khỏi thấy một nỗi buồn, khi thông tin về nền sách vở lịch sử của Việt Nam quá ư “khiêm tốn”, cuốn xưa nhất (Việt Điện U Linh Tập) cũng mới ở thế kỉ 14, sau Hùng Vương hơn nghìn rưỡi năm. Sách sử (nếu có) của người Việt của hàng nghìn năm trước đã mai một đâu hết cả.

Có lẽ vì thời Minh xâm lược cướp phá hủy hoại quá nhiều, vua quan nhà Lê đã tạo ra “cao trào” biên soạn lại sách vở, đặc biệt là sách lịch sử, với ý thức hệ có phần khác với trước, nên Ngô Sĩ Liên đã làm một việc là “hệ thống hóa” lịch sử Đại Việt trên độ dài 4 thiên niên kỉ. Quy mô và thái độ của hoạt động này chắc phải đến sau 1945 mới lại xuất hiện, tức là chừng 500 năm sau đó.

Còn về dưa hấu, (wikipedia viết) chuyện được chép trong sách Lĩnh Nam Chích Quái (viết bằng chữ Hán cổ, còn lưu lại ở Thư viện Khoa học Xã Hội khoảng 4 bản). Chuyện có tiêu đề “Tây qua truyện“, có bản đổi thành “Mai thị Tây qua truyện“. Như vậy sách này gọi dưa hấu là Tây qua, giống cách gọi của người Trung Quốc từ thế kỉ 12 đến nay. Wiki của Trung Quốc thì bảo rằng người Khiết Đan đưa dưa hấu từ Trung Á vào Trung Quốc từ thế kỉ 10, nhưng gọi là Hàn qua (hàn là lạnh). Đến thời Nam Tống mới xuất hiện tên gọi Tây qua (tức từ tk 12). Lý Thời Trân, người Trung Quốc thế kỉ 16, tác giả sách Bản Thảo Cương Mục cũng cho rằng “hàn qua” chính là “tây qua”.

Tranh “Sự tích dưa hấu” của họa sĩ Bùi Hoài Mai.

 

SÁNG ÁNH

Dưa hấu xuất hiện ở Việt Nam hay Trung Quốc lúc nào thì mình không biết nhưng nhiều khả năng ở Bắc Phi rồi sang Ai Cập, lúc đầu thì đắng nhưng là trái được ưa thích trong sa mạc (mặc dù lúc đó chưa được ngọt)  vì nhiều nước và giữ được lâu.

Dưới thời nô lệ ở Hoa Kỳ, người da đen được chủ cho phép trồng dưa trên đất của đồn điền. Sau thời nô lệ, họ sinh sống độc lập bằng cách trồng dưa tiếp tục và đem bán cho nên trái này được gắn liền với da màu tự do và đầu thế kỷ 20 mang hình ảnh kỳ thị và nhạo báng của người da trắng.

“Giờ ăn”. Một nhóm thanh niên da đen ăn dưa hấu. Hình từ trang này 

*

(Đây là các cmt cho bài “Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của ớt, cà phê, khoai tây và chuối“. Soi xin đưa lên thành bài cho các bạn dễ trao đổi. Một số cmt sau đó cho bài này Soi cũng cho thêm vào bài luôn, cho nó… dài và đầy đủ 🙂

 

*

Cùng một tác giả:

- Nobel Banquet: Tiệc chiêu đãi những người đoạt giải Nobel

- “Hồng trà” của Tàu và “Chai ” của Ấn

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 1): nồng nàn hay nồng nặc?

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 2): Chán cơm có roti, chán cà ri thì nhịn!

- 16. 12: Kandinsky – một người Nga yêu nhạc

- “Khách sạn Grand Budapest”: đủ cả âm nhạc, thi ca, hội họa kiến trúc và rất buồn cười

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 3): Nếu không ngại làm và không sợ dầu mỡ

- Ẩm thực Ấn Độ (bài 4): Mật ngọt chết người

- Ấn Độ: người bạn voi hiền lành chỉ biết giúp Việt Nam

- Kẻ hảo ngọt lần theo con đường của mía

- Phía nam biên giới, phía đông mặt trời: Khi thời gian trôi kiểu Fiji

- Đặc sản Fiji (bài 1): Fish and chip, cà ri, vịt quay và thịt người

- Đặc sản Fiji (bài 2): Itaukei – đảo và núi lửa, sulu và kava

- Chưa đi chưa biết Suva, đi rồi mới biết…

- Đường lên biên giới: thăm Sa Vĩ, ăn gật gù, xem Mũi Ngọc

- Qua cầu Bắc Luân: xong bát mì tàu, mong về cố quốc

- Đình to giữa phố

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 1): những con buôn thông minh

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 2): Đất nước đa tài và Đông Tây chạm mặt

- Muốn thỏa mãn bao tử phải thử bao tử Trung Hoa

- Hai anh em bánh nếp: một miền Bắc, một miền Trung

- Vanuatu (bài 1): từ vị thầy chán chết đến bài học đắt giá về đất đá

- Vanuatu (bài 2): run rẩy đi rình núi lửa phun

- Vanuatu (bài 3): Bún nào ngon bằng bún Tân Đảo

- Vanuatu (bài 4): từ “chân đăng” đến Việt kiều Tân Đảo

- Vanuatu (bài 5): tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Bislama cùng chơi pétanque bên lagoon xanh xanh

- Vanuatu (bài 6): Pháp đi, Mỹ đến, Trung Quốc bắt đầu vào. Chỉ Cuba là trong sáng

- Vanuatu (bài 7): Xứ sở lạ kì – nơi cấm rượu và đồ ăn thì toàn organic

- Vanuatu (bài 8): bỏ mứa dơi hầm, từ chối hoa hậu

- Nobel Banquet (phần 1): từ ngày ra đời đến khi thắt lưng buộc bụng

- Nobel Banquet (phần 2): hết chiến tranh là ăn phức tạp

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 3): Người người mua tranh, nhà nhà treo tranh

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 4): Hạng bét tranh tĩnh vật, hạng nhất vẽ thánh thần

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 5): Dầu thay cho trứng, gỗ cứng thế bằng vải mềm

- Kỷ nguyên vàng của vùng đất thấp (bài 6): Thoát ly họa phường, bắt chước hàng Tàu

- Ngày ba mươi Tết giò treo đầy nhà

- Rượu Tây, rượu Ta, rượu Nga, rượu Pháp
Gạo, mạch, lúa mì, rượu gì cũng uống

- Quốc bảo thường để cất đi
Vậy nên triển lãm phải phi đến liền

- Đi xem quốc bảo: ngắm núi này lo cho núi nọ

- Đình Phong Phú: một nơi ấm áp và mát mẻ giữa Sài Gòn

- Những cuộc phiêu lưu kỳ thú của ớt, cà phê, khoai tây và chuối

- Thắc mắc về quả dưa hấu

- Vanuatu (bài 9): Cho đại sứ Trung Quốc ăn đấm và trở thành chư hầu trên biển

- Ấn Độ: Nam-Bắc một nhà, hay là việc ăn lá đa và lá chuối

- Nobel banquet 2019: “Đến cuối thì mọi việc cũng đâu vào đấy!”

- “Thụy Điển kiều”: những Karl Oskar và Kristina không quên quá khứ

Ý kiến - Thảo luận

20:35 Friday,14.9.2018 Đăng bởi:  candid
Có mắm ngoé mà bác
...xem tiếp
20:35 Friday,14.9.2018 Đăng bởi:  candid
Có mắm ngoé mà bác 
9:43 Friday,14.9.2018 Đăng bởi:  Ivan Tung
Em lại có thắc mắc thêm về nghề mắm. 
Cô Tấm đã đem xác em gái là cô Cám làm mắm, nhưng mắm thịt sẽ là mắm như thế nào? Vì em mới thấy làm mắm từ mắm tép, mắm tôm, mắm cá. Thịt thì chỉ có mắm tép chưng thịt thôi.
Vậy mắm thịt có phải đã thất truyền hay không? Giờ còn làng hay nghề nào làm mắm thịt nữa ạ. 
...xem tiếp
9:43 Friday,14.9.2018 Đăng bởi:  Ivan Tung
Em lại có thắc mắc thêm về nghề mắm. 
Cô Tấm đã đem xác em gái là cô Cám làm mắm, nhưng mắm thịt sẽ là mắm như thế nào? Vì em mới thấy làm mắm từ mắm tép, mắm tôm, mắm cá. Thịt thì chỉ có mắm tép chưng thịt thôi.
Vậy mắm thịt có phải đã thất truyền hay không? Giờ còn làng hay nghề nào làm mắm thịt nữa ạ.  

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả