|
|
|
|||||||||||||
Tạp hóa - Xã hộiDu học để làm gì? (bài 1): Ngoại ngữ nào? “Trường mẹ nào”? 02. 10. 18 - 4:25 pmSáng ÁnhHai cha con ngồi quán nhìn trời bâng khuâng. Đó là ở phố Maginhawa tại Quezon City cạnh thủ đô Manila (Philippines) vào mùa mưa nhiệt đới. Khu này đang trở thành một dạng “Quartier Latin” của Manila, với hàng quán ăn uống thời trang khiến dân thành phố cuối tuần còn phải lấy 2,3 chuyến Jeepney phun khói nhọc nhằn để đến mà trải nghiệm. Đây ví von là như vậy, nhưng tất nhiên là Maginhawa rất khác Phố Học của Paris sương thấm hè phố đêm. Maginhawa giống xóm học là vì nó sát nách khuôn viên khủng của University of the Philippines Diliman, là cơ sở chính của hệ đại học quốc gia với 30,000 sinh viên các cấp. Chàng trai trẻ (tức là cậu con nhé) thì nhúc nhích ly nước bảo “Học để làm gì?” và trong một phút chạnh lòng, kê khai một loạt tình trạng hiện nay của các bạn một thời đồng song. Trước khi tiếp tục câu chuyện, bài viết này là một phần trải nghiệm riêng tư của người viết về chuyện gọi là du học nước ngoài, là quan tâm của phụ huynh Việt Nam khá giả hiện nay. Sao thì cá nhân người viết cũng tam đại du học, từ bố mẹ (Pháp) qua bản thân (Pháp) đến các con (sinh ra ở Mỹ nhưng cũng là du học nốt, nên là du học Lebanon, Trung Quốc, Anh Quốc và Malaysia). Chuyện đời xưa không nói đến, chỉ còn kỷ niệm (“người thư sinh ấy đã xếp bút nghiên, giã từ thương yêu với bao nhiêu bạn hiền” – Biệt Kinh Kỳ), vấn đề là thế hệ đang còn đi học hiện nay. Du học để làm gì? Điều đó còn tùy thuộc vào dự tính. Để làm quan, để cưới vợ cưới chồng hay là để tìm việc, và tôi không hề biết gì về thang thẩm định giá trị trên thị trường quan chức, thị trường mai mối hay thị trường lao động ở trong nước. Du học để lấy vợ/chồng Việt kiều và ở lại mở tiệm làm móng tay thì Hoa Kỳ là tốt nhất. Nếu để có việc làm sau khi Afghanistan yên bình với lương phụ trội phần nguy hiểm, thì nên du học về gỡ mìn tại Cam Bốt, đương nhiên. Những điều trình bày sau đây chẳng có gì tuyệt đối, chẳng có gì đầy đủ, mong giúp gì (vui) trong phần ưu tư này của các phụ huynh. Học bằng ngoại ngữ gì? Đầu tiên quan trọng là ngoại ngữ. Đạt được trình độ theo học đại học là chuyện trước hết. Tại Việt Nam Anh ngữ thông dụng nhất (hay là Hoa ngữ nhỉ?) và nếu không theo học các ngành nhân văn hay xã hội mà là các ngành kỹ thuật tại Mỹ thì đây không phải là một trở ngại. Điều này được chứng thực bởi thế hệ di tản 75 và thế hệ vượt biên, đến Hoa Kỳ chỉ biết có “No” và dùng “OK Salem” thay cho “Yes”, vậy mà rồi cũng thành công trong theo đuổi học vấn. Đối với tiếng Pháp hay Đức (hay gì gì), đó lại là một chuyện khác. Con thứ của tôi, chữ nhất bẻ làm đôi không biết, phải mất 18 tháng tại Trung Quốc để lấy chứng chỉ ngôn ngữ tương đương với TOEFL (vào đại học). Vào thời thế hệ tôi, các bạn thuộc thành phần được học bổng đi du học Tây Đức trước 1975, chẳng mấy ai thành công như thành phần du học Pháp và đã thạo ngôn ngữ này trước khi xuất dương. Hẳn cũng chỉ vì ngoại ngữ. Vậy nên ưu tiên là các nước dùng Anh ngữ: Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc, New Zealand. Nhưng không giới hạn trong khu vực Tây phương này, bạn có thể chọn Singapore, Hong Kong, Malaysia, Philippines, Ấn Độ… ở cấp cử nhân, sau cử nhân thì theo học bằng tiếng Anh với chân trời rộng mở ra hầu như khắp thế giới, kể cả ở các nước ngôn ngữ ít người như Hà Lan, Thụy Điển. Trong ngành chính trị, quan hệ quốc tế v.v., bạn có thể theo học sau cử nhân tại Nga hay Trung Quốc (hay cả tại Pháp) hoàn toàn bằng tiếng Anh. “Trường mẹ” nào? Tại Tây phương, trường gọi là trường mẹ (alma mater) là trường bạn tốt nghiệp cử nhân, không phải là trường bạn đạt học vị cao nhất. Đó là trường lò. Thí dụ, người ta hỏi bạn học trường nào ra, thì bạn trả lời bằng trường lò này, tức là trường gốc, nơi tôi có cử nhân đèn sách chứ không phải trường nơi bạn nộp luận án tiến sĩ thành công. Các trường sau đó là trường mẹ nuôi, không phải mẹ đẻ. Đây là một lựa chọn quan trọng vì nó gắn liền với lý lịch ăn học của từng người, là quê hương khế ngọt cho dù đi 4 phương trời, dù sau này dinh cơ có đồ sộ kiểu Louis mười mấy và đầy kiểng bonsai không ra trái. Phụ huynh nên để ý điều này khi cô cậu 18 tuổi và cất bước đăng trình. (Như ở miền Nam trước kia, bạn là lính dù (lên điểm, khi ra đường phố nhiều cô nhìn nổ con ngươi), thì sau này có là tiểu khu trưởng chỉ huy địa phương quân của cả một tỉnh hay sư trưởng bộ binh thì bạn vẫn là lính mang bằng dù trên ngực phải.) Học ở nước nào? Tư duy của ta về giáo dục trên thế giới là tư duy còn sót lại của mấy thập niên về trước, trong khi thế giới không ngừng thay đổi . Tôi không rõ thứ hạng trong đánh giá của phụ huynh Việt Nam hay đánh giá trên thị trường lao động Việt Nam, nhưng tôi còn nhớ lúc bé, bố tôi dùng từ “Made in Japan” để chỉ mặt hàng xấu. Đời tôi đã trải qua “Made in Taiwan” và “Made in Korea” để chỉ mặt hàng rẻ, hàng dỏm, hàng nhái và dùng 3 bận là hỏng nhé. Đời các cháu là chuyện hiện nay, khoan nói đến chuyện về sau. Trong trường hợp của đứa con cả nhà tôi, nếu ý định của nó là xin việc trong một cơ quan hay công ty Hoa Kỳ thì việc học bên Anh quốc là một lợi điểm. Người Mỹ, nói chung trong mọi lãnh vực, chỉ sợ có “bố nó”, mà bố nó, theo nghĩa đen, là Anh quốc. Thiếu nữ Mỹ rất thích các chàng phát âm bằng giọng Ăng Lê và cái gì xa gần với hoàng gia cũng làm người Mỹ cuống quít. Vì thế, nếu muốn hoạt động trong lãnh vực quan hệ quốc tế, ngoại giao thì trong trường hợp này, đi du học bên Anh được trọng hơn là theo học ở Mỹ. Khi xin việc, cậu này sẽ được giá hơn là một cậu tốt nghiệp ở một đại học Mỹ tương đương và cùng hạng trên bảng xếp quốc tế. Một dịp nghỉ hè, về Cali thăm bác sĩ điều trị từ tấm bé, ông này hỏi cậu con tôi, giờ học đâu? Khi biết là Anh quốc, ông bảo “Thế UC Irvine không đủ tốt cho em à?”. Tôi đoán mò là với phần lớn phụ huynh Việt trong nước, việc cho con du học Mỹ vẫn là số 1. Nếu xã hội nói chung đánh giá cao “Mỹ phẩm Hàn quốc, giày Italy, du học Hoa Kỳ” thì đây là việc nên đeo đuổi và bỏ tiền ra để đeo đuổi. Học phí Mỹ là cao nhất thế giới, gấp 100 (một trăm, hay 10.000%) học phí tại Pháp chẳng hạn, gấp 3 lần học phí tại Anh quốc hay Thụy Điển (cho du học sinh người nước ngoài). Chơi cho lịch mới là chơi, thì học có lẽ cũng thế, tuy chi phí đời sống tại Mỹ có đôi chút rẻ hơn Anh quốc, Pháp hay là Thụy Điển. Vậy thì ta gửi con đi du học Mỹ cho bằng hàng xóm ở hộ CCCC hàng xóm, lầu 23. Nhưng nước Mỹ bao la, vậy làm sao biết? (Còn tiếp: “Có mấy loại trường và học môn nào?“) Ý kiến - Thảo luận
10:35
Thursday,8.11.2018
Đăng bởi:
Dang Tran
10:35
Thursday,8.11.2018
Đăng bởi:
Dang Tran
Chào bác SA
Hôm nay có chút thời gian đọc được chùm bài viết về du học rất hay của bác nên tôi viết vài dòng để trao đổi thêm. Thứ nhất, việc học trường Anh nhìn chung được coi trọng hơn trường Mỹ có lẽ chỉ đúng cho các ngành luật hoặc ngoại giao như bác nói. Với những ngành công nghệ cao thì các trường của Mỹ luôn coi mình là cha thiên hạ, luôn phân biệt đẳng cấp của mình với "the rest of the world". Tôi học một trường không phải Ivy League, nhưng nhiều ông thầy mạnh miệng nếu không học mấy ổng thì chẳng học được chỗ nào khác tốt bằng. Tâm lý "cái gì xa gần với hoàng gia cũng làm người Mỹ cuống quít" là của thế hệ cũ. Kiểu cách long trọng của "mẫu quốc" không còn là thứ hấp dẫn với giới trẻ; thậm chí còn bị coi là kém "cool", già cỗi. Thứ hai, chi phí cho giáo dục là một gánh nặng lớn ngay với người Mỹ thuộc middle class (với người low income thì có thể xin được grant để trả một phần học phí). Bên cạnh morgage và credit card thì student loan là chiếc vòng kim cô thứ 3 khiến tầng lớp trung lưu phải cày cuốc cả đời để trả nợ. Nhìn chung cha mẹ đều muốn con học ngay trường 4 năm hơn là bắt đầu từ cao đẳng cộng đồng 2 năm. Theo tôi, các trường cũng biết được tâm lý này để nâng học phí. Một số môn học thực sự không có nhiều tác dụng hơn đọc một quyển sách có cùng nội dung. Tuy nhiên, nhiều người cho con học những trường có giá cắt cổ không chỉ vì chất lượng đào tạo. Có những thứ quan trọng không kém như mối quan hệ với cựu sinh viên-đặc biệt cần thiết khi xin việc, hoặc tham những hội kín của các gia đình có thế lực-làm tiền đề cho những thăng tiến sau này. Thứ ba, nếu môi trường học tập ở Mỹ là thiên đường theo nghĩa đen thì môi trường làm việc là chiến trường cũng theo nghĩa đen. Ngay cả những nghề mang nhiều chất academic nhất là giảng dạy và nghiên cứu cũng không tránh khỏi cục bộ địa phương và đấu đá. Tuy nhiên, với những người thực sự có khả năng thì luôn có rất nhiều cơ hội để vượt qua mớ hỗn độn này và tỏa sáng. Những người nhập cư gốc Việt có khả năng đã ngồi lên những vị trí mà người Mỹ ba đời cũng phải thèm khát cũng vì Mỹ là đất nước của cơ hội. Thứ tư, học trường y ngoại quốc, như St. Geogre, để tiết kiệm tiền là lựa chọn cuối cùng của những người không vào được trường y Mỹ. Trong khi tỷ lệ tốt nghiệp và đỗ nội trú Mỹ của sinh viên trường y Mỹ là gần 100%, thì của trường y Caribbean thấp hơn nhiều (tính trên tỷ lệ sinh viên nhập học). Một số người Mỹ gốc Ấn Độ mà tôi biết đã mang nợ khoảng 150 dến 200 ngàn vì không tốt nghiệp được trường y ngoại quốc/ trượt residency và tất nhiên không thể trở thành bác sỹ. Đây thực sự là một canh bạc.
6:09
Friday,5.10.2018
Đăng bởi:
SiêuNoob
Số liệu của bác SA và nhận xét của bác Le Lex rất thú vị. Em chỉ xin đoán mò thêm chút thôi.
Trung Quốc có chính sách 1 con khiến rất đông phụ huynh có khả năng gửi con đi du học. Ngoài ra người tài Trung Quốc là vô kể, nên học cao học ở Mỹ nhiều. Đấy là chưa kể chính sách đãi ngộ, thu hút dân post grad về nước của chính phủ và công ty Trung Quốc hiện vô cùng h ...xem tiếp
6:09
Friday,5.10.2018
Đăng bởi:
SiêuNoob
Số liệu của bác SA và nhận xét của bác Le Lex rất thú vị. Em chỉ xin đoán mò thêm chút thôi.
Trung Quốc có chính sách 1 con khiến rất đông phụ huynh có khả năng gửi con đi du học. Ngoài ra người tài Trung Quốc là vô kể, nên học cao học ở Mỹ nhiều. Đấy là chưa kể chính sách đãi ngộ, thu hút dân post grad về nước của chính phủ và công ty Trung Quốc hiện vô cùng hấp dẫn. Ấn Độ trong nước có hệ thống trường IIT và một số trường tư đào tạo cử nhân chất lượng không thua Mỹ, nên số lượng du học cao học ở Mỹ phần nhiều là nhân tài từ các trường này. Sinh viên Việt Nam học lên cao học 90% là con nhà nghèo, trung lưu. Nhiều khi có học bổng học xong cử nhân chẳng biết làm gì tiếp nên học thêm PhD :). 90% con nhà giàu, có định hướng công việc rõ ràng thì chỉ du học lấy bằng cử nhân thôi. Thêm nữa không biết Việt Nam đã có nghiên cứu nào về tỷ lệ sinh viên du học cao học theo vùng miền chưa? Theo quan sát các bạn thời em (hơi xưa rồi:)), 90% dân Bắc có học bổng du học sẽ học lên PhD, còn tỷ lệ dân Nam đi học bổng mà học tiếp lên PhD thấp hơn nhiều, mặc dù các bạn đó học cũng rất giỏi. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Hôm nay có chút thời gian đọc được chùm bài viết về du học rất hay của bác nên tôi viết vài dòng để trao đổi thêm.
Thứ nhất, việc học trường Anh nhìn chung được coi trọng hơn trường Mỹ có lẽ chỉ đúng cho các ngành luật hoặc ngoại giao như bác nói. Với những ngành công nghệ cao thì các trường của Mỹ luôn coi mình là cha thiên hạ, luôn phân bi
...xem tiếp