Tin tức

Tin-ảnh: Tuần đầu năm mới 07. 01. 11 - 10:24 pm

Khôi Nguyên tổng hợp

YANGON – Nhà đấu tranh nổi tiếng Aung San Suu Kyi đang thưởng thức một bức tranh của diễn viên người Miến Điện Kyaw Thu trong cuộc đi thăm gallery Kyaw Thu Art Zone tại Yangon của bà. Kyaw Thu đã bị chính quyền quân chủ cấm đóng phim do ông đã tặng quần áo, lương thực cho các nhà sư ở chùa Shwedagon khi họ tổ chức biểu tình vào tháng 9 năm 2007 tại Miến Điện. Ảnh: Khin Maung Win.

 

ST. PETERSBURG – Khách tham quan xếp hàng viếng bảo tàng Nga giữa ngày tuyết dày ở St. Petersburg, 5. 1. 2011. Ảnh: A. Demianchuk.

 

MOSCOW – Một tác phẩm điêu khắc băng ở quảng trường Đỏ, Moscow, ngày 5. 1. 2011. Ảnh: M. Shipenkov.

 

NEW YORK – Một bức chân dung Mao Trạch Đông của Andy Warhol, với hai lỗ đạn bắn của Dennis Hopper. Hopper bắn hai viên xuyên qua bức tranh, nhưng thay vì bị nghệ sĩ kiện, ông lại được Warhol vinh danh, cho vào danh sách “đồng tác giả”. Bản in của bức chân dung này sẽ được những người thừa kế tài sản của Hoppers đem đấu giá trong hai ngày 11 và 12. 1. 2011 – hai ngày đấu giá bộ sưu tập của ông – do nhà Christie’s tổ chức. Ảnh: Christie’s.

 

NEW YORK- Một bức chân dung của ngôi sao Dennis Hopper (phim Easy Rider) do nhiếp ảnh gia Victor Skrebenski chụp. Bức ảnh sẽ được đấu giá vào hai ngày 11và 12. 1. 2011 sắp tới ở nhà Christie’s. Hopper mới mất hồi tháng 5. 2010 vừa qua ở tuổi 74 do ung thư tiền liệt tuyến.

 

Quang cảnh một góc phòng khách của bảo tàng Charles Hosmer, nhìn từ ngoài sảnh tiếp tân, cho thấy những quả cầu Turtleback, những bức tranh treo tường, cửa sổ Lunette, cửa sổ Four Seasons. Đây là những tác phẩm bằng kính màu cuối cùng của nghệ sĩ người Mỹ Louis Comfort Tiffany. Chúng sẽ được trưng bày lần đầu tiên tại bảo tàng Charles Hosmer Morse (Florida), chuyên về nghệ thuật Mỹ, từ ngày 19. 2. 2011 (nghĩa là còn lâu!). Những tác phẩm này được “cứu thoát” cách đây 54 năm, khi một đám cháy phá hủy Laurelton Hall, căn nhà tại New York của Tiffany – nghệ sĩ nổi tiếng nhất trong nghệ thuật kính màu. Ảnh: R. Martinot.

 

“Những tác phẩm kính này sẽ được tắm trong ánh sáng thiên nhiên, lần đầu tiên,”, giám đốc truyền thông của bảo tàng Charles Hosmer Morse nói. Như một số nghệ sĩ trẻ khác vào năm 1930, Hugh F. McKean, một nghệ sĩ trẻ được Quỹ Tiffany chọn vào cư trú sáng tác trong điền trang của Tiffany ngày ấy, chiều chiều chơi đàn organ cùng Tiffany, còn lại tha hồ sáng tác độc lập, thỉnh thoảng Tiffany ghé mắt qua nhìn và phê bình nhẹ nhàng. Năm 1957, khi có đám cháy, Hugh F. McKean đã cùng vợ cứu thoát các tác phẩm kính của Tiffany. Về sau vợ ông là Jeanette đã lập ra bảo tàng Charles Hosmer Morse (lấy tên ông nội). Cả gia đình McKeans đã dành ra 40 năm để “thu mua” bằng hết các tác phẩm bằng kính của người thầy Tiffany đã từng được bán, được đấu giá, hoặc (gia đình) cho đi. Những tác phẩm này được cất trong kho mãi đến năm 2006 thì bảo tàng của hai vợ chồng mới phối hợp với MoMA để dỡ mớ tác phẩm này ra, phục chế lại, và tổ chức một cuộc triển lãm kéo dài suốt 6 tháng, thu hút 35.000 người xem.

 

Tiffany mất năm 1933. Ông là con trai của Charles Lewis Tiffany, nhà sáng lập công ty vàng bạc đá quý Mỹ. Mặc dầu nhắc đến ông là mọi người nói đến những cái chụp đèn kính màu sặc sỡ, nhưng thực ra đó chỉ là một mặt hàng chất lượng cao được làm ra bán số nhiều nhằm tài trợ cho các tác phẩm thực thụ khác của ông (mà bạn sẽ được xem trong triển lãm sắp tới, nếu bạn ở Mỹ!)

 

NEW YORK – Những bức ảnh mà Marco Anelli chụp những người đến ngồi đối diện Marina Abramovic trong những buổi trình diễn “Nghệ sĩ giá lâm” của bà năm 2010 tại MoMA giờ được tập hợp lại và in thành ảnh. Trung tâm của “Nghệ sĩ giá lâm” là chính Abramovic, bằng xương bằng thịt, ngồi 716 tiếng 30 phút, đối diện 1.500 người (lần lượt, có người ngồi nhiều lượt), trong lúc đó, các nghệ sĩ khác tái hiện các tác phẩm nổi tiếng của bà. Cộng sự đồng thời cũng là nhiếp ảnh gia của bà – Anelli – đã ghi lại từng cuộc ngồi này, lưu lại chân dung, biến chuyển sắc diện, và thời gian họ ngồi đối diện Abramovic. Những bức ảnh đó đầy sức mạnh, thật xúc động, cho ta thấy “gương mặt” của thế giới của những người say mê nghệ thuật, “tóm” được những cảm xúc mà họ chia xẻ trong lúc tiếp xúc mắt trực tiếp với nghệ sĩ.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả