|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiTsukioka Yoshitoshi (bài 4): Người tài máu me và sa đọa 02. 08. 22 - 7:34 pmCandid(Tiếp theo phần 3) Thập kỷ 1860-1870 của Yoshitoshi sau này được các nhà nghiên cứu gọi là thời kỳ của những bản in máu. Chủ đề giết chóc, máu me được ưa chuộng khiến ông còn gây ảnh hưởng đến các họa sĩ và nhà văn khác. Không chỉ sáng tác những bản in ukiyo-e về đề tài chiến trận, Yoshitoshi còn mở rộng bản in máu đến những vụ án mạng nổi tiếng của Nhật Bản – ông đã cho xuất bản bộ tranh 28 vụ án mạng nổi tiếng của Nhật Bản. Trong những bức tranh này, cảnh giết chóc được mô tả rất chi tiết và kỹ lưỡng đến từng dấu vân tay dính máu của nạn nhân trên trang phục. Trong bộ 28 bức tranh này có một bức tranh về vụ án mạng sát hại một cô hầu gái bị treo ngược trên dây. Hình tượng phụ nữ bị treo ngược trên dây cũng được lặp lại ở một số bức tranh khác của ông. Một số tài liệu nói về việc hình thức bạo dâm trói bằng dây gọi là kinbaku xuất hiện ở cuối thế kỷ thứ 19 là bắt nguồn từ những bức tranh của Yoshitoshi. Tuy nhiên máu me mãi cũng nhàm, công chúng bắt đầu quay lưng với những tác phẩm của Yoshitoshi mặc dù đến năm 1869 ông được thừa nhận là họa sĩ ukiyo-e hàng đầu đương thời, đứng vào hàng ngũ của những họa sĩ vĩ đại như Hokusai hay Hiroshighe. Sự quay lưng lại của công chúng có lẽ phản ánh bước phát triển của lịch sử. Năm 1867, chế độ Mạc phủ Tokugawa đã chấm dứt vĩnh viễn. Năm 1868, Thiên hoàng Nhật bản lập ra thời kỳ Minh Trị-Duy Tân, một thời kỳ cải cách mạnh mẽ là tiền đề để nước Nhật phát triển thần kỳ. Xã hội Nhật Bản đã bước sang thời kỳ của những phát minh phương Tây. Người Nhật háo hức với những thứ như máy ảnh. So sánh với những bức tranh khắc gỗ cổ xưa thì ảnh in là sự thần kỳ của tương lai. Yoshitoshi từ đỉnh cao rơi vào vực thẳm, ông khủng hoảng vì thấy tài năng của mình không còn được chào đón. Nghệ thuật của ông không còn ai cần. Ông là hóa thạch còn sống của một thời kỳ đã đi vào quá khứ, thời kỳ ấy đã ra đi cùng với cuộc nổi loạn cuối cùng của phiên Satsuma. Chán chường, bế tắc đã dẫn Yoshitoshi vào một cuộc sống hỗn loạn đến hết cuộc đời. Yoshitoshi phải sống dựa vào người tình của ông, một geisha tên Okoto. Để nuôi ông, cô gái đã phải bán hết nữ trang, quần áo đắt tiền của mình nhưng họ vẫn không đủ sống đến độ phải lật cả ván sàn để sưởi. Sự thất vọng đã làm Yoshitoshi gặp vấn đề về tâm lý. Để có tiền cho người tình, Okoto đã bán mình cho nhà chứa. Đây là một sự kiện khiến nhiều người không chấp nhận được, nhưng bi thảm thay đây không phải là lần duy nhất. Sau Okoto, Yoshitoshi còn gặp một geisha khác tên Oraku, người cũng đã nuôi ông bằng nữ trang và quần áo của mình và cuối cùng cũng tự bán mình vào nhà chứa. Một bức tranh nổi tiếng của Yoshitoshi vào thời gian này là bức ukiyo-e “Ngôi nhà cô đơn ở đồng hoang Adachi” miêu tả một con quỷ sống bằng uống máu hài nhi. Con quỷ bắt được một cô gái có thai treo ngược lên đang chờ để mổ bụng. Bức tranh gây tương phản giữa hình ảnh chiếc bụng căng tròn của cô gái và một con quỷ già lão nhăn nheo. Có khi nào đó là hình ảnh của Yoshitoshi trong cơn điên loạn đã khắc họa chính mình? (Còn tiếp) * Tranh cổ Nhật Bản: - Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Đồng lúa ở Asakusa và hội Torinomachi” - Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Tào Tháo ngắm trăng lên sau núi Nam Bình” - Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige với “Pháo hoa ở Ryōgoku” - Tranh cổ Nhật Bản: Bắt cá trê bằng quả bầu, và kỹ nữ đánh đập cá trê - Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi và ba bức tranh trăng - Tranh cổ Nhật Bản: cảnh công viên Ueno trong tranh sắc đỏ aka-e và tranh sắc xanh aizuri-e - Tranh cổ Nhật Bản: Tsukioka Yoshitoshi với “Trăng ở phố đèn đỏ” - Tranh cổ Nhật Bản: Utagawa Hiroshige và “Anh đào đêm ở Phố giữa của Yoshiwara” - Tranh cổ Nhật Bản: hai bức về anh đào đêm và chút phụ lục về Geisha - Tranh cổ Nhật Bản: Tawara Tōda mang ba món quà từ Long cung thành trở về - Tranh cổ Nhật Bản: tích Benkei trộm chuông chùa Mii - Tranh “cổ” Nhật Bản: “tân bản họa” với mỹ nhân của Itō Shinsui - Tranh “cổ” Nhật Bản: Mỹ nhân “cũ” và mỹ nhân “mới” - Tranh cổ Nhật Bản: “Sóng lừng” của Hokusai - Tsukioka Yoshitoshi (bài 1): Vẽ samurai gặp quỷ - Tsukioka Yoshitoshi (bài 2): 14 tuổi vẽ trận hải chiến - Tsukioka Yoshitoshi (bài 3): Vẽ dũng tướng để nhớ một thời đại - Tsukioka Yoshitoshi (bài 4): Người tài máu me và sa đọa Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|