|
|
|
|||||||||||||
Soi họcSử địa dễ thuộc: Hoàng tộc tí hon Sulu và vụ kiện (tí nữa thì) 15 tỉ 10. 06. 23 - 8:32 amSáng ÁnhCông chúa “tranh tối tranh sáng” Có ba loại công chúa. Công chúa con vua là một. Công chúa truyện cổ tích là hai, và giữa hai loại này trong tranh tối sáng (hay như ca từ của Vũ Thành An, “trong vùng ngày tháng vật vờ”), có một loại công chúa thứ ba, và bà Jacel Kiram thuộc vào dạng thứ ba này. Jacel Kiram sống một cuộc sống trung lưu bình thường ở cực nam Philippines, thuộc khu vực quần đảo Sulu cạnh Malaysia. Chồng bà là một trung tá tiểu đoàn trưởng phục vụ trong quân lực Philippines. Nhưng người cha quá cố của bà, qua đời năm 2013, Jamalalul Kiram III, sinh thời được coi là quốc vương (sultan) thứ 33 của quần đảo Sulu tại Philippines trên một khu vực bao gồm cả phần phía Đông của đảo Sabah hiện thuộc Malaysia. Vương quốc (Sultanate) Hồi giáo này có từ thế kỷ 14 do một nhà truyền giáo Ả Rạp từ đất thánh Mecca sang thành lập. Họ trấn vùng biển đó và trao đổi buôn bán với Trung Hoa vào cuối thời nhà Nguyên và đầu thời nhà Minh. Trong các thế kỷ sau đó là 15 và 16, một vương quốc Hồi giáo khác nổi dậy trong vùng và chèn ép từ Sulu cũng như các sultanate đây kia trên đảo Luzon cho đến thành Manila (là thủ đô Philippines ngày nay). Đó là đế chế Brunei, nhưng Brunei bị sự xuất hiện ngay lúc đó của thực dân Spain ngãn trở. Người Spain dùng từ “Moro” (Morocco, Ma Rốc ở Bắc Phi) để chỉ người Hồi tại Spain, và khi gặp lại Hồi giáo cách Bắc Phi 12.000 km tại vùng biển Đông Á này, họ bèn gọi chung các dân tộc đó là Moro! Spain cải được một số tiểu vương Hồi giáo theo Ki tô nhưng riêng vùng biển Sulu bất trị lại chinh phục khó khăn. Trong thời kỳ thực dân sau đó, người Sulu tiếp tục kháng chiến đến độ nổi tiếng là hung dữ. Mãi tới năm 1851, quốc vương Sulu mới ký hiệp ước chịu bảo hộ của Spain và ít nhiều bán tự trị. Kẹp ngay bên cạnh là vùng ảnh hưởng của thực dân Anh quốc tức Malaysia hiện nay. Một hợp đồng hớ hênh do lỗi anh phiên dịch Sulu đến giờ gồm hai phần. Phần phát triển của vương quốc Sulu trong lãnh thổ Philippines ngày nay. Phần nằm trong Malaysia hiện tại là Sabah hoang vu với mênh mông rừng già nguyên sinh. Năm 1878, quốc vương Sulu “sang nhượng” hay “cho thuê” Sabah (tùy theo văn bản) cho đại diện thương mãi của Anh quốc đổi lấy số tiền 5000 quan hàng năm. Chi tiết “sang” hay là” thuê” này ngày nay trở thành quan trọng chứ vào lúc ký kết quân vương có 5.000 mỗi năm xài là vui rồi, hoàng hậu và công chúa cùng hoàng tử cũng vui theo. Số tiền này sau được cập nhật lên thành 5.300. Tình trạng phân hai này tiếp tục được thực dân Hoa Kỳ công nhận khi tiếp nối thực dân Spain năm 1898. Nhưng đến thời kỳ giải thực, sau khi người Mỹ một bên và người Anh một bên ra đi thì tranh chấp giữa hai quốc gia mới độc lập là Malaysiaa và Philippines về vấn đề chủ quyền gây nên căng thẳng. Philippines từng huấn luyện một lực lượng để giải phóng Sabah, ngược lại Malaysia giúp đỡ và ủng hộ du kích Hồi giáo Moro bất tuân chính quyền trung ương đa số Ki tô ở Philippines. Hai nước này đã mấy bận cắt đứt quan hệ ngoại giao và hằm hè nhau. Hoàng tộc Sulu lúc đó tuy đã mất quyền lực nhưng đối với Philippines vẫn còn có vai trò và ảnh hưởng trong việc giành giật chủ quyền quốc gia tại vùng biển địa phương với lại Malaysia. Theo họ thì Sabah không thuộc Malaysia mà là của họ, và nói cho mọi người dễ nghe tức là của Philippines đấy! Năm 1986, sultan Jamalalul Kiram III là quân vương cuối cùng được Philippines công nhận. Nhưng Philippines năm đó đi vào thời kỳ thay đổi hậu Marcos. Chính quyền dân chủ mới của Philippines có chiều hướng thân thiện hơn với Malaysia nên áp dụng chính sách làm ngơ. Chính sách này là “Sabah là của Philippines, nhưng nói đến làm gì, ta ôm vai nhau và nhìn sang hướng khác”. Cho đến 2013, hàng năm nhà nước Malaysia vẫn trả cho quân vương Sulu 5300 Ringit (1150 USD) theo thỏa ước “bán” hay là “thuê” năm 1878. Thời này như vậy chẳng còn là mấy và không đủ để ông ăn trầu nên Jamalalul Kiram III ta thán mình là sultan nghèo nhất thế giới. Nhắc qua, ở sát nách Sulu là sultan Brunei – một trong những người giàu nhất thế giới, cho nên sao không khỏi chạnh lòng. Jamalalul Kiram III bèn tập họp 235 đệ tử để tái chiếm Đông Sabah. “Lực lượng An ninh Hoàng gia vương quốc Sulu và Bắc Borneo (tức Sabah)” dùng ghe xâm nhập và chiếm một thôn tại Lahad Datu trong hơn 4 tháng. Sau khi nhì nhằng thương thuyết với đám này không kết quả, 7 tiểu đoàn Malaysia tiến vào tái chiếm giết 56 người và bắt sống gần như toàn bộ. (Đây tưởng chuyện cười nhưng không hẳn vậy vì như đã nói, các chiến sĩ Moro không phải dạng vừa đâu, trong 4 thế kỷ Spain khó khăn không dẹp nổi. Hoa Kỳ cũng từng đổ mồ hôi trong chiến tranh Moro (1899-1913) mặc dù thẳng tay tàn sát từng làng. Quân Mỹ từng dùng ca líp 38 bắn 6 viên xuyên qua người nhưng du kích Moro nhưng họ vẫn nhào tới, trước khi chết còn đâm cho lính Mỹ một nhát. Đến 2017, loạn Moro vẫn còn tiếp tục khi thành phần thuộc IS – Quốc gia Hồi giáo – chiếm thành phố Marawi 200.000 dân cư trong suốt 5 tháng trời)… Sau trận này, phía Malaysia có 9 người chết và 7 thường dân thiệt mạng. Malaysia đòi truy tố và trục xuất thành phần chủ chốt về tội danh khủng bố nhưng bất thành. Mất đất thì phải còn tiền Trở lại Sabah, tại khu vực này của Malaysia có gần 1 triệu dân gốc Philippines vẫn còn quy chế tạm cư sau nhiều thế hệ, tức mấy chục năm lao động và hiện diện. Đây là nền tảng cho các đòi hỏi của hoàng tộc Sulu dưới nhãn mác “quốc gia chủ nghĩa Philippines”. Cũng năm 2013, sultan Jamalalul Kiram III qua đời. Ông có 8 người con, nhưng công chúa Jacel được biết đến nhiều nhất, được coi là phát ngôn nhân của hoàng tộc nhà nghèo này và là quân sư của vua cha. Ngai Sulu bị tranh chấp giữa các phe phái trong gia tộc và không khí bằng hữu mới giữa Malaysia và Philippines khiến hoàng tộc mất ảnh hưởng chính trị. Nhưng còn lại là vấn đề tiền! Hoàng tộc Sulu tuy không giải quyết được vấn đề ngôi báu nhưng 9 người trong gia đình đã ngồi lại với nhau để cùng đi kiện Malaysia trước tòa Quốc tế. Đây không phải là chuyện đi kiện đòi lại đất mà là đòi lại tiền thuê hay tiền sang đảo Sabah của hoàng gia Sulu cho Anh quốc. Việc thưa kiện quốc tế này tốn kém và quỹ đầu tư gây được 20 triệu USD. Các nhà đầu tư và công ty đầu tư vào việc kiện đã thắng lớn năm 2022 khi một tòa án tại Spain phân xử cho hoàng tộc Sulu số tiền 15 tỉ USD, có nghĩa là các bạn đầu tư bỏ 20 triệu trong vài năm để thu về khoảng 5 tỉ ? Số 10 tỉ còn lại để gia đình chia nhau và công chúa Jacel sẽ không là công chúa nghèo nhất trên thế giới nữa. Tại Pháp và tại Luxemburg, tòa bắt đầu cho lệnh xiết tài sản quốc gia của Malaysia vì Malaysia đâu có chịu trả! Malaysia kháng cáo và hôm 7 tháng 6, 2023 mới đây, tòa Pháp lại xử hủy lệnh của tòa cấp dưới, có nghĩa là các nhà đầu tư kiện cáo mất toi 20 triệu và công chúa Jacel sẽ không sắm được cái áo trong mơ của Bạch Tuyết! Hỡi ôi hoa rụng tơi bời và giấc mộng tan rồi sau phán quyết ngày thứ Tư, 7.6. 2023 vừa rồi của tòa Pháp. Đây là tòa kháng cáo cao nhất và trên tòa này chỉ có Hội đồng Hiến Pháp tức là “Tối cao Pháp viện” của Pháp quốc. Tuy nhiên, chưa chắc Hội đồng Hiến pháp này sẽ chịu nhận phân xử một án thương mãi là hợp đồng năm 1878 giữa một gia đình mất ngôi và chính quyền một nước ngoài là Malaysia; nhiều khả năng họ sẽ từ chối vì coi đó là ngoài thẩm quyền của họ. Ta nên nhớ đây là một vụ kiện cáo quốc tế về mặt thương mãi, nhờ quốc tế phân xử và làm trọng tài về tiền bạc thôi chứ chẳng tù chẳng tội. Nhưng 15 tỉ không phải là bạc cắc, và nhóm bỏ tiền (nghe đâu có cả một quỹ đầu tư của một quốc gia) vẫn có thể cắn răng tiếp tục nuôi kiện. Xác xuất thắng tuy giờ rất thấp nhưng phân chia (nếu thắng trong tương lai) là do điều đình giữa hoàng tộc Sulu và bên đầu tư vào vụ kiện. Giờ đến nước này, bỏ thêm 10 triệu để đeo đuổi, biết đâu lại được chia cho 2/3 hay 10 tỷ, tức là vốn đầu tư mang về 1000 lần! * Bài tương tự: - Địa lý dễ thuộc: Eo nào nhỏ bằng eo Bosphorus? - Địa lý dễ thuộc: Bánh bao đến từ đâu, từ Ai Cập? - Địa lý dễ thuộc: Dubai (vốn) là gì? Hejaz là ở đâu? - Sử dễ thuộc: Từ cuộc cướp thành Constantinople 1204 tới lời xin lỗi 2004 - Sử-Địa dễ thuộc: Vua Musa cầm cục vàng soi lối - Sử-Địa dễ thuộc: Nên tin lời em bé ngây thơ? - Da đen và lịch sử Phi châu: thế Ai Cập da gì? - Những trận vô danh trong quân sử: Song thành Nogales năm 1918 - Sử Địa dễ thuộc: Từ thánh Maurice đến chung cư St Moritz ở Sài Gòn - Sử-Địa dễ thuộc: Biến cố “tiểu tiện” 1952 tại Macau - Sử-Địa dễ thuộc: Đêm 31 tháng 12 năm 406, “chúng” đã đến Pháp xin tỵ nạn - Sử-Địa dễ thuộc: Chiến dịch Kitona – 5 ngày, 5 năm, và 5 triệu - Sử-Địa dễ thuộc: Những chuyện nho nhỏ của nước tí hon Équatorial Guinéa - Sử-Địa dễ thuộc: Đoàn nữ binh Dahomey mang logo Lacoste - Sử địa dễ thuộc: Ba phụ nữ và ba thành phố Ấn Độ (bài 1) - Sử địa dễ thuộc: Ba phụ nữ và ba thành phố Ấn Độ (bài 2) - Sử địa dễ thuộc: Hoàng tộc tí hon Sulu và vụ kiện (tí nữa thì) 15 tỉ - Sử-Địa dễ thuộc: Người “Da đen” trắng Ba Lan trên đảo Haiti - Sử-Địa dễ thuộc: Gabon – xứ sở trong tay một gia tộc lắm ái tình - Sử-Địa dễ thuộc: Togo – bố anh bố tôi, rồi lại đến lượt anh và tôi Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|