NEW DELHI.- Khách tham quan tại Indian Art Summit ở New Delhi, Ấn Độ. Tại đây, theo tin đồn của giới truyền thông, một gallery đã phải hạ tác phẩm của M.F. Husain xuống sau khi nhận một bức mail thù hận của một tổ chức Hindu.
NEW DELHI – Khách tham quan xếp hàng xem tác phẩm của nghệ sĩ đương đại nổi tiếng Ấn Độ M.F. Husain (trên hình bạn không thấy được tranh do người ta chen đông quá!). Bức này trước đó phải hạ xuống sau khi nhận thư đe dọa của một tổ chức Hindu, nhưng rồi đã được treo lên lại vì cảnh sát Delhi trấn an rằng an ninh đã được siết chặt. Indian Art Summit là một cợ hội hiếm có để giới thiệu với thế giới các nghệ sĩ Ấn Độ, mở cửa từ 20 – 23. 1. 2011. Ảnh: A. Mukherjee
Maqbool Fida Husain, thường được gọi là M.F, hay Picasso Ấn Độ, là một “huyền thoại sống” của mỹ thuật đương đại Ấn. Ông sinh năm 1915, bị cánh tả buộc tội là phỉ báng Hindu vì vẽ các vị thần trong tư thế đầy nhục dục. Ông bị kết án, bị dọa giết, đến nỗi phải lưu vong.
Ở nước ngoài, tuy tuổi cao và nhớ nhà, M. F. Husain vẫn vẽ rất khỏe và hiệu quả. Đầu năm 2008, bức Battle of Ganga and Jamuna: Mahabharata 12 của ông đã bán được $1.6 triệu, lập kỷ lục thế giới tại phiên đấu giá Nghệ thuật Hiện đại và Đương đại Nam Á của nhà Christie.
ATHENS – Một vị khách ngắm bức tranh của Gertrud Fleck tại triển lãm có tên “Cause of Death: Euthanasia” (“Lý do chết: Trợ tử”. Nói thêm về tên triển lãm: trong hồ sơ bệnh án, khi một bệnh nhân tử vong, sẽ phải có dòng nêu lý do chết. Ở đây, lý do khiến những người này chết là vì “được” trợ tử, tức “được” giúp chết êm ái, bằng hơi ngạt). Triển lãm này do bảo tàng Benaki ở Athens tổ chức, khai mạc ngày 20. 1. 2011. Có 96 tác phẩm thuộc bộ sưu tập của bác sĩ và sử gia Hans Prinzhorn. 18 tác giả đều là những bệnh nhân tâm thần và nạn nhân của chương trình trợ tử của Phát xít từ năm 1939 – 1944. Ảnh: Y. Karahalis
ATHENS – Một phụ nữ ngắm bức tranh của Paul Gosch trong triển lãm “Lý do chết: Trợ tử” tại bảo tàng Benaki, Athens. Có 96 tác phẩm của 18 tác giả, đều là những bệnh nhân tâm thần và nạn nhân của chương trình trợ tử của Phát xít từ năm 1939 – 1944 (còn gọi là chương trình T4, chuyên kết liễu những người già, người điên, người bệnh nặng khó cứu chữa… bằng khí ngạt). Bác sĩ và sử gia Hans Prinzhorn đã thu nhặt các tác phẩm này từ nhiều nhà thương tâm thần khác nhau, lập thành bộ sưu tập lưu tại trường đại học Heidelberg.
JERUSALEM – Nghệ sĩ người Mỹ Roxy Paine đi lại giữa những nhánh cây bằng thép không gỉ đang được hàn lại thành một cái cây khổng lồ có tên Inversion (Đảo ngược), đặt tại Vườn tượng Billy Rose trong bảo tàng Israel ở Jerusalem, Israel, 24. 1. 2011. Trông những nhánh cây và nghe tên tác phẩm đã thấy có vẻ gì đó “gay cấn”. Ảnh: J. Hollander.
LONDON – Vẽ gì cho khỏi bị dọa, bị giết đây, mà vẫn có tiền? Một nhân viên nhà Bonhams chụp ảnh với một bức tranh vẽ Sharp, con chó yêu thích của nữ hoàng Victoria, do Charles Burton Barber vẽ. Bức tranh sẽ được đấu giá tại phiên đấu giá có tên “Cho trên đồng và trong tranh”, diễn ra vào 16. 2. 2011. Bức tranh này ước lượng bán được từ US$4,000 đến 6,000. Ảnh: S. Tan
LONDON – Hải nhân viên nhà Bonhams chụp ảnh bên một bức tranh của Maud Earl vẽ một một con chó Labrador đen có tên Peter of Faskally đang ngậm một con trĩ, đứng cạnh con chó bạn Dungavel Jet. Bức tranh sẽ được đấu giá vào 16. 2 tại New York trong một phiên đấu giá toàn về chó. Bức này ước lượng bán được với giá US$60,000 – 80,000. Ảnh: S. Tan
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
21:24Thursday,27.1.2011Đăng bởi: Phạm Huy Thông
Khó hiểu quá, người họa sĩ vẽ bức họa đẹp thế kia mà vẫn bị đem đi cho chết à? Ghê thật, nếu phát xít Đức mà đến Việt Nam thì chắc không còn mống họa sĩ nào. ...xem tiếp
21:24Thursday,27.1.2011Đăng bởi: Phạm Huy Thông
Khó hiểu quá, người họa sĩ vẽ bức họa đẹp thế kia mà vẫn bị đem đi cho chết à? Ghê thật, nếu phát xít Đức mà đến Việt Nam thì chắc không còn mống họa sĩ nào.
...xem tiếp