|
|
|
|||||||||||||
Thị trườngMười món đấu giá tại Trung Quốc đắt nhất 2010 (phần 2) 06. 02. 11 - 7:25 amMadeleine O’Dea - Hồ Như Mai dịch
6.
CHUYỆN HẬU TRƯỜNG: Chiếc giường sáu cột này được chạm từ gỗ hoàng hoa lê và có những hoa văn mắt cáo tinh xảo, mô tả một thế giới phong lưu đài các. Chiếc giường làm từ đời Minh, điển hình cho kỹ thuật tạo tác cổ điển Trung Hoa. ĐÓN XEM: Trung Quốc đang giàu lên và tầng lớp mới phất sẽ tìm kiếm nhiều món tiện nghi quý hiếm, nhờ đó giá cả các món đồ cổ đủ loại sẽ còn tăng nữa.
CHUYỆN HẬU TRƯỜNG: Nhu cầu rượu Bordeaux thượng hạng trên thị trường châu Á đang bùng phát, và trong tất cả những loại rượu cao cấp Grand Cru, không loại nào sánh kịp với sức hấp dẫn mê hoặc của Lafite đối với các tỷ phú chuộng đẳng cấp ở Trung Quốc. Tại sao vậy? Có người nói rằng có thể là vì tên của loại này dễ phát âm với người Trung Quốc, cũng có người nói tại loại rượu này từng có mặt trong bộ phim xã hội đen Hồng Kông nổi tiếng năm 1996, “Exiled”. Lý do chính xác thì người ta còn cãi nhau, nhưng sự thật là sau đó giá bán chai Lafite năm 2009 tăng 750 phần trăm so với năm 2008. ĐÓN XEM: Hong Kong thực sự đã trở thành điểm nóng buôn bán rượu thượng hạng và sẽ còn ở vị trí đó trong tương lai gần. Nếu bạn thích Lafite hay Mouton Rothschild thì hãy kết bạn ngay với một thương gia người Hoa. Nếu bạn sưu tầm rượu nhưng không có nhiều tiền thì hãy tập trung mua các sản phẩm loại hai. (Cheval Blanc vẫn chưa xuất hiện trong phim Thành Long, nhưng biết đâu…). Trong khi đó, những người mê rượu nội ở Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục được lợi từ nền kinh tế đang lên. Hồi tháng 12, một chai Mao Đài 1958 loại hiếm đã được bán với giá 220 ngàn đô, nhích gần tới giá của chai Lafite. (Nói thêm: Trung Quốc cũng đang vươn lên để trở thành một trong những cường quốc rượu vang. Tất cả những vụ đấu giá rượu kiểu này biết đâu cũng là nằm trong chiến dịch đánh bóng hình ảnh một nước có người làm rượu lại có người biết quý rượu! – SS)
CHUYỆN HẬU TRƯỜNG: Bộ tem này được được làm cho dịch vụ thư tín đầu tiên ở Đài Loan, nhưng cuối cùng lại trở thành vé tàu vì lúc đó ở đảo cũng ít người cần dùng tem. Mặc dù trước đó đã có nhiều con tem trong bộ này được mang ra đấu giá riêng lẻ nhưng đây là lần đầu tiên nguyên bộ tem được đấu giá. ĐÓN XEM: Có tiền, người Trung Quốc cũng bắt đầu để ý đến các món sưu tập, nhờ đó thị trường tem sưu tập và các món chuyên biệt khác cũng sẽ mạnh lên.
CHUYỆN HẬU TRƯỜNG: Seoul Auctions, nhà đấu giá hàng đầu của Hàn Quốc, là người đi tiên phong trong việc bán các tác phẩm phương Tây hiện đại và đương đại ở Hong Kong kể từ năm 2008. Trừ bức của Chagall ra thì việc làm ăn của Seoul Auctions cho thấy rằng mảng nghệ thuật phương Tây trên thị trường Trung Quốc còn khá là yên ắng. ĐÓN XEM: Nhà đấu giá Sotheby’s cũng bắt đầu thăm dò thị trường năm rồi khi tổ chức triển lãm các tác phẩm Ấn tượng và các tác phẩm của những nghệ sĩ hiện đại ở Hong Kong tháng 11. 2010. Nhưng có vẻ như cả Sotheby lẫn Christie đều chưa muốn đem tác phẩm phương Tây ra đấu giá ở đây vội. Các nhà phân tích vẫn dự đoán rằng các nhà sưu tầm Trung Quốc sẽ vần tiếp tục tập trung sự chú ý và sức mua vào những món “nội địa” trong tương lai gần.
CHUYỆN HẬU TRƯỜNG: Bức thư pháp đã kịp thời nhắc nhở chúng ta về vị trí quan trọng của thư pháp trong tâm trí các nhà sưu tập Trung Quốc; chẳng có gì ngạc nhiên khi món đắt thứ ba trong tất cả những tác phẩm nghệ thuật Trung Quốc được mang ra đấu giá là một cuộn thư pháp. Hồi tháng 11, phòng Guardian Auctions ở Bắc Kinh cũng đã đấu giá một cuộn thư pháp của bậc thầy thế kỷ thứ 4 Vương Hy Chi và mặc dù ai cũng biết đây là bản sao của bức thư pháp đời Tống nói trên, bức này vẫn được mua với giá 46.2 triệu đô. ĐÓN XEM: Các tác phẩm của những bậc thầy thư pháp sẽ tiếp tục lên chiếu trên tại thị trường đấu giá Trung Quốc, làm nhiều người phấn khích và lập ra nhiều kỷ lục mới. Tại nhà Christie Hong Kong tháng 11 vừa rồi, các tác phẩm thư pháp đều được mua với giá gấp 15 lần định giá ban đầu vốn đã cao ngất ngưởng, tất cả là nhờ có sự xuất hiện của khách mua đại lục. Chuyện của những cuộn thư pháp như thế này xem ra hãy còn dài nữa. (Tóm lại, những kỷ lục này phần nào giúp đánh bóng hình ảnh một con rồng Trung Quốc, đã giàu mạnh lại còn biết ăn chơi, chứ không phải có tiền rồi chỉ biết ních đầy túi đại cán. Việc thiết lập giá cao cho một thị trường nghệ thuật Trung Quốc được tiến hành bằng những bước đi rất bài bản. Soi sẽ dần dần dịch và giới thiệu sau với các bạn – SS.) * Bài liên quan: – Mười món đấu giá tại Trung Quốc đắt nhất 2010 (phần 1)
Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|