Nhiếp ảnh

Ảnh PAOLO PATRIZI: Bầy sáo đá 08. 02. 11 - 4:30 pm

Hồ Như Mai dịch

 

(Cảm ơn nhiếp ảnh gia Hải Thanh đã giới thiệu tác giả này cho Soi. Các bạn nhớ bấm vào hình để xem rõ hơn.)

.

Hàng ngàn cánh chim lượn trên bầu trời Rome cùng nhau tìm chỗ trú đêm khi mặt trời vừa lặn tạo nên một cảnh trong không trung đẹp đến sững sờ, mặc dù tiếng ồn và phân chim cũng làm cho người ta bực mình chẳng kém.

Một đàn sáo đá như thế này được gọi bằng từ “lao xao” (murmuration) trong tiếng Anh, một từ diễn tả rất đúng tiếng cọ quẹt cùng lúc của hàng ngàn đôi cánh. Cuộc nhào lộn nhịp nhàng của những đàn sáo đá đông đúc lúc hoàng hôn thực sự là một trong những kỳ quan của thiên nhiên. Không những thế, đàn chim cực kỳ đoàn kết trước sự tấn công của kẻ thù, không bao giờ để một con sáo bay đơn lẻ. Khi bị tấn công đàn chim sẽ dãn ra; còn khi chuyển hướng bay, cả đàn sẽ co lại gần nhau. “Đội hình bay” liên tục thay đổi ngoạn mục nhưng lúc nào cũng phối hợp chặt chẽ, dù có đang tạo hình kiểu gì đi nữa.

Sau mỗi lần bị tấn công, đàn chim dãn ra nhưng rồi nhóm lại được nhanh chóng, bởi vì sự kết hợp giữa chúng không hề phụ thuộc vào khoảng cách giữa các cá thể trong đàn. Sự tương tác ấy là phụ thuộc vào số lượng chim khác ở xung quanh. Điều này chứng tỏ sáo đá thực sự có khả năng nhận thức khá phức tạp.

Những phát hiện này có thể gợi ý cho các nghiên cứu về các nhóm động vật khác, và ngay cả về hành vi của con người. Nhiều người cho rằng hành vi của loài chim phần nào phản ánh những phản xạ có tính bầy đàn ở con người- chẳng hạn chuyện canh chừng chứng khoán lên xuống. Đại khái là các cá nhân có thể phối hợp và bắt chước lẫn nhau, từ đó tạo nên những hiện tượng tập thể. Chưa hết, con người còn rất dễ bị ảnh hưởng từ những người chung quanh, những thứ thời trang thời thượng mốt miếc chẳng hạn.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

.

 

 Theo Lens Culture

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả