Chủ nhật, 13. 2 vừa qua là ngày sinh của Sigmar Polke (13. 2. 1941 – 10. 6. 2010) – một họa sĩ và nhiếp ảnh gia Đức. Polke thử nghiệm với rất nhiều phong cách, đề tài và chất liệu. Trong những năm 1970, ông tập trung vào chụp ảnh và quay lại vẽ vào những năm 1980, và vô tình làm nên những tác phẩm trừu tượng nhờ phản ứng hóa học giữa sơn và các sản phẩm khác. Trong suốt 20 năm qua, ông tập trung vẽ tranh về những sự kiện lịch sử và những nhận thức về chúng. Trong ảnh: Một người đàn ông đang xem hai trong số mười tác phẩm nghệ thuật mang tên “Những con người nhỏ bé chúng tôi” (vẽ khoảng 1972-1976) của Sigmar Polke ở Berlin, Đức, 13. 1. 2011. Klaus Staeck, chủ tịch Viện Hàn lâm Nghệ thuật, một người bạn của Polke đã tổ chức một cuộc triển lãm có tên “Sigmar Polke – sự cống hiến, sự cân bằng của tình bạn trong nghệ thuật”. Triển lãm sẽ kéo dài đến 13. 3. 2011 tại Học viện nghệ thuật tại Berlin. Ảnh: S. Pilick
HANOVER – Họa sĩ biếm họa người Anh Steve Bell xuất hiện chụp ảnh với một bức tượng nhỏ thể hiện Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong triển lãm của ông tại Bảo tàng Đức về biếm họa và đồ họa ở Hanover, Đức. Triển lãm kéo dài đến 15. 5. Ảnh: Jochenluebke
HANOVER – Họa sĩ biếm Steve Bell và bức tượng nhỏ Nữ hoàng Anh Elizabeth II trong triển lãm của ông.
DRESDEN – Ông hoàng George Yourievsky, người cháu cuối cùng của Sa hoàng Nga Alexander II, giới thiệu một bức tượng nhỏ bằng sứ có tên “Ols Father Christmas” (dịch sao nhỉ?) của Paul Boerner (1924) tại triển lãm Sứ Meissner phong cách Art Nouveau và Art Deco và Sứ Meissner của Ba Thế Kỷ (một cửa hàng đồ cổ lớn) tại khách sạn Residenz Buelow ở Dresden, Đức, 12. 2. 2011. Tại đây ông hoàng George Yourievsky và nhà sưu tầm Kurt Otto Krockenberger trưng bày 300 vật phẩm sứ trong bộ sưu tập cá nhân của mình trong một tuần. Ảnh: O. Killig
DRESDEN .- Một bộ sưu tập chân nến làm bằng sứ Meissner được trưng bày tại triển lãm Sứ Meissner phong cách Art Nouveau và Art Deco tại Dresden. Meissner là một hãng sứ đầu tiên của châu Âu, có từ năm 1708, gần Dresden, nổi tiếng vì óc sáng tạo, suốt 50 năm sau đó thống trị kiểu dáng sứ Âu, và đến bây giờ vẫn là một trong những hãng sứ danh tiếng nhất. Ảnh: O. Killig
ZURICH – Đôi tay sần sùi, nổi gân xanh và nhăn nheo vì tuổi tác của Louise Bourgeois là đề tài trong nhiều bức chân dung của nghệ sĩ Alex Van Gelder, người theo lời mời của Bourgeois, chụp ảnh bà tại nhà riêng tại New York vào năm cuối cùng của cuộc đời mình. Mười tám tấm ảnh đã được trưng bày tại Hauser & Wirth Zürich từ 12. 2. 2011
Đây không chỉ là một dự án chân dung, Bourgeois còn coi sự hợp tác này là phần tiếp nối các tác phẩm của bà. Thông qua loạt tác phẩm này, bà lấy một phần cơ thể mình làm một thành tố của nghệ thuật mình theo đuổi, trong đó tập trung vào bàn tay như một thứ công cụ. Nắm chặt hay nâng niu, bàn tay bà gợi đến nhiều tác phẩm của chính bà, từ cách thức đan ngón tay giống như trong ‘Clutching’ (1962), đến những đường nét trong ‘Những Bức vẽ Mất ngủ’ và những con nhện trong loạt nhện‘Maman’. Những hình ảnh của Van Gelder sắc nét, thể hiện đôi tay trên nền vải đen của quần áo Bourgeois mặc. Những bức ảnh tràn ngập sự thân mật và ấm áp, phản ánh sự gần gũi của người chụp với Bourgeois và sự tin tưởng mà Bourgeois đã đặt vào Van Gelder khi ông làm việc với bà trong dự án này.
ST. Louis – Quỹ Pulitzer cho Nghệ thuật vừa giới thiệu triển lãm Dreamscapes (Những bức tranh vẽ về mơ), từ 11. 2 đến 13. 8. 2011. Triển lãm này gợi lên những câu hỏi về hành động “mơ” – là một chuỗi liên tục những ý nghĩ, hình ảnh, âm thanh, cảm xúc, mà tinh thần ta trải qua trong giấc ngủ. Các tác phẩm được trưng bày và đặt cạnh kiến trúc của Tadao Ando đã đưa ra những cách thức mới để suy nghĩ về nội dung và mục đích của những giấc mơ ở nhiều cấp độ: sinh lý, tâm lý, văn hóa và tinh thần. Trong ảnh: tác phẩm “Mắt của Yên lặng” – Max Ernst (Đức, 1891-1976), sơn dầu trên vải, 110 x 143cm.
Ý niệm của cuộc triển lãm Dreamscapes nảy sinh nhờ khu vực Watercourt của Pulitzer. Mặt hồ đầy chất thiền của nó và hòn đá đẽo – tác phẩm Mũi Đá của Scott Burton (làm năm 1988-89) – tạo ra một khung cảnh như mơ ngay giữa lòng thành phố. Một bức tường kính tách khu vực Watercourt khỏi phần còn lại của tòa nhà Pulitzer. Nhìn cảnh này, quỹ Pulitzer đã nảy ra ý tưởng triển lãm, (cũng là quảng cáo cho quỹ luôn?)
Và đây, “Thế Giới Vô Hình” của René Magritte (1954) – một bức trong triển lãm Dreamscapes của quỹ Pulitzer. Bức tranh mô tả một tảng đá chẳng mấy thích hợp trong một căn phòng với cửa kính mở toang, bên ngoài là một mặt nước, là một giấc mơ thể hiện sự mơ hồ giữa không gian trong nhà và ngoài trời, bất chấp trọng lực, và sắp xếp một vật trần trụi, như một tảng đá chẳng hạn, vào các khung cảnh (thơ mộng) khác nhau.