|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiBắt tay với xa xí phẩm để có nhiều người xem hơn 20. 03. 11 - 7:41 amHồ Như Mai dịch(SOI: Nhân tháng 3 này, Xu Bing vừa mới được giải Nghệ sĩ xuất sắc của hãng xe Audi, xin dịch và đăng lại một bài về sự kiện tương tự trong trào lưu này).
Hồi tháng 7. 2010, nhãn rượu cognac nổi tiếng của Pháp Martell đã tổ chức lễ trao giải Nghệ sĩ Martell của năm tại Bảo tàng Nghệ thuật Thượng hải, và giải đầu bảng là trao cho Zhou Chunya. Tên tuổi của Zhou nổi lên vào những năm 90s, là một trong những nghệ sĩ thế hệ đương đại đầu tiên của Trung Quốc. Zhou nổi tiếng với những tác phẩm sống động vẽ những chú chó màu xanh lá, mặc dù những tác phẩm gần đây của ông bắt đầu chuyển sang hơi hướm đồng quê.
Ngay sau đó Zhou Chunya viết một bài phê bình khá là thú vị trên 21CBH bàn về chuyện nghệ thuật sánh đôi cùng xa xí phẩm, không chỉ đang diễn ra ở châu Âu và Bắc Mỹ và ngay cả ở Trung Quốc. Zhou cho rằng mặc dù không tránh khỏi điều tiếng, việc gán ghép như thế vẫn có thể đóng một vai trò thiết yếu và đầy tính xây dựng đối với sự phát triển của quá trình thưởng thức nghệ thuật. Sau đây là bài viết:
Vừa qua tôi có dự lễ trao giải Nghệ sĩ Martell của năm tại Bảo tàng Nghệ Thuật Thượng Hải. Đến giờ thì triển lãm đã được chuyển về Bắc Kinh và điểm dừng sắp tới sẽ là địa điểm của Á vận Hội năm nay (2010) tại Quảng châu. Tôi hoạt động nghệ thuật đã qua vài thập kỷ và không nhớ nổi số buổi khai mạc triển lãm mình từng dự, nhưng buổi vừa rồi là sự kiện lớn nhất mà tôi từng được tham gia và phải nói rằng tôi chưa từng thấy giới truyền thông lại quan tâm nhiều đến một buổi khai mạc triển lãm đến như vậy. Trong vòng hai năm qua, các nhãn hàng thời trang lớn đã lần lượt cộng tác với nghệ sĩ trong nhiều hoạt động đa dạng. Chanel thì tổ chức triển lãm Mobile Art,
Hermes đang chuẩn bị cho show H-Box,
LV thì treo tác phẩm của Zhou Tiehai ngay trong cửa hàng và Prada tổ chức chiếu phim của Yang Fudong trên tường (cũng trong cửa hàng – bạn có thể xem ở đây).
Nhiều người nói rằng những hoạt động như vậy chỉ là chuyện các nhãn hàng xa xí phẩm đua nhau tiếp thị, núp dưới danh nghĩa nghệ thuật. Thế thì, với tư cách là những nghệ sĩ độc lập, nên chăng chúng ta phải biết từ chối việc bị biến thàng công cụ marketing cao cấp cho những mặt hàng cấp cao đó? Riêng tôi, tôi nghĩ câu trả lời là ‘Không nhất thiết’. Rõ là nghệ thuật cần sự sáng tạo độc lập, nhưng nó không nhất thiết cần cả sự ‘trưng bày độc lập’. Tại sao chúng ta lại không tận dụng sự ưa chuộng đối với xa xí phẩm để thúc đẩy nghệ thuật? Đặc biệt là khi làm như vậy thì chúng ta có thể thu hút sự chú ý mạnh mẽ của giới truyền thông cũng như của công chúng. Nhiều nghệ sĩ khác cũng có những trải nghiệm tương tự. Mỗi khi đi châu Âu tham gia triển lãm, tôi luôn thấy người ta xếp hàng dài dằng dặc thành mấy vòng quanh bảo tàng. Một khi chuyện thưởng thức nghệ thuật trở thành một thói quen, một lối sống, thì tự nhiên ngành nghệ thuật của xã hội đó sẽ phát triển theo. Nghĩ như vậy thì có lẽ những nhãn hàng siêu sang cũng đóng một vai trò đáng kể trong việc giúp đỡ công chúng phát triển phong cách sống ấy. Cũng nên nhắc lại rằng trong suốt 15 năm qua những nhãn hàng cao cấp ở Châu Âu đã không ngừng hợp tác với các nghệ sĩ, hậu thuẫn cho hết thảy các thể loại sự kiện nghệ thuật và triển lãm.
Hơn nữa, có những ví dụ sinh động, chẳng hạn như Cartier Foundation hay Prada Foundation ở Milan đã lập ra được bảo tàng nghệ thuật của riêng họ, chỉ nhằm vào mục đích hỗ trợ nghệ thuật. Thậm chí ngay sau khi khủng hoảng tài chính nổ ra và chính phủ Mỹ ngừng việc hỗ trợ nhiều bảo tàng nghệ thuật, các nhãn hàng cao cấp vẫn duy trì việc ủng hộ cho các chương trình nghệ thuật. Khi các nhãn hàng cao cấp làm mọi cách để nhấn mạnh đến chuyện ‘sản phẩm của chúng tôi cũng là tác phẩm nghệ thuật’ và nhờ các dự án nghệ thuật giúp đỡ cho mục đích đó, thì chính họ cũng đang làm một công việc khá quan trọng – mang nghệ thuật đến với đông đảo quần chúng, để họ biết được nghệ thuật là gì. Đến cả những địa điểm nghệ thuật nổi tiếng như Bảo tàng nghệ thuật Thượng Hải, nơi có thể tổ chức những sự kiện quy mô lớn mà vẫn chưa thể thu hút hơn 5.000 lượt khách mỗi ngày. Trong khi đó, hàng ngày có biết bao nhiêu người đi ngang qua các cửa hàng bán đồ cao cấp và dừng chân nhòm vào cửa kính!
Ý kiến - Thảo luận
16:51
Tuesday,22.3.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
16:51
Tuesday,22.3.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
"...Prada tổ chức chiếu phim của Yang Fudong trên tường (cũng trong cửa hàng – bạn có thể xem ở đây)...."
Tò mò xen với chăm ngoan, chúng em đã theo đường dẫn của bài viết này...và được một phần thưởng: được xem một film ngắn tuyệt đỉnh công phu với một ngôn ngữ điện ảnh từ tốn, trang trọng, lịch thiệp, tinh tế, đầy ảo mộng đan xen thực tại, không màu mè (đen-trắng)rất gần gũi với ngôn ngữ điện ảnh của Trần Anh Hùng. Thầy em bảo: ông Yang Fudong tuy mới 40 tuổi nhưng đã là một đạo diễn lớn và cũng là một nghệ sĩ thị giác lẫy lừng trong làng nghệ thuật đương đại quốc tế. Cám ơn Soi và chị Hồ Như Mai.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Tò mò xen với chăm ngoan, chúng em đã theo đường dẫn của bài viết này...và được một phần thưởng: được xem một film ngắn tuyệt đỉnh công phu với một ngôn ngữ điện ảnh từ tốn, trang trọng, lịch thiệp, tinh tế, đầy ảo mộng đan xen thực tại, không màu m
...xem tiếp