Gẫm & Bình

Khai bút: biết nói sao nhỉ… 05. 03. 11 - 12:19 pm

L.H thực hiện

 

KHAI BÚT XUÂN 2011

Triển lãm khai bút của các thầy cô trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam
Khai mạc 17h thứ Sáu, 4. 3. 2011
Kéo dài đến 14. 3. 2011
Viet Art Center – 42 Yết Kiêu, Hà Nội

Theo đúng lịch, triển lãm “Khai bút” sẽ diễn ra vào 5h chiều. Thế nhưng mới 5h kém 10, tại đây đã đông nườm nượp, rất lâu mới thấy Viet Art đông người như thế. Hôm nay triển lãm của các thầy cô.

5h5, mọi người tập trung, các camera sẵn sàng ghi hình khai mạc.

Khai mạc, mở đầu, họa sĩ Trần Hậu Yên Thế phát biểu. Anh giới thiệu cái cớ của triển lãm là nhân dịp đầu năm, các thầy cô trường mỹ thuật khai bút.

Hiệu trưởng – họa sĩ Lê Anh Vân lên phát biểu. Ông cũng nhắc lại đây là triển lãm khai bút của trường. Ông nói Trung Quốc và các nước Châu Á thì đón năm con thỏ nhưng riêng Việt Nam đón năm con mèo, nên người xem sẽ thấy tranh ở đây vẽ mèo (bản thân ông cũng có một bức).

Khai mạc xong, mọi người tản ra xem tranh.

Tranh treo trang nhã, khoảng cách đủ xa, nhìn dễ chịu. Tuy nhiên một số tác phẩm điêu khắc thì lại đặt dưới sàn, thiếu bục bệ nên kém nghiêm túc.

Triển lãm cũng khá đông khách lớn tuổi đến xem. Là năm con mèo nên có nhiều tác phẩm vẽ mèo, đúng như hiệu trưởng Lê Anh Vân đã giới thiệu.

Và vì mùa xuân nên có bức bình. Đây là “Tố khúc bốn mùa” của Nguyễn Thế Sơn.

Không chỉ có tranh, triển lãm còn có nhiều tác phẩm điêu khắc, sắp đặt. Nói chung là một triển lãm với B&G là thú vị, vì như một cuộc điểm danh lực lượng giáo viên ở một ngôi trường quan trọng nhất về mỹ thuật nước ta. Trong ảnh: chị Suzane đang xem tác phẩm “Mầm 1, 2, 3” của Khổng Đỗ Tuyền - một tác phẩm rất đẹp.

Một số tác phẩm:

Chuỗi tác phẩm “Mầm 1,2,3” của Khổng Đỗ Tuyền. Chất liệu gỗ.

Hoa sóng – Lê Lạng Lương. Chất liệu giấy bồi. Tác phẩm này rất duyên dáng, tiếc là lại đặt dưới sàn (gạch màu)

Đối thoại – Lê Thị Hiền. Chất liệu Sắt (Tác phẩm này thì thô sơ quá, không thể gọi là "điêu khắc tối giản" được. Nói chung là nhìn vào thấy không còn gì bên trong nữa.)

Sự phát triển – Mai Thu Vân. Chất liệu gỗ sơn. Tác phẩm này cũng như tác phẩm trên, thực khó có thể gọi là tác phẩm. Hoặc muốn được gọi là tác phẩm thì phải quay về thời Duchamp.

Sự thăng hoa – Ngô Tuấn Phong. Chất liệu inox

Nơi đảo xa – Đoàn Văn Bằng. Chất liệu tổng hợp - Tác phẩm này khiến tôi nhớ đến những tượng đài mẹ Việt Nam rất cũ kỹ, nặng nề

Trầu cay – Lê Văn Sửu – Sắt

Khoảng riêng – Chu Anh Phương – Sơn dầu. Trông hơi giống tranh vẽ ở một khu tự trị Tàu, vùng giáp Nga.

Không đề - Vương Trọng Đức – In tổng hợp

Mèo Châu Á – Vũ Đinh Tuấn – Khắc gỗ

Một ngày – Phạm Bình Chương – Sơn dầu. Bức này không có không gian, không khí, kỹ thuật xử lý mặt tranh phẳng lì, không gây cảm giác "nhớ nhung" như kiểu đề tài này đáng lẽ phải gây ra.

Đôi – Lê Anh Vân - Sơn dầu. Bức này màu rất nhuần nhuyễn. Các bạn nên đến xem tận nơi. Tiếc là vẫn chỉ dừng lại ở một bức vẽ mèo đẹp của một bậc thầy kỹ thuật.

Xuân đáo – Lê Xuân Dũng – Giấy (Chữ Xuân ngược phải không ạ? Chắc là tác giả đùa vì lật lại nhìn giống như một người reo vui. Nhưng tác phẩm này về mặt thẩm mỹ mà treo lên thì cũng hơi ái ngại cho sinh viên trường, gặp thầy không biết phải nói sao đây.)

Xóm nhặt rác – Lưu Chí Hiếu – Chất liệu tổng hợp

Nhà có nhiều phong bì – Nguyễn Nghĩa Phương – Khắc gỗ

Phong cảnh – Lê Trần Hậu Anh – Sơn dầu

Sông Đà – Mai Xuân Oanh – Sơn dầu

*

Bài liên quan:

– Chúc được như mèo
– Khai bút: biết nói sao nhỉ …
– KVT – KHAI BÚT tại Viet Art Center

Ý kiến - Thảo luận

9:39 Wednesday,9.3.2011 Đăng bởi:  Trinh Thanh
Conceptual là học trò thầy Dũng thì giải thích tranh của thầy đi. May mà có L.H giải thích tạm, chúng tớ mới hiểu là thầy đùa treo chữ Xuân ngược. Nói thẳng bức ấy không gọi là tranh được đâu Conceptual. Bạn so sánh hộ bức ấy có gì khác những chữ vẫn bán ngoài cổng chùa nào. Theo tớ hiểu "sinh viên ái ngại", "biết nói sao" là chẳng lẽ gặp thầy mà lại chê hay khe
...xem tiếp
9:39 Wednesday,9.3.2011 Đăng bởi:  Trinh Thanh
Conceptual là học trò thầy Dũng thì giải thích tranh của thầy đi. May mà có L.H giải thích tạm, chúng tớ mới hiểu là thầy đùa treo chữ Xuân ngược. Nói thẳng bức ấy không gọi là tranh được đâu Conceptual. Bạn so sánh hộ bức ấy có gì khác những chữ vẫn bán ngoài cổng chùa nào. Theo tớ hiểu "sinh viên ái ngại", "biết nói sao" là chẳng lẽ gặp thầy mà lại chê hay khen (thì không thật lòng mình). 
2:30 Wednesday,9.3.2011 Đăng bởi:  conceptual
Không phải vì em là sinh viên của thầy Dũng mà bênh thầy nhưng thực sự em không thích những nhận xét mang tính phiến diện kiểu như "Chắc là tác giả đùa vì lật lại nhìn giống như một người reo vui. Nhưng tác phẩm này về mặt thẩm mỹ mà treo lên thì cũng hơi ái ngại cho sinh viên trường, gặp thầy không biết phải nói sao đây".
Nói sao là nói sao nhỉ? Tại sao lại ph
...xem tiếp
2:30 Wednesday,9.3.2011 Đăng bởi:  conceptual
Không phải vì em là sinh viên của thầy Dũng mà bênh thầy nhưng thực sự em không thích những nhận xét mang tính phiến diện kiểu như "Chắc là tác giả đùa vì lật lại nhìn giống như một người reo vui. Nhưng tác phẩm này về mặt thẩm mỹ mà treo lên thì cũng hơi ái ngại cho sinh viên trường, gặp thầy không biết phải nói sao đây".
Nói sao là nói sao nhỉ? Tại sao lại phải ái ngại?
Mặc dù em cũng không thích tác phẩm này nhưng không phải vì thế mà thích thú khi nghe những ý kiến phản bác không mang tính chất đóng góp như trên.
Nếu chưa hiểu được ý đồ tác giả, thì đừng đoán mò. Hãy đưa ra những nhận xét khách quan hơn và đừng làm cho nhiều người hơn nữa hiểu sai về tác phẩm này. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả