|
|
|
|||||||||||||
KhácHọa sĩ nhà ta chú ý chương trình này nhé! 19. 03. 11 - 10:06 amPhạm Huy Thông
(Trong thời gian 3 tháng làm việc tại Chương trình cư trú nghệ thuật Rimbun Dahan, Malaysia, họa sĩ Phạm Huy Thông đã có cơ hội tiếp xúc với môi trường nghệ thuật Malaysia, gặp gỡ các nghệ sĩ địa phương, tìm hiểu văn hóa bản địa… Bài viết “Thăm nhà của Matahati ở Kuala Lumpur” là một phần ghi chép của anh. Soi xin đổi tên cho “giật gân” vì bài thì rất hay và có ích, nhưng tên bài gốc cứ như đi viếng nhà danh nhân!!! Soi sợ mọi người bỏ lỡ mất. Mong Phạm Huy Thông cho phép.)
* “Matahati” là tên của một nhóm gồm 5 họa sĩ hàng đầu ở Malaysia, tựa như nhóm “Gang of Five“ ở Hà Nội. Các nghệ sĩ trong nhóm Matahati giờ đây có độ tuổi khoảng trên 40. Những người tôi biết như Bayu, Fuad hay Hamir đều đã có một sự nghiệp ổn định, có “đội ngũ nhà sưu tập” (collector base, thuật ngữ được dùng nhiều ở nước ngoài nhưng hình như vẫn mới mẻ ở Việt Nam) vững chắc và giá tranh không phàn nàn vào đâu được.
Khác với nhóm “Gang of Five“ nước ta mỗi người mỗi ngả, nhóm “Matahati” ở Malaysia có con đường chung rõ ràng hơn, ngoài việc tiền hô hậu ủng cổ vũ nhau làm nghệ thuật, nhóm “Matahati” còn dành rất nhiều thời gian quý giá để hỗ trợ sự phát triển của nghệ sĩ trẻ ở Malaysia cũng như mở rộng quan hệ giữa nghệ thuật thị giác ở Malaysia với các nước lân cận. Đó là lý do mà Nhà của Matahati (House of Matahati) (HOM) ra đời. Đất đai ở Kuala Lumpur đương nhiên là không rẻ, nhà cửa tư nhân ở đây ít có những không gian rộng như Art VietNam ở mình. Cửa vào của HOM là một cầu thang dẫn thẳng lên tầng 2 (như xưởng của họa sĩ Trịnh Tuân), nhưng trên đó là một không gian khá thoải mái với tầng 2 làm phòng bày tranh và tầng 3 là xưởng vẽ tích hợp với văn phòng và kho. HOM là đại bản doanh nơi mà nhóm Matahati thực hiện các hoạt động của mình:
1. Chương trình cư trú nghệ thuật HOM Residency Các thành viên Matahati đều là họa sĩ, cũng từng trải qua những tháng năm chập chững vào nghề, bươn chải kiếm sống, họ chắc quá hiểu những khó khăn của những họa sĩ mới ra trường và cũng hiểu mỗi sự giúp đỡ tích cực sẽ là quý giá nhường nào trong quá trình hình thành một sự nghiệp nghệ thuật. Bởi vậy HOM tạo ra chương trình cư trú trong đó các họa sĩ trẻ quốc tịch Malaysia mới ra trường được làm việc tại studio của HOM trong vòng 6 tháng. Họa sĩ trẻ đó sẽ nhận được chi phí đi lại, họa phẩm (rất đắt ở Malaysia) và được tổ chức một triển lãm ngay tại HOM sau khi kết thúc chương trình cư trú. Chương trình HOM Residency không chỉ khoanh vùng trong số những người đã qua trường lớp, các họa sĩ dưới 30 tuổi, tự học cũng có thể nộp hồ sơ và có thể được chấp nhận. Các hồ sơ nộp đến HOM sẽ được các thành viên của Matahati chọn lựa dựa trên thực lực của các ứng viên chứ không dựa trên điểm tốt nghiệp (à há).
Theo nhìn nhận của riêng tôi, các họa sĩ trẻ đã được mời đến HOM đều có khả năng thể hiện tốt, chuyên tâm hoàn thiện hiệu quả bề mặt tuy chiều sâu nội dung còn hạn chế và phong cách cá nhân chưa thực sự định hình. Điều này là tất yếu, hãy tự hỏi bản thân chúng ta đã làm được gì khi chúng ta mới ra trường.
2. Chương trình “di trú nghệ thuật” HOM SAGE Residency Chương trình HOM SAGE là sự cộng tác của nhóm Matahati của Malaysia với TENGGARA Artland của Indonesia và Projectspace Pilipinas của Philippines. Một nhóm các họa sĩ khoảng từ 6 đến 8 người được chọn từ 3 nước trên sẽ ngao du 30 ngày ở mỗi nước. Các ứng viên phải có thời gian hoạt động nghệ thuật ít nhất 5 năm và có bản lĩnh nghề nghiệp tốt (đương nhiên). Trong thời gian ở mỗi nước, các họa sĩ không chỉ sáng tác mà phần lớn thời gian sẽ thăm thú các bảo tàng, các viện nghệ thuật, giao lưu với các nghệ sĩ ở địa phương và quan trọng nhất là được giới thiệu và tới thăm các đại gia sưu tập nghệ thuật. Khi đến nước nào, các họa sĩ trong nhóm của nước đó sẽ đóng vai trò chủ nhà, hướng dẫn đồng nghiệp đi ăn đi nhậu. Để có đủ tranh cho triển lãm ở mỗi nước, ngoài việc sáng tác tại chỗ, các nghệ sĩ thường đem tác phẩm theo, vậy là yên tâm đi chơi.
Đây là chương trình rất linh hoạt nhưng đòi hỏi công sức tổ chức của những người thực hiện. Tôi thấy mô hình “di cư nghệ thuật” kiểu này rất hay, nó đánh đúng tâm lý của các họa sĩ khi tham gia các chương trình cư trú. Nếu chỉ đến để vẽ thì thà ngồi nhà mà vẽ còn sướng hơn. Mỗi lần đi xa là một cơ hội học tập, kết nối và đôi khi kiêm bán chác. Bayu, thành viên tích cực nhất của nhóm Matahati, đã có cuộc nói chuyện với tôi. Anh tỏ ra rất quan tâm đến các hoạt động nghệ thuật ở Việt Nam, đến các cơ sở hỗ trợ nghệ thuật mà tôi điểm danh như Nhà Sàn, Sàn Art, Zero Station, Quỳnh Gallery hay Bùi Gallery… Anh nói, Matahati có quan hệ tốt với các họa sĩ Indonesia, Philipines và Singapore. Trong tương lai, House of Matahati muốn được cộng tác thêm với nghệ thuật ở Thái Lan, Việt Nam, Cambodia, Lào… Trọng tâm của Matahati là xoay quanh nghệ thuật thị giác 2D và 3D. Các loại hình như Performance hay Video Art hiện thời nằm ngoài sự quan tâm của họ. 3. Chương trình Nghệ sĩ quốc tế HOM Open Residency Các họa sĩ nhà ta chú ý chương trình này nhé. Chương trình HOM Open Residency mở rộng cho tất cả các nghệ sĩ quốc tế. HOM cung cấp studio làm việc chung, chỗ ở và một số nguyên liệu nghệ thuật cơ bản. Thời gian nghệ sĩ lưu trú tại HOM có thể từ 20 đến 30 ngày. Họa sĩ không bắt buộc phải có triển lãm sau thời hạn trên trừ khi họ muốn. Nếu nghệ sĩ tổ chức triển lãm tại nơi khác ở Malaysia, HOM sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện ở mức có thể. Túm lại là ông đến vẽ ở nhà tôi nhưng ông bày tranh ở nhà thằng hàng xóm tôi cũng đồng ý. HOM Open Residency với thời gian dưới 30 ngày là lựa chọn rất thích hợp cho họa sĩ nào muốn đi đây đi đó, mở mang một tí nhưng còn nhiều vướng bận ở nhà, không đi lâu được. Mọi hồ sơ của chương trình này nên gửi trực tiếp tới HOM. Các tác phẩm được triển lãm ở HOM, nếu bán được (trên trang web của họ, tôi thấy cũng không ít “SOLD”) sẽ chia nửa. Một nửa gửi họa sĩ, một nửa sẽ dùng để tài trợ cho các hoạt động khác của HOM như một số dự án nghệ thuật đường phố, nghệ thuật cộng đồng và các giải trẻ mà HOM trao hàng năm. Matahati muốn tôi khi về nước thì kể lại các hoạt động của HOM cho đồng nghiệp Việt Nam. Matahati muốn bắt tay với các họa sĩ Việt Nam nhưng không biết các họa sĩ Việt Nam muốn hợp tác theo kiểu nào. Vậy nên tôi viết bài này đăng lên đây, ai có ý tưởng gì về việc sang Malaysia làm sao, thế nào, bao giờ… thì comment cho tôi biết nhé. Để tìm hiểu thêm về House of Matahati, các bạn hãy vào website có rất nhiều thứ thú vị để xem và cả email của HOM để liên lạc.
(Ảnh: từ www.houseofmatahati.blogspot.com) Ý kiến - Thảo luận
9:59
Wednesday,23.3.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
9:59
Wednesday,23.3.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
Hay quá, em cám ơn ý kiến gợi ý của anh Thông. Có thể chúng em sẽ thử sức vào một mùa hè nào đó... khi cảm thấy tay nghề đã cứng một chút. Với lại, chắc cũng phải "chiến đấu" để có một số thành tích" cho cái CV của mình nó oách tí, phải không ạ?
7:44
Wednesday,23.3.2011
Đăng bởi:
Pham Huy Thong
Ờ. Quên mất em-co-y-kien là sinh viên. Hôm tớ nói chuyện với Bayu, quên không hỏi việc sinh viên hiện đang học có được apply hay không. Không thấy họ dặn dò cụ thể gì về việc này. Thế nhưng tớ thấy phần lớn các chương trình residency trên thế giới họ có hỏi chuyện này đâu. Nếu cứ phải có tấm bằng mới được apply thì các bác họa sĩ tự học hết cơ hội à.
...xem tiếp
7:44
Wednesday,23.3.2011
Đăng bởi:
Pham Huy Thong
Ờ. Quên mất em-co-y-kien là sinh viên. Hôm tớ nói chuyện với Bayu, quên không hỏi việc sinh viên hiện đang học có được apply hay không. Không thấy họ dặn dò cụ thể gì về việc này. Thế nhưng tớ thấy phần lớn các chương trình residency trên thế giới họ có hỏi chuyện này đâu. Nếu cứ phải có tấm bằng mới được apply thì các bác họa sĩ tự học hết cơ hội à.
Cái chuyện trường không cho đi thì đương nhiên rồi. Nhưng mình có bắt buộc phải đi trong năm học đâu. Nghỉ hè mình đi thì ai cấm. Tớ nhớ lần đầu tiên tớ đi Thái vẽ tranh 1 tháng, phải đi đúng kỳ nghỉ Tết để tránh lịch dạy. Bác nào dội nước sôi kệ bác ý nhé. Chỉ sợ em-co-y-kien tự dội nước sôi cho mình thôi. Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp