|
|
|
|||||||||||||
Bàn luậnE hèm, sau đây tôi xin trả lời… 30. 03. 11 - 6:46 amGermaine Greer – Hồ Như Mai st và dịch
Trước đây một tuần tôi có dịp làm rối trí 1.500 em học sinh trung học khi cố trả lời câu-hỏi-mà-chẳng-biết-hỏi-để-làm-gì: “Nghệ thuật là cái gì?” Các em thấy những thứ tôi nói lúc đó khá là ngạc nhiên. Tôi hi vọng nhiều em sẽ không về nhà vứt liền portfolio của mình vô thùng rác và làm lại những bộ mới về Lady Gaga, vì tôi thậm chí còn nghĩ rằng hôm đó các vị thầy cô còn bối rối hơn cả các em. Vậy nên, hôm nay, tôi nói lại cho rõ. Nếu bạn nghe thấy được thì đừng quên nói lại với người khác. Nghệ thuật là cái gì? Nghệ thuật là bất cứ thứ gì được nghệ sĩ phong cho thành… nghệ thuật. Người nghệ sĩ là người làm ra cái mà anh/chị ta nghĩ là nghệ thuật. Làm ra tranh thì có thể được gọi là nghệ thuật hội họa, nhưng mà cũng có thể chẳng dính gì đến nghệ thuật cả. Ví dụ như mấy bức hình treo quanh công viên Hyde Park ở London vào cuối tuần, đến cả hàng trăm bức. Nhưng chả có gì là nghệ thuật cả. Một chút graffiti trên đường tàu còn có thể coi là có chất nghệ thuật nhiều hơn, có thể là một thứ nghệ thuật tồi tệ nào đó nhưng vẫn là nghệ thuật. Phần lớn nghệ thuật đều…dở ẹt, nhưng vấn đề ở chỗ không có thứ nghệ thuật dở hơi thì làm sao có thứ nghệ thuật hay ho.
Những nghệ sĩ giỏi nhất đều từng làm những thứ họ cho là chẳng ra gì; khác ở chỗ là họ phá nó ngay lập tức. Tracey Emin đâu cần đợi ai nhắc cũng đã biết đi phá những bức tranh làm nên tấm bằng Thạc Sĩ của chính mình ở Trường Nghệ thuật Hoàng Gia. Ắt hẳn có nhiều nhà buôn tiếc hậm hực, nhưng Emin kiên quyết không để họ xơ múi được gì. Đúng là hành động của nghệ sĩ chân chính.
Nghệ thuật là một phần của cuộc sống, nhưng để trở thành nghệ thuật, tác phẩm phải thực sự tạo ra cho chính mình một vùng riêng, cái ta có thể gọi là không gian nghệ thuật hay thời gian nghệ thuật. Một cái bồn tiểu rõ ràng không phải là một tác phẩm nghệ thuật nếu nó chỉ đi làm cái chức năng (vô cùng cần thiết) của mình. Để biến nó thành nghệ thuật, ta phải tháo nó ra khỏi đường ống, chổng ngược nó lên và đặt lên một cái bục. Người xem lúc đó tự nhiên trong đầu xuất hiện hàng hà sa số những suy nghĩ mới lạ về vật thể này, định nghĩa lại nó và cả chính mình trong mối tương quan với nó. Vật thể độc đáo này, mà Marcel Duchamp gọi là Fountain (Đài phun nước?), và ký tên R Mutt, đã từng bị Hội Các nghệ sĩ độc lập cho ra rìa, ngay trong chính bảo tàng New York ở lần dự định ra mắt đầu tiên năm 1917, bởi vì, các nghệ sĩ độc lập cho rằng, nó ứ phải là nghệ thuật. Năm 2004, 500 “chuyên gia nghệ thuật” người Anh đã bình chọn tác phẩm này là “tác phẩm nghệ thuật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ 20”. Con người thời nào cũng sáng tạo nghệ thuật. Tổ tiên ta luôn dành ra những khoảng thời gian để làm những việc chẳng có ích lợi rõ ràng gì. Họ tạo ra hình ảnh, vẽ vời lên cơ thể, kể chuyện, hát rồi nhảy múa. Ngày nay, chúng ta nghĩ về những hoạt động đó là những thứ mang tính “phi thời gian” (timeless); thời nào cũng có, nhưng có lẽ đúng hơn phải gọi chúng là “đầy thời gian” (timeful), bởi có khi phải cần đến nhiều ngày để chuẩn bị và biểu diễn. Rõ ràng phải dành riêng thời gian và không gian cho những hoạt động đó. Trong phần lớn lịch sử nhân loại, nghệ sĩ không có nghĩa vụ phải ghi chép lại vẻ ngoài thực tế của người, con vật hay đồ vật. Đối tượng của nghệ thuật thường là những gì không thể nhìn thấy được, ví dụ năng lượng ánh trăng, được vẽ lại trên đá ở vùng Kimberly, nước Úc dưới dạng hình nhân wandjina. Trong trường hợp này nghệ sĩ lại có một khoảng cách nhất định với tác phẩm, như vị trí của một người trông giữ cấp cao, chịu trách nhiệm gìn giữ cho những hình ảnh thiêng liêng luôn tươi mới. Trước khi đặt tay lên đá, nghệ sĩ phải đi đến nơi thờ cúng bằng một con đường đặc biệt, phải tắm bằng nước lạnh và trong từ các khe núi sâu. Ở đây thiêng liêng cũng chỉ là một cách nói khác của “sự tách biệt”.
Vẽ vời là công việc thú vị và hầu hết ai cũng từng làm, đặc biệt là những người được xem là vẽ giỏi, nhưng cái vẽ được ra chưa thể là nghệ thuật, cho đến khi nó đạt được sự tách biệt. Một hình ảnh giống như một người nổi tiếng thì chẳng có gì là nghệ thuật, cho đến khi nó được đặt vào vị trí tương quan với những hình ảnh khác cũng của người nổi tiếng đó, và cả bản thân người nổi tiếng đó. Andy Warhol tinh lược hình ảnh của Marilyn Monroe đến khi nó trở nên hầu như không đáng kể, như một kiểu chữ viết tượng hình để thể hiện chân dung, không tuổi tác, không nhận diện và không cả biểu cảm. Nghe qua thì có vẻ trái ngược với những chân dung nổi tiếng nhất trong lịch sử, nhưng mà không phải vậy. Những bức chân dung này đã tồn tại, sống lâu hơn các đối tượng được vẽ và có một đời sống riêng mà những đối tượng đó không hề biết đến. Những tác phẩm như thế rõ ràng tồn tại trong một vùng wandjina/Warhol riêng của chúng.
Học Nghệ thuật ở bậc trung học thực sự rất khó, chính ở sự mâu thuẫn nội tại giữa việc được đào tạo để có được chuẩn và học để biết cách ngẫu hứng. Phẩm chất mà những người chấm thi đòi hỏi ở thí sinh là sự sáng tạo, nhưng làm sao có thể dạy người ta sáng tạo. Lady Gaga từng nói rằng: “Một khi bạn học được cách nghĩ về nghệ thuật, bạn có thể tự dạy nghệ thuật cho chính mình.” Nói vậy cũng như nói: “Một khi bạn học được cách nghĩ về nghệ thuật, bạn chỉ có thể học được từ chính mình thôi.” Người ta có thể dạy bạn vẽ như ông này ông kia, nhưng rốt cuộc bạn chỉ có thể học vẽ theo kiểu bạn từ chính bạn mà thôi. (Đặt giả định nghệ thuật của bạn ở đây là hội họa, giả định luôn là bạn khá nghiêm túc). Những cậu bé nửa đêm thức dậy, đi ra những bức tường bỏ hoang để vẽ graffiti thực ra đang làm việc theo một thứ truyền thống đòi hỏi cao, nó đòi hỏi người thực hiện phải suy nghĩ trước thật chi tiết, rồi mới vẽ vời gì được. Những cậu bé làm việc đó chẳng có được đồng nào. Cũng chẳng có giải thưởng gì. Mà có khi còn bị bắt. Có lẽ chẳng có ví dụ nào về tính thiêng liêng của nghệ thuật chân thực hơn thế. Bạn hãy bình luận ý kiến trên. Thời gian làm bài bắt đầu. * Bài liên quan: – Nghệ thuật “thứ thiệt” – ở đâu và đến mấy giờ? Ý kiến - Thảo luận
12:31
Friday,2.1.2015
Đăng bởi:
KK
12:31
Friday,2.1.2015
Đăng bởi:
KK
Bình gì mà bình.
Nói đúng hết rồi còn gì nữa. Luôn thích Graffiti :))
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Nói đúng hết rồi còn gì nữa.
Luôn thích Graffiti :))
...xem tiếp