Bàn luận

Lạm phát khiến người Hoa đổ tiền mua tranh? 28. 03. 11 - 7:36 am

Yu Shanshan - Ngọc Trà dịch

 (SOI: Yu Shanshan là một bình luận viên của tờ Bắc Kinh Ngày Nay. Việc bài viết này có nằm trong kế hoạch đẩy giá tranh Trung Quốc lên không thì chắc phải nhờ các nhà kinh tế học “đọc” ra. Mời các bạn đọc tham khảo.)

Đứng cạnh cái tên Ullens sẽ khiến giá cả của những tác phẩm hàng đầu tăng vọt lên vào ngày 4 tháng Tư tại Hồng Kông (Hình tác phẩm Mao Trạch Đông: P2 của Wang Guangyi, 1988)

Ăn chắc mặc bền, những dân có tiền người Hoa lại đổ về các buổi đấu giá nghệ thuật để mua tác phẩm.

Mới vài tuần trước, khi các phiên đấu giá mùa xuân của Sotheby lục tục chuẩn bị bắt đầu, với 106 tác phẩm được chờ đợi từ Ullens Collection, và buổi đấu giá Nghệ thuật đương đại châu Á vào ngày 4 tháng Tư, người ta đã phỏng đoán đủ đường về chuyện sẽ có bao nhiêu nhà sưu tập Trung Quốc đại lục xuất hiện, và họ sẽ đẩy giá lên cao ra sao.

Như nhật báo Jing Daily đã viết, rất có thể hiệu ứng ‘hồi hương’ sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chuyện mua bán tháng tới, y như hồi năm 2010, đồng thời báo giới Trung Quốc liên tục kể chuyện các nhà buôn phương Tây phải ra về tay không trong suốt hai năm qua, còn các nhà sưu tập Trung Quốc vẫn đang tìm cách giữ các tác phẩm đương đại ở lại Trung Quốc – một trào lưu trước đây chỉ diễn ra với các tác phẩm nghệ thuật truyền thống và thị trường cổ vật. 

Mao Xuhui - Chủ nghĩa gia trưởng – Thuộc bộ sưu tập Ullens

Tuy nhiên chủ nghĩa ái quốc chỉ là một phần. Nhiều, nếu không muốn nói là phần lớn, các nhà sưu tập đang tìm kiếm những khoản đầu tư ổn định, mà đây mới chính là chỗ thể hiện rõ nhất đặc điểm ưa tính toán xa xôi của người Hoa. Lạm phát, mặc dù bắt đầu dịu xuống ở Trung Quốc, vẫn khiến những nhà đầu tư sốt ruột tìm mua các thể loại tài sản gọn nhẹ, như vàng, rượu, nghệ thuật và thậm chí là ngọc bích. Đây mới chính là động cơ chính của các nhà buôn Trung Quốc tại Sotheby cũng như tại các phiên đấu giá mùa xuân này.

Lạm phát ngày càng gay gắt và đồng tiền Trung Quốc trở nên toàn cầu hóa khiến nhiều nhà giàu xứ này bắt đầu lo lắng về những khoản tài sản nhân dân tệ, vậy là họ tập trung vào những món đầu tư gọn nhẹ hơn – cũng chẳng phải là một chiến lược tồi. Thị trường đấu giá toàn cầu nhờ đó mà khởi sắc sau 18 tháng dai dẳng phục hồi. Có lẽ điều này – cùng với việc chính phủ Trung Quốc tăng giá đồng nhân dân tệ dần dần – chính là lý do tại sao nhiều nhà sưu tập đại lục ráo riết săn lùng các tác phẩm nghệ thuật đương đại Trung Quốc, những món đồ cổ Trung Quốc, những chai Petrus và Lafite mua ở Hồng Kông hay nơi khác- vì họ muốn vừa đa dạng hóa tài sản vừa được “nở mày nở mặt” vì đã mua tranh của các nghệ sĩ hiện đại nổi tiếng hay cổ vật từ thời một hoàng đế tiếng tăm.

Zhong Biao – Ông già và biển cả – Thuộc bộ sưu tập Ullens

Lạm phát đẩy giá của tất cả các thể loại tài sản ở Trung Quốc lên cao, nên cũng chẳng ngạc nhiên gì khi các tay nhà giàu bỏ tiền của mua hàng xa xí phẩm, đồng hồ và những món đấu giá mà trong tương lai giá trị sẽ tiếp tục tăng, vượt cả lạm phát, vượt cả sự tăng giá của đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, chỉ ngạc nhiên ở chỗ là sao mà các tay sưu tập Trung Quốc lại sáng suốt nhận định tình hình nhanh chóng đến thế.

Đó cũng là lý do tại sao buổi đấu giá Ullens sắp tới nên quên đi mức ước giá 17 triệu đô; mức này đã được một trong những nhà sưu tầm nghệ thuật đương đại Trung Quốc nổi tiếng và được kính nể nhất xem xét lại. Guy Ullens đã tiêu tốn khá nhiều tiền để lập ra Trung tâm Nghệ thuật đương đại Ullens (UCCA) tại Bắc Kinh, cũng như mất khá nhiều năm để tập hợp một bộ sưu tập chọn lọc tác phẩm của các nghệ sĩ đương đại hay nhất ở Trung Quốc. Thứ con dấu “duyệt” này không dễ gì mà có được, vì thế, chắc chắn các nhà sưu tập Trung Quốc (cả kỳ cựu lẫn ma mới) đều sẽ đấu giá khá là mạnh tay vào ngày 4 tháng Tư đến.

Shu-Qun – Tiếng nói bản sắc – Thuộc bộ sưu tập Ullens

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

7. 10 tại Eight Gallery:
Đặng Xuân Hòa - Tranh Trừu Tượng

Trần Hậu Tuấn - Thông tin từ Eight Gallery

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả