Thị trường

Sợ bong bóng, sàn giao dịch ngừng bán tranh 31. 03. 11 - 8:05 pm

Hồ Như Mai dịch

  Sàn giao dịch tác phẩm nghệ thuật văn hóa Thiên Tân vừa dừng giao dịch đối với hai tác phẩm hàng đầu.

Bai Gengyan (tóc bạc) trước một bức tranh của ông

Dạo gần đây đầu tư nghệ thuật là một hình thức đầu tư mới, tuy xuất hiện trên khắp thế giới, nhưng thành công cũng tùy chỗ. Dù vậy, sự trỗi dậy của Trung Quốc như một thế lực tiên phong trên sàn giao dịch nghệ thuật này chỉ làm cho người ta thêm lo lắng về chuyện thiếu ổn định. 

Thị trường nghệ thuật Trung Quốc tăng trưởng liên tục trong suốt những năm vừa rồi, mới tháng qua vẫn trên đà trở thành thị trường lớn thứ hai trên thế giới, thế mà giờ đây đã khiến các nhà đầu tư phập phồng lo sợ chuyện bong bóng vỡ. 

Giữa tháng 3. 2011, Reuters cho hay, Sàn giao dịch tác phầm văn hóa nghệ thuật Thiên Tân, chỉ mới vừa ra mắt hồi tháng Giêng năm 2011, đã vừa dừng giao dịch đối với hai tác phẩm hàng đầu vì lo sợ rằng sự định giá quá mức một cách chóng vánh (vừa khiến giá cổ phiếu tăng vọt lên 1700 phần trăm) sẽ làm tăng rủi ro cho nhà đầu tư. 

Hai tháng trước đây, sàn giao dịch Thiên Tân – nơi các nhà đầu tư có thể sở hữu một phần các tác phẩm nghệ thuật – vừa liệt kê cổ phần cho hai bức tranh Trung Quốc, Hoàng hà gào thét (Roaring Yellow river) của họa sĩ hiện đại người Trung Quốc Bai Gengyan và Mùa thu trong pháo đài (Autumn in fortress). Sau khi lượng vốn đổ vào hai tác phẩm này tăng vọt, cổ phiếu của Hoàng hà gào thét tăng vọt, từ giá phát hành là 1 tệ, thành đến 17.2 tệ (tức 2.62 đô), làm cho trị giá tác phẩm lên đến 103 triệu tệ (tức là 15.7 triệu đô) – gấp 52 lần giá cao nhất nghệ sĩ từng đạt được qua đấu giá.  

Tranh về Hoàng Hà của Bai Gengyan (có thể không phải là bức rao bán trên sàn. Xin lỗi Soi không tìm ra)

Tuy vậy, theo như Reuters, chuyện giá tài sản lên xuống nhanh chóng chẳng là gì mới ở Trung Quốc, nơi liên tiếp xảy ra những cơn cuồng đầu tư đối với các mặt hàng đa dạng, từ đậu xanh đến các loại thuốc kích dục làm từ kiến, và đó có lẽ cũng chính là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của Sàn Thiên Tân trong việc đưa thêm 7 bức tranh mới và một viên kim cương lên website tuần vừa rồi. Trong khi có sàn giao dịch nghệ thuật khác ở Trung Quốc, chẳng hạn như sàn Vốn và Tài sản nghệ thuật Thâm Quyến, thì ít đa dạng hơn, chỉ tập trung bán cố phần tranh của họa sĩ đương đại Yang Peijiang 

Tranh của Yang Peijiang

Hiện tượng các công ty lấy tác phẩm nghệ thuật ra chào mời như một cách đầu tư vẫn còn khá mới mẻ, bị nhiều người chê bai, cho rằng còn quá bất ổn và mập mờ. Công ty Cố vấn Đầu tư Nghệ thuật, có trụ sở ở London, tự nhận mình là “quỹ đầu cơ tài sản nghệ thuật” đầu tiên trên thế giới, đã phải đóng cửa năm 2009 sau hai năm hoạt động. Và có lẽ ví dụ sống động nhất đối với những kế hoạch đầu tư kiểu đó chính là Sàn giao dịch nghệ thuật Paris (Art Exchange), được xem là “sàn tài chính đầu tiên dành cho tác phẩm nghệ thuật” được A&F Markets cho ra mắt vào tháng Giêng năm 2011, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh 26 tuổi Pierre Naquin, đã bị nhà buôn Christophe van de Weghe ở New York phát biểu với phóng viên của ArtInfo rằng đây là một “ý tưởng khờ khạo”, còn nói thêm rằng “khách hàng mục tiêu chỉ là bọn chẳng biết gì về nghệ thuật, cứ nghĩ rằng thế giới nghệ thuật là cái gì đó màu mè, đặc sắc và vui nhộn.” 

Naquin – con người ngây thơ hay đi trước thời đại?

“Không phải ai cũng đồng ý với công việc chúng tôi đang làm, và chúng tôi hiểu rõ điều đó,” Naquin phát biểu với ArtInfo Pháp hồi tháng Giêng. “Người ta lo ngại rằng từ nay về sau mọi người sẽ xem nghệ thuật như một thứ chỉ số – hôm nay nghệ thuật tăng điểm, ngày mai rớt giá.” Naquin phỏng đoán rằng đối với thị trường đầu tư nghệ thuật, “xáo trộn giá cả sẽ luôn ở mức vừa phải – rất ít nếu so với mức tăng 100, 200 hoặc 500 phần trăm đối với các tác phẩm chỉ được đem ra đấu giá mỗi 5 hay 10 năm.” 

Tuy nhiên ở Trung Quốc, rõ ràng nhận định của Naquin chẳng chính xác chút nào (bằng chứng là đến sàn Thiên Tân cũng còn sợ quá, phải ngừng giao dịch hai tác phẩm lớn). 

 

(Từ ArtInfo)

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Ca ngợi hay chửi rủa (có bổ sung)

Nguyễn Thị Huệ Hữu vs Ng. H. Phương Lan

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả