Tin tức

Tin-ảnh: Vẽ đẹp cho đời sau xem 11. 04. 11 - 3:42 pm

Hồ Như Mai tổng hợp

LONDON – Một tấm bảng căng trên Tate Modern, in chữ “Thả Ngải Vị Vị” tại London, 8. 4. 2011. Triển lãm “Hạt hướng dương” của Ngải vẫn còn đang ở Tate, trong khi nghệ sĩ thì bị chăn lại hôm ngày 3. 4. 11 khi đang lên máy bay từ Bắc Kinh đi Hồng Kông. Việc Ngải Vị Vị bị công an cửa khẩu bắt làm dấy lên làn sóng chỉ trích từ tứ phía. Họ cho rằng nghệ sĩ chính là mục tiêu mới nhất của đợt dằn mặt người bất đồng chính kiến tại Trung Quốc. Ảnh: Luke MacGregor

 

LONDON – Tấm bảng “Thả Ngải Vị” trên Tate Modern, London, ngày 8. 4. 11. Cảnh sát Trung Quốc sau đó có nói rằng Ngải đang bị điều tra do nghi ngờ là tội phạm kinh tế, theo phát ngôn chính thức của Xinhua. Ảnh L. MacGregor

 

BUCHAREST – “The Princess”- một bức tranh khổng lồ của Alexandru Bunescu vẽ hình chiếc đầu máy xe lửa theo đúng kích thước thật, đang được trưng bày trong một cuộc họp báo tại Bucharest 8. 4. 11. Nhà đấu giá Artmark công bố trong họp báo rằng bức tranh, dự đoán có giá từ 50 ngàn đến 60 ngàn euros (tức là trong khoảng $72,200 – $86,580) chuẩn bị được đưa vào Sách Kỷ lục Guiness thế giới là tác phẩm lớn nhất từng được mang ra đấu giá. Bức tranh này vẽ bằng pastel trên canvas cao 4.5 m, rộng 25 m và được ghép từ 32 tấm rời. Ảnh: B. Cristel

 

BUDAPEST – Tổng thống Bồ Đào Nha Cavaco Silva, đi cùng với những người đồng nhiệm châu Âu đến thăm triển lãm Munkacsy Trilogy, được tổ chức cùng với hội nghị thượng đỉnh Arroilos Group tại Sandor Palace, Budapest, Hungary, ngày 8. 4. 2011. Mihalyi Munkacsy là một nghệ sĩ sống vào cuối thế kỷ 19, và vào những thời điểm khác nhau trong đời, ông lần lượt vẽ ba bức tranh về Chúa Jesus: Christ Before Pilate (1881), Golgotha (1884) và Ecco Homo! (1896). Ảnh M. Cruz/EPA

 

Christ Before Pilate (1881), một trong ba bức của Munkacsy có trong bộ Trilogy, diễn tả cảnh chúa Jesus bị đám bô lão và thầy tế Do thái giải đến trước tổng đốc Pontius Pilate đòi xử tội chết. Trong phiên tòa này, Đức Jesus nói: “Ta sinh ra để làm vua. Ta sinh ra để đến thế gian này làm chứng cho chân lý. Ai thuộc về chân lý thì nghe được tiếng ta”. Pilate nhận mình thuộc về chân lý nên kết luận Jesus vô tội, nhưng ông ta đúng là điển hình cho thứ cai trị nhu nhược: trước áp lực của dân Do Thái, ông đã thả tên cướp Baraba còn giao Jesus lại cho dân Do Thái. Và Chúa đã bị đóng đinh.

 

Ecco Homo! (1896) của Munkacsy, một trong ba bức thuộc bộ Trilogy, diễn tả cảnh tổng đốc Roma là Pilate dẫn Chúa Jesus ra trước đám thầy tế và bô lão Do Thái rồi nói “Ecco Homo!” (có nghĩa là “Nhìn người đây!”). Sau đó Jesus Christ bị đám đông Do Thái ấy đội vòng gai lên đầu, giễu cợt là “Vua dân Do Thái”. Họ đánh đập Ngài rồi giải lên đồi Gogoltha đóng đinh.

 

Golgotha (1884) của Munkacsy, một trong ba bức thuộc bộ Trilogy, diễn tả cảnh đóng đinh Chúa trên đồi Gogoltha. Trên đầu thập giá là tấm bảng giễu cợt “Vua dân Do Thái”, hai bên Ngài là hai tên trộm. Sụp dưới chân Ngài là Đức Mẹ Maria.

 

BUDAPEST – Tổng thống Bồ Đào Nha, Cavaco Silva, cùng với vợ là Maria Cavaco Silva, đi cùng những người đồng nhiệm châu Âu đến triển lãm ba bức tranh về Jesus Christ của Munkacsy (tên triển lãm là Munkacsy Trilogy), tổ chức tại Budapest, Hungary 8. 4. 2011. Những bức tranh khổng lồ này khiến người xem kinh ngạc vì sắc thái biểu cảm khác nhau của các nhân vật vây quanh Chúa Jesus trong mỗi bức tranh; những nhân vật nữ thì kinh sợ trước cái chết của Chúa, đám nam giới thì ngờ vực Chúa, hoặc không quan tâm gì đến việc đang xảy ra, như thể họ có nhiều chuyện khác quan trọng hơn phải nghĩ đến. Thường ba bức tranh này được trưng bày tại những bảo tàng khác nhau, nhưng lần này được tụ hội lại để làm một cuộc triển lãm riêng.

 

DETROIT – Những nghệ sĩ lớn để lại những tác phẩm lớn cho các hội nghị thượng đỉnh đời sau còn có cái xem trước khi vào họp. Chứ những nghệ sĩ đương đại như Tyree Guyton đây, với tác phẩm sắp đặt Street Folk tại Edmund Place, Detroit hôm thứ Năm 7. 4. 11, thì làm xong cũng đến dẹp đi. Guyton nói rằng những chiếc giày này phản ánh con người, tất cả đang đi về những hướng khác nhau, nhưng đều có mặt trên đường phố. Ảnh C. Osorio

 

DETROIT – Guyton điều chỉnh lại giày trong tác phẩm sắp đặt Street Folk tại Edmund Place, Detroit, thứ Năm 7. 4. 2011 Ảnh C. Osorio

*

Bài liên quan:

– Tin-ảnh: Hội chợ + dỡ nhà
– Không còn là “một ngày bình thường trong đời Ngải Vị Vị”
– 12 con giáp của Ngải Vị Vị
– Tin-ảnh: Vẽ đẹp cho đời sau xem
– Ngải Vị Vị đã thú tội?

Ý kiến - Thảo luận

13:21 Wednesday,13.4.2011 Đăng bởi:  Mạnh Hà
Những Hạt Hướng Dương của Họa sĩ Tạo hình Ngải Vị Vị được chế tạo bằng sứ từ Cảnh Đức Trấn, hiện được trưng bày (cho đến mùng 2 tháng 5 năm 2011) ở bảo tàng nghệ thuật đương đại Tate Modern, Luân Đôn, Anh Quốc. Xem phim:
http://www.youtube.com/watch?v=m7UcuYiaDJ0&feature=player_embedded
...xem tiếp
13:21 Wednesday,13.4.2011 Đăng bởi:  Mạnh Hà
Những Hạt Hướng Dương của Họa sĩ Tạo hình Ngải Vị Vị được chế tạo bằng sứ từ Cảnh Đức Trấn, hiện được trưng bày (cho đến mùng 2 tháng 5 năm 2011) ở bảo tàng nghệ thuật đương đại Tate Modern, Luân Đôn, Anh Quốc. Xem phim:
http://www.youtube.com/watch?v=m7UcuYiaDJ0&feature=player_embedded 
13:15 Wednesday,13.4.2011 Đăng bởi:  Mạnh Hà
Thế nhưng đó chính là những gì xảy ra ở Trung Quốc khi hương hoa nhài từ Trung Đông bay thoảng qua xã hội của nó. Chính quyền Trung Quốc sợ hãi những từ như “biểu tình” và “phản kháng” và thậm chí cả từ “hoa nhài” đến độ họ theo dõi và kiểm duyệt chúng trên mạng. Họ huy động cảnh sát ngay khi vừa có dấu hiệu bất an. Và họ bắt giữ những nhà bất đồ
...xem tiếp
13:15 Wednesday,13.4.2011 Đăng bởi:  Mạnh Hà
Thế nhưng đó chính là những gì xảy ra ở Trung Quốc khi hương hoa nhài từ Trung Đông bay thoảng qua xã hội của nó. Chính quyền Trung Quốc sợ hãi những từ như “biểu tình” và “phản kháng” và thậm chí cả từ “hoa nhài” đến độ họ theo dõi và kiểm duyệt chúng trên mạng. Họ huy động cảnh sát ngay khi vừa có dấu hiệu bất an. Và họ bắt giữ những nhà bất đồng chính kiến.

Trong số những người bị bắt giờ đây có nhà nghệ sĩ tiền vệ Ngải Vị Vị. Rõ ràng là chính quyền của quốc gia đông dân nhất thế giới, của nền kinh tế thứ nhì thế giới, của quốc gia chi tiêu cho quốc phòng nhiều chỉ thua có một quốc gia khác, lại sợ hãi một con người có lẽ được biết tiếng nhất qua chương trình nghệ thuật sắp đặt ở Bảo tàng Tate tại London bao gồm hàng triệu hạt hướng dương bằng sứ sơn màu bằng tay. Ông là một nghệ sĩ sung mãn về mặt sáng tạo và truyền thông, và cũng là cái gai trong con mắt nhà cầm quyền Trung Quốc ngay từ khi ông là một trong những nhà thiết kế cho sân vận đông “tổ chim” nổi tiếng, biểu tượng quốc gia trong kỳ Thế Vận Hội ở Bắc Kinh. Nhưng trên hết Ngải Vị Vị chỉ là một người, một nghệ sĩ. Hệt như người được giải Nobel Lưu Hiểu Ba đang bị tù cũng chỉ là một người.

theo:David Rothkopf 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Vì sao nên tài trợ cho nghệ thuật?

Robert Hewison - Ngọc Trà dịch

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả