Thị trường

Người mua Tàu chai mặt không trả tiền, nhà đấu giá sốt ruột đòi đặt cọc 21. 04. 11 - 9:07 am

Hồ Như Mai dịch

 

Hộp phấn vẽ đào hồng thời Ung Chính (nhà Thanh) bán với giá 35 triệu HK$

Kỳ đấu giá 8 ngày vừa rồi tại Sotheby’s Hong Kong thu về con số kinh ngạc 447 triệu đô cho một loạt các tác phẩm nghệ thuật châu Á và Trung Quốc, cũng như các chai rượu ngon, đồng hồ, trang sức, nhưng sự nổi lên của một những tay mua người Hoa bạo gan cũng không phải là không có vấn đề.

Đầu tiên là chuyện… tiền đâu: sau khi đấu giá ầm ĩ xong, đặc biệt với những món đồ cổ hoàng tộc đắt đỏ kỷ lục, những người mua Trung Quốc này lại vô cùng chậm trễ trong chuyện trả tiền. Việc này đã thành thói quen, khiến cho những nhà đấu giá hàng đầu thế giới đặt ra yêu cầu mới: những người trả giá cao phải đặt cọc.

Ví dụ nổi bật nhất của hành vi khá là dở hơi này chính là vụ mua bán chiếc bình thế kỷ 18, với giá khủng 83,2 triệu đô tại nhà đấu giá Bainbridges ở Anh hồi tháng 11. 2010 – một vụ mua bán đã trở thành biểu tượng của việc thị trường đồ cổ Trung Quốc đội trần, lẫn biểu tượng cho cái hầu bao vô tận của những tay mua đồ cổ người Trung Quốc. Vậy mà đã mấy tháng sau khi búa hạ xuống, báo chí khắp nơi đưa tin, người mua vẫn chưa nộp tiền. Chiếc bình Bainbridges vì thế vẫn chưa được nhận.

Chiếc bình trên bán giá 83,2 triệu đô hồi tháng 11. 2010, vẫn chưa được nhận do người mua chưa chịu trả tiền

Cho tới nay vẫn chưa ai nghĩ đến chuyện người mua cố tình phá vụ đấu giá, dưới danh nghĩa lợi ích quốc gia Trung Quốc (tức bỏ giá cao cho không ai mua được và nhờ thế món đồ vẫn ở lại với “mẫu quốc” – SS), tương tự như vụ thương gia người Bắc Kinh đấu giá thành công hai tượng đồng hoàng cung Trung Quốc tại Yves Saint Laurent và Pierre Bergé 2008 rồi sau đó từ chối không trả món tiền 45,5 triệu đô.

.

Việc đòi đặt cọc trong đấu giá chắc chắn sẽ gây tranh cãi, đặc biệt là ở thời điểm Bloomberg tính toán rằng chỉ riêng thị trường đồ cổ Trung Quốc đã trị giá khoảng 10 tỷ đô và một nghiên cứu gần đây cho thấy thị trường nghệ thuật Trung Quốc nói chung chính là thị trường lớn nhất trên thế giới. Một mặt những biện pháp như thế có thể bảo vệ người bán khỏi tình trạng người mua… chạy làng, mặt khác chúng cũng dễ làm nguôi đi một thị trường nghệ thuật đang nóng chưa từng có.

Chắc chắn là có vấn đề trong thanh toán, nếu không thì nhà đấu giá chẳng phải làm chuyện này,”
Nhà buôn ở London, John Berwald nói với Bloomberg. “Rất là khó để giữ cân bằng giữa chuyện nghiêm khắc với người mua và làm sao cho họ đừng nản”.

Có lẽ chính chuyện làm nản này là nguyên nhân đằng sau vụ bán đấu giá đồ gốm sứ khá mờ nhạt từ Bộ sưu tập Meiyintang ở Sotheby’s Hong Kong tuần rồi, ở đó những ai trả giá cho những món cao cấp nhất thì phải đặt cọc đến 500 ngàn đô, theo như Bloomberg. 22 trong số 77 món đã được giữ lại bán để bán lúc khác, kể cả món đình đám nhất là một chiếc bình pháp lang thái thời Càn Long. (Sau khi được giữ lại, chiếc bình pháp lang thái này và một món hàng đỉnh khác, là chiếc bát cung đình Chenghua đều đã được bán riêng ngay sau cuộc đấu giá.)

Bình Falangcai (pháp lang thái) vẽ công vàng, sau khi mua vào 170 triệu HK$ đã được bán ra với giá 200 triệu HK$ nhưng là bán cho khách lẻ sau cuộc đấu giá.

 “Các nhà đấu giá sẽ siết chặt hơn nữa,” theo lời nhà buôn Roger Keverne, người đã từng phải đợi nửa năm mới được trả tiền cho chiếc bình sứ Trung Quốc định giá 150 ngàn bảng Anh (tức 245,440 đô la). “Với đống tiền của mới này, chúng ta cũng sẽ có một loạt những tay mua đồ cổ mới. Đặt cọc là ý hay, nếu những người đấu giá chưa có lai lịch rõ ràng. Nếu không thì cuối cùng chỉ có thị trường giả mà thôi”.

Bình trắng và xanh lục đời Nguyên, vẽ rồng, bán trong cuộc đấu giá với giá 8 triệu HK$ (ước lượng là 8 – 12 triệu HK$)

Ý kiến - Thảo luận

11:44 Thursday,21.4.2011 Đăng bởi:  admin
Em-co-y-kien ơi, sửa rồi, lỗi của Soi chứ không phải người dịch. Cảm ơn bạn.
...xem tiếp
11:44 Thursday,21.4.2011 Đăng bởi:  admin
Em-co-y-kien ơi, sửa rồi, lỗi của Soi chứ không phải người dịch. Cảm ơn bạn. 
11:04 Thursday,21.4.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
..."Hộp phấn vẽ đào hồng thời Dung Chính (nhà Thanh)"

Có lẽ là thời Ung Chính ạ?

..."Falangcai (pháp lang thái)"

Liệu đây có phải là kiểu gốm sứ "Pháp lam" không ạ? Chúng em rất mong được các thầy hay các chuyên gia gốm sứ giải thích thêm về những thuật ngữ Nôm-pha-Tàu này ạ .
...xem tiếp
11:04 Thursday,21.4.2011 Đăng bởi:  em-co-y-kien
..."Hộp phấn vẽ đào hồng thời Dung Chính (nhà Thanh)"

Có lẽ là thời Ung Chính ạ?

..."Falangcai (pháp lang thái)"

Liệu đây có phải là kiểu gốm sứ "Pháp lam" không ạ? Chúng em rất mong được các thầy hay các chuyên gia gốm sứ giải thích thêm về những thuật ngữ Nôm-pha-Tàu này ạ . 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi và không bao giờ đến

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả