Thị trường

Tin-ảnh: Christie’s kiếm bạc ở Dubai 22. 04. 11 - 5:24 pm

L.D tổng hợp

 

DUBAI – Một phụ nữ ngắm tác phẩm Classic Saida của nghệ sĩ người Moroc Hassan Hajjaj trong triển lãm của nhà Christie’s tổ chức tại Jumairah Emirates Towers, Dubai, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất, 19. 4. 2011. Ảnh: Ali. Haider

 

DUBAI – Tác phẩm Lá Xanh của nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Gulay Semercioglu trong triển lãm của Christie’s tại Dubai. Đây là kỳ đấu giá thứ 10 tập trung vào nghệ thuật Trung Đông của Christie’s, tổ chức ngay tại khu vực, thay vì tại các trung tâm của Christie’s ở Pháp và Anh…

 

DUBAI – Tác phẩm Muta-Morphosis; Golden Horn, Istanbul của nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ. Đợt đấu giá này tập trung vào nghệ thuật Hiện đại, Đương đại của Arab, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, với toàn các nghệ sĩ hàng đầu của khu vực này. Cuộc đấu giá lần này phản ánh sự quan tâm ngày càng lớn của các nhà đấu giá tới thị trường nghệ thuật Trung Đông – một thị trường đang trưởng thành rất nhanh.

 

DUBAI – Tác phẩm của nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Ferhat Deniz. Lần đầu tiên Christie’s tổ chức một triển lãm đấu giá tương tự là cách đây 5 năm. Đến nay đã là kỳ thứ 10 (tức một năm 2 kỳ?). Lần này được đánh giá là quy tập những tác phẩm “mạnh” nhất của nghệ thuật đương đại Trung Đông.

 

DUBAI – Tác phẩm “Let a Thousand Flowers Bloom” (Hãy để ngàn hoa nở) của nghệ sĩ Liban Ayman Baalbaki. Sinh năm 1975, năm mà nội chiến ở Liban bắt đầu, Ayman bị ám ảnh bởi chiến tranh, mất mát, trống rỗng. Anh tự nhận: “Tôi là một người thuộc thế hệ nghệ sĩ và nhà văn sống 20 năm với chiến tranh và chẳng có gì để nói ngoài chiến tranh.”

 

DUBAI – Một phụ nữ ngắm tác phẩm Double Like 2011 của nghệ sĩ Morocco Mohamed El-Baz tại triển lãm của Christie’s tổ chức ở Dubai. Sinh 1967, Mohamed El-Baz tốt nghiệp Cao đẳng Quốc gia Nghệ thuật tại Paris, hiện sống và làm việc tại Lille (Pháp).

 

DUBAI – Hai khách tham quan ngắm tác phẩm “The World in 1972” (Thế giới vào năm 1972) của nghệ sĩ Iran Reza Mafi. Sinh năm 1943, mất năm 1982, nghệ sĩ này từng theo học với bậc thầy thư pháp E’tezadi. Ông thích khai thác truyền thống thư pháp Iran trong tranh mình, và có khi viết trên kim loại, trên gỗ, trên vàng lá. (Tuy nhiên với tác phẩm này thì không có gì liên quan đến thư pháp!)

 

DUBAI – Tác phẩm “Sacrifice” (Hy sinh) của nghệ sĩ Thổ Nhĩ Kỳ Nazif Topcuoglu. Ông sinh năm 1953, vốn là một kiến trúc sư rồi nhiếp ảnh gia, giảng dạy về lịch sử và phê bình nhiếp ảnh. Ảnh của ông có giá khá cao trong các cuộc đấu giá.

 

DUBAI – Một người ngắm tác phẩm “Boy Carrying A Cloud” (Cậu bé vác mây) của nghệ sĩ Liban Nadim Karam. Ông được coi là “một kiến trúc sư vừa là họa sĩ, vừa là điêu khắc gia, vừa là nghệ sĩ đô thị; là người tạo những giấc mơ cho thành phố”.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

"Xà bần" gửi Ngô Lực

Nguyễn Ngọc (tức Xà bần)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả