|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhSao đỏ, vàng đen 02. 05. 11 - 12:43 amBài và ảnh Ollie Woods
Tôi đã đến một vùng xa xôi phía đông bắc Trung Quốc để chụp một trong những đường tàu hơi nước cuối cùng còn hoạt động trên thế giới. Đường tàu này nằm trong một vùng mỏ than lộ thiên khổng lồ ở Nội Mông. Nhiều chiếc tàu được thiết kế dựa trên một thiết kế của Mỹ từ những năm 1920, và mẫu thiết kế này vẫn được dùng để đóng tàu ở Trung Quốc cho mãi đến một thập kỉ trước. Nhưng từ mùa xuân năm nay tất cả tàu trong mỏ cuối cùng sẽ bị biến thành sắt vụn, do bị cho là thiếu hiệu quả và tốn kém, và thay thế bằng những xe cẩu hiện đại.
Thị trấn mỏ này có tên gọi Zhalai Nouer. Thị trấn giàu quặng than, và khu vực quan trọng nhất trong thị trấn là một mỏ than lộ thiên khổng lồ, dài gần bốn km, có tên mỏ Lutien. Vẫn còn khoảng 40 đầu tàu hơi nước hoạt động ngày đêm trong mỏ khi tôi đến đó. Nhưng trong quá khứ, số đầu tàu hoạt động trong hầm mỏ phải gấp đôi số đó.
Khu mỏ được xây thành một loạt các bậc thang, với những đường mòn chạy thành vòng tròn dẫn xuống đáy. Trong những năm gần đây khu mỏ đã thu hút nhiều người yêu thích đường sắt từ khắp nơi trên thế giới: Úc, Nam Phi, Đức, Anh và Mỹ. Giờ họ đang kêu ca về sự cáo chung sắp đến của những con tàu. “Đây là ‘sân khấu’ hơi nước lớn cuối cùng còn lại trên trái đất,” một người trong số họ nói với tôi vẻ tiếc nuối.
Tại khu mỏ sâu Sherjiang tôi gặp hai phụ nữ vận hành bộ tăng cáp nặng nề kéo các xe than lên mặt đất. Phòng làm việc của họ có vẻ như trái ngược hoàn toàn với tính chất công việc của họ: sàn đá hoa cương bóng loáng, rèm nhung và máy móc sơn màu rực rỡ. Ngược lại, khu xưởng sửa chữa tàu gần đó là một khung nhà cũ kĩ khổng lồ, bên trong đen kịt những muội than và bụi bẩn.
Tôi ngạc nhiên thấy một nhóm khách tham quan người Trung Quốc cũng có mặt ở đó. Họ ăn mặc sành điệu, vừa đến đây bằng xe buýt từ thị trấn lớn gần đó. Họ đeo lủng lẳng những chiếc máy ảnh kĩ thuật số mới nhất. Những người này có tiền. Có vẻ như họ đại diện cho một Trung Hoa mới và nóng lòng muốn chứng tỏ điều đó. Nhưng các công nhân đường sắt mà họ chụp ảnh có vẻ như đại diện cho quá khứ và tất cả những gì đi cùng với nó. Với tôi, sự ngăn cách giữa hai bên không thể sâu hơn.
Ý kiến - Thảo luận
10:32
Tuesday,3.5.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
10:32
Tuesday,3.5.2011
Đăng bởi:
em-co-y-kien
Xem những bức ảnh này, em nhớ lại cuốn phim về dự án nghệ thuật mỏ than Mạo Khê của chú Trần Lương và các nghệ sĩ thực hiện hơn chục năm trước, cũng tại một khu mỏ than nước mình.
Người thợ mỏ, đời sống và tình trạng lao động của họ bao giờ cũng vẫn rất cực khổ so với những người dân bình thường của một xã hội bình thường. Còn đời sống tinh thần của họ thì trời biết, có lẽ cũng luôn đen đúa như biển than nơi đây, vì em nghe kể là họ ban ngày ở dưới lòng đất, tối thui mới chui lên về nhà với vợ con, sáng tinh mơ hôm sau lại chui xuống lòng đất. Liệu nghệ thuật có hữu ích gì cho những người thợ mỏ không??? Hay chỉ đem về những bức ảnh gây sự tò mò cho bạn bè, hay chỉ là một "báo cáo bằng hình ảnh" về một chuyến đi thực tế của nghệ sĩ gửi cho các thầy, các sếp??? Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Người thợ mỏ, đời sống và tình trạng lao động của họ bao giờ cũng vẫn rất cực khổ so với những người dân bình thường của một xã hội bình thường. Còn đời sống tinh
...xem tiếp