Ở Đâu - Làm Gì

VŨ KIM THƯ:
RANGOLI và sự phân mảnh của không gian 12. 05. 10 - 11:13 am

Tin từ The Bui Gallery; Ảnh: DINO

 

.

.


Rangoli và sự phân mảnh của không gian
Nghệ sĩ Vũ Kim Thư
Khai mạc: 6:30pm, thứ Sáu ngày 07/05
Mở cửa triển lãm: Thứ Bảy, ngày 08/05 – Thứ Hai, ngày 31/05/2010
The Bui Gallery, 23 Ngô Văn Sở, Hà Nội

 

Vũ Kim Thư sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, Việt Nam. Cô đến từ một gia đình   nghệ sĩ trong đó mẹ cô là một họa sĩ và cha cô là chuyên gia nghiên cứu  về thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Cô nhận bằng tốt nghiệp khoa hội họa trường đại hoc mỹ thuật Hà Nội. Sau đó cô tốt nghiệp cao học từ viện nghệ thuật Chicago. Cô đã vinh dự được chọn tham gia các trại sáng tác quốc tế tại Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Malaysia và Ấn Độ. Vũ Kim Thư hiện đang sống và làm việc tại Hà Nội như một nghệ sĩ tự do.

Cộng tác với The Bui Gallery, Vũ Kim Thư đề xuất hai tác phẩm nghệ thuật sắp đặt liên quan đến trình bày nội dung ý tưởng nhưng không ở dạng hình thức cụ thể.

Tác phẩm đầu tiên, Rangoli, được lấy cảm hứng từ sự trải nghiệm của cô khi tham gia trại sáng tác Sanskriti Kendra tại thành phố New Delhi hỗ trợ bởi học bổng UNESCO.

Rangoli

Rangoli

Trong thời gian đó, cô đã dành sự yêu mến với màu sắc và  Rangoli., một thiết kế hình hoa dựng lên cho các lễ hội khắp Ấn Độ. Bản chất phù du của Rangoli (những cánh hoa được dựng lên tỉ mỉ và bị phá hủy sau vài ngày hoặc thậm chí vài giờ sau đó)  đã tác động đến điều mà Vũ Kim Thư hướng  đến trong tác phẩm của mình:

Quá trình sáng tạo Rangoli nhận được nhiều sự quan tâm và ngưỡng mộ, tính đối ngẫu của Rangoli đã được cô trân trọng và mong muốn kết hợp vào tác phẩm mới của mình. Vẻ đẹp và những ý tưởng đã trở thành sự tập trung mạnh mẽ xuyên suốt quá trình sáng tác của cô từ Ấn Độ đến Việt Nam.

Tác phẩm sắp đặt thứ hai, Sự phân mảnh của không gian, được ra đời khi Thư hoạt động sáng tạo tại trại sáng tác Goayng, Hàn Quốc kết hợp cùng việc tái tạo lại tác phẩm trong thời gian cô về Việt Nam.

Sự phân mảnh của không gian

Sự phân mảnh của không gian

Cô đã thử nghiệm với những nét loằng ngoằng và giọt đọng trên những tấm giấy lớn, cùng việc tự cho phép suy nghĩ của mình dẫn dắt đôi tay tạo nên sự pha trộn của đường nét và các giọt rải xuyên suốt.

Tác phẩm này dễ gợi nhớ đến Jackson Pollock và chủ nghĩa trừu tượng mặc dù Thư khẳng định mỗi quan hệ này chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Là người luôn quan tâm đến việc thay đổi và những gì sẽ đến tiếp theo, cô quyết định phân mảnh nhỏ các bức vẽ đã làm tại Hàn Quốc, chính vì vậy mà tác phẩm có tên Sự phân mảnh của không gian.

Cảm hứng sáng tác của cô bắt nguồn từ các Rangoli và văn hóa Ấn Độ, cô hiểu rằng qua thời gian các tác phẩm cũ của mình đã được thay đổi thành một cái gì dó mới hơn. Kết quả mang lại thật sự ấn tượng và đầy khiêu khích.

Vũ Kim Thư luôn nói về quy trình. Khi được hỏi về yếu tố ảnh hưởng, động lực, điều làm cô hứng thú nhất, những thách thức lớn nhất hoặc ý nghĩa các tác phẩm của mình, câu trả lời của Thư luôn luôn là: Quy trình.

Quy trình tư duy, quy trình cân nhắc, quy trình dựng tác phẩm và quy trình dựng lại tác phẩm đó. Đây là lý do tại sao các nét loằng ngoằng và sự sắp đặt Rangoli làm việc rất tốt trong tay cô và có tính hợp nhất. Những miếng giấy chưa hề được gấp khi cô bắt đầu làm và được cân nhắc khi cô bắt tay vào làm lại, dẫn nối, tạo ra nhiều ý nghĩa khác nhau xuyên suốt tác phẩm. Nghệ sĩ nói về mối liên hệ của những nét loằng ngoằng và Rangoli như sau:

“Quy trình – là điều cực kỳ quan trọng đối với tôi, các nét vẽ trên giấy và Rangoli đều nói về quy trình. Những nét nguệch ngoạc không được tính trước và các nét vẽ đều tự phát, không có đích đến cuối cùng mà chính là đôi tay mình dẫn dắt.

Quá trình này sẽ tiếp nhận và bạn cho phép các đường nét tự hình thành. Các nét nguệch ngoạc, giống như chữ viết tay, có thể nói lên tính cách một ai đó và cũng có thể nói lên trạng thái hoặc nơi chốn của họ.

Những nét vẽ loằng  (Doodles) là một quá trình tự khám phá và tìm kiếm sự tự nhận thức, theo cách tngoằnghức như thiền định. Rangoli chia sẻ rất nhiều các ý tưởng.

Quá trình tạo ra một Rangoli cũng tương tự như định hướng và thiền định; sự chú ý đến chi tiết là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, Rangoli không phải là để giữ, thay vì vậy họ nhanh chóng phá huỷ chúng ngay sau khi làm xong. Vậy tại sao người tạo ra một cái gì đó đẹp chỉ để tiêu diệt nó? Chính bởi bạn có quá trình sáng tạo. Đây là những gì tôi muốn khám phá”.

Rangoli

Rangoli

Thư thường nói rằng con người là “sản phẩm của môi trường sống”. và một trong số đó chắc chắn sẽ tiếp tục chuyến hành trình của mình.

————

* Các hình ảnh, bình luận về triển lãm, SOI sẽ đăng tải lần lượt trong thời gian triển lãm diễn ra.

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi và không bao giờ đến

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả