Nghệ sĩ thế giới

Thú sưu tập nhà búp bê
của giới quý tộc 08. 06. 11 - 7:44 am

Pha Lê sưu tầm và dịch

 

.

Giới quý tộc Châu Âu xưa có thú vui sưu tập nhà búp bê và những vật dụng thu nhỏ của nó. Đây là một dạng nghệ thuật dành cho thiếu niên và người lớn hơn là trẻ em, vì chúng có thể nhai nát mọi thứ nếu ngứa răng, chưa kể đến việc trẻ em không nằm trong thành phần biết cẩn thận. Mà một căn nhà búp bê với đầy đủ vật dụng có thể đắt bằng căn nhà thật.

Một trong những bộ sưu tập đáng giá nhất trên thế giới là bộ Những căn phòng của bà Thorne. Narcissa Niblack Thorne (1882-1966) là một phụ nữ gốc da đỏ. Bà bắt đầu thú vui sưu tầm này khi đi thăm thú Châu Âu và bị các căn nhà búp bê cũng như những vật dụng của nó cuốn hút. Vốn say mê kiến trúc cổ xưa và yêu du lịch, bộ sưu tập của Thorne lớn dần. Năm 1930 bà trở về Mỹ, và thuê một lượng lớn nghệ nhân điêu khắc, thợ thủ công, cũng như kiến trúc sư để hoàn thành những căn phòng búp bê với kiến trúc riêng biệt, với mỗi phòng tượng trưng cho từng thời kỳ. Tuy không hoành tráng như căn lâu đài thu nhỏ của nữ hoàng Anh, các căn phòng của bà Thorne lại có giá trị lịch sử hơn.

Bây giờ những căn phòng này nằm rải rác ở các bảo tàng của Mỹ, nhiều nhất là ở Học Viện Mỹ Thuật tại Chicago. Đa số các căn phòng mang kiến trúc Anh và Pháp, với một vài căn có kiến trúc Châu Á.

Mời các bạn xem.

Học Viện Nghệ Thuật Chicago xây các tủ kính âm tường cho những căn phòng của bà Thorne

Đại sảnh với kiến trúc Anh Quốc, 1550 - 1630

Phòng khách, Anh Quốc, 1680 - 1702

Nhà bếp, Anh Quốc, 1702 - 1714

Thư viện, Anh Quốc, 1702 - 1750

Phòng ngủ, Anh Quốc, 1760 - 1775

Phòng khách, Anh Quốc, 1770 - 1800

 

Thư viện, Anh Quốc, 1810

Đại sảnh, Pháp, 1500

Phòng ăn, Pháp, 1660 - 1700

Phòng khách, Pháp, 1700

Thư viện, Pháp, 1720

Phòng tắm, Pháp, 1793 - 1804

Phòng giải trí, Pháp, 1810

Phòng ngủ, Pháp, 1900

Thư phòng, Nhật Bản, 1937

Sảnh, Trung Quốc, 1937

Lindsay Mican Morgan, nhân viên phụ trách bộ sưu tập này của Học Viện Nghệ Thuật Chicago đang quét bụi cho những căn phòng

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Nói lại với Mỹ Ngọc

Người xem Hà Nội

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả