|
|
|
|||||||||||||
KhácLiệu có nên thu lợi từ nghệ thuật của một kẻ sát nhân? 04. 06. 11 - 10:26 amHồ Như Mai dịch
Một gallery ở Las Vegas đang thực hiện triển lãm các tác phẩm của John Wayne Gacy, một kẻ giết người hàng loạt. Gacy bị kết án năm 1980 và bị hành hình năm 1994, sau khi sát hại 33 thanh thiếu niên. Triển lãm dự định sẽ ủng hộ cho Trung tâm Nạn nhân Tội ác Quốc gia cùng với hai tổ chức nghệ thuật địa phương. Nhưng nhóm ủng hộ các nạn nhân của Gacy thì lên tiếng cho rằng họ chưa bao giờ được liên lạc để thông báo chuyện này và sẽ không nhận tiền ủng hộ, vì những lý do đạo đức và luân lý. “Với sự tôn trọng dành cho gia đình các nạn nhân, chúng tôi chưa hề đồng ý và sẽ không đồng ý chấp nhận tiền ủng hộ từ việc bán tác phẩm của John Wayne Gacy, những thứ hắn ta làm ra trong khi ngồi tù vì tra tấn và giết hại nhiều người,” Mary Rappaport, phát ngôn viên của Trung tâm Nạn nhân Tội ác Quốc gia nói với tờ The Las Vegas Sun. “Chúng tôi cho rằng ý tưởng làm lợi từ một hoạt động dính dáng đến những tội ác đầy bạo lực và sai lầm như vậy là vô cùng tồi tệ.” Trong khi triển lãm diễn ra ở Sin City Gallery, động cơ đằng sau triển lãm lại là từ Wes Myles IsButt, đồng sở hữu của khu phức hợp Arts Factory, nơi có gallery nói trên. Isbutt phát biểu với báo The Sun rằng anh ta biết đến bộ sưu tập khi một người bạn chung của hai người kể chuyện được Gacy tặng lại bộ sưu tập này trước khi Gacy bị hành hình. Nhưng trong khi triển lãm hầu như vắng mặt trên trang web của Sin City Gallery, nó lại được quảng bá rầm rộ trên trang johnwaynegacyart.com. Trang web này viết rằng “Ở đây, Arts Factory đang đặt ra những câu hỏi quan trọng, những câu hỏi khiến cho nghệ sĩ, chủ gallery và người xem phải nhìn lại mình và những cảm xúc về nghệ sĩ… Liệu gallery có phải là một thứ đền đài chỉ dành trưng bày tác phẩm cho những kẻ xứng đáng, hay phải chăng, nó lại là một phòng xử án, một nơi mà tất cả các nghệ sĩ phải được nhìn nhận bình đẳng để có thể được đánh giá?“. Triển lãm có tranh vẽ đầu sọ, những chú hề (có cả một chú hề có răng nanh), chim sẻ vàng đậu trên hoa đào, và bảy chú lùn. Chân dung của chúa Jesus, Hitler, Elvis, John Dillinger, Al Capone, và Charles Manson cũng được trưng bày. Có khoảng trên 70 tác phẩm, định giá từ 2.000 đến 12 ngàn đô, và bên cạnh đó, gallery cũng bán các món lưu niệm của Gacy, chẳng hạn như thư từ và băng đĩa thu âm. Hai tổ chức nghệ thuật ở địa phương, Trung tâm nghệ thuật đương đại (CAC) và Quận nghệ thuật 18b, cũng được cho là người được lợi, theo như website của triển lãm. Người tổ chức triển lãm, Wes Myles Isbutt cũng chính là chủ tịch sáng lập của Quận nghệ thuật 18b, nơi có Arts Factory. Chủ tịch hội đồng của CAC, Anne David Mulford, xác nhận lại với báo The Sun rằng trung tâm này cũng sẽ được nhận một phần từ tiền thu được của triển lãm. Tuy nhiên, mặc dù đã lên lịch tổ chức triển lãm Gacy vào tháng Chín, CAC lại vừa quyết định sẽ không thực hiện triển lãm nữa. Mulford phát biểu với The Sun rằng “dựa trên những diễn biến gần đây và nguồn thông tin mới, ban giám đốc của CAC và ủy ban triển lãm đã nhất trí rằng CAC sẽ không thực hiện triển lãm của Gacy.” Một vài thành viên của ủy ban triển lãm của trung tâm đã dọa sẽ từ chức nếu triển lãm diễn ra. “Tất cả là một ý tưởng tồi tệ,” thành viên ủy ban Justin Favela nói với the Sun. “Tôi không muốn ở quanh đó tí nào. Tôi không muốn tham gia vào việc này. CAC không phải là nơi thích hợp để làm chuyện này, cả Arts Factory cũng thế.” Cũng chẳng ngạc nhiên mấy, khi Wes Myles Isbutt, người tổ chức triển lãm lại suy nghĩ khác. “Nghệ thuật ở đây khá là thú vị.” Ông nói với the Las Vegas Sun. ‘Nó là thứ nghệ thuật của kẻ ngoại đạo. Một thứ nghệ thuật độc đáo… Bạn không thể đứng trong phòng trưng bày mà không có cảm xúc về nó được.” Tuy nhiên, ông không nói cụ thể, chính xác ở đây người xem sẽ cảm thấy như thế nào, hay tại sao. Ý kiến - Thảo luận
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|