Tin-ảnh: Một triển lãm vui và một tin buồn
09. 06. 11 - 2:57 pm
Hồ Như Mai tổng hợp
BASEL – Tác phẩm Ayate Car (1997), của họa sĩ Mexico Betsabee Romero, đang được trưng bày tại Bảo tàng Tinguely ở Basel, Thụy Sĩ, 6. 6. 2011. Triển lãm có tên gọi “Car Fetish. I drive, therefore I am” (Mê xe: tôi lái xe, do đó tôi tồn tại) mở cửa tiếp đón công chúng từ ngày 8. 6 đến ngày 9. 10. 2011 và trưng bày các tác phẩm nghệ thuật phong phú chịu ảnh hưởng của… xe hơi. Ảnh: G. Kefalas
BASEL – Phía trước là tác phẩm “Fragment from Homage to New York”, 1960 (Mảnh vỡ tưởng niệm New York) của họa sĩ người Thụy Sĩ Jean Tinguely và tác phẩm “Francoise”, 1967 của nghệ sĩ Franz Gertsch cũng người Thụy Sĩ (phía sau) đang được trưng bày tại triển lãm “Car Fetish. I drive, therefore I am”. Khoảng 160 tác phẩm của 80 nghệ sĩ, trong đó có Giacomo Balla, Robert Frank, Jean Tinguely, Andy Warhol, Gerhard Richter, Chris Burden, Damian Ortega, Richard Price. Từ ngày 8. 6 đến ngày 9. 9, một rạp chiếu bóng tiện lợi (có thể lái xe ngay vào xem) cũng sẽ được đưa vào hoạt động ở công viên Bảo tàng Tinguely. Ảnh: G. Kefalas
Tác phẩm “Cosmic Thing” (2002), của nghệ sĩ người Mexico Damian Ortega đang được trưng bày tại triển lãm “Mê xe: tôi lái xe, do đó tôi tồn tại”. Chủ nhân của bảo tàng, Jean Tinguely là người cuồng xe. Ông thích sưu tập xe, đặc biệt là Ferrari, thích lái Mercedes và hay vẽ trang trí cho những chiếc thùng gắn theo xe mô tô mà ông tài trợ trong các cuộc đua. Jean làm việc không ngừng nghỉ, và cũng như những người theo thuyết vị lai – ông mê mẩn bí ẩn của tốc độ. Mối tình với xe hơi của Jean là một sự kết hợp của sự hưng phấn với bi quan. (Sao lại bi quan nhỉ?)
Tác phẩm “Yard” (1961) của nghệ sĩ người Mỹ Allan Kaprow đang được trưng bày tại triển lãm “Mê xe: tôi lái xe, do đó tôi tồn tại”. Bản thân bảo tàng Tinguely có một bộ sưu tập gồm một số tác phẩm được lấy cảm hứng trực tiếp từ xe hơi, hoặc dùng các phần của xe hơi làm chất liệu.
Tuần qua, thế giới mất đi một con người tài năng. Trong ảnh: khách tham quan ngắm tác phẩm sơn dầu “Visus Tactus” của Claudio Bravo. Ông có biệt tài thâu nhận thực tế rồi chuyển tải lên canvas với ánh sáng và đổ bóng tinh tế đến độ được phong là “bậc thầy ánh sáng”.
Là một trong những họa sĩ Chile nổi tiếng nhất, Claudio Bravo chuyển đến định cư tại Morocco từ 39 năm trước, cũng là nơi ông qua đời vào một tối thứ bảy, thọ 74 tuổi. Thoạt tiên người ta cho rằng Bravo chết vì lên cơn động kinh, một căn bệnh mà ông vừa mới được phát hiện ngay trước đó. Nhưng Ana Maria Stagno, một chủ gallery, người quản lý việc triển lãm cho Bravo ở Chile, và cũng là một người bạn của họa sĩ, lại nói rằng Bravo lên hai cơn nhồi máu cơ tim, và đó mới là nguyên nhân cái chết của ông.
Sinh tại ở Chile vào ngày 8. 11. 1936 ở thị trấn Valparaíso, Claudio Bravo từng sống và làm việc ở Tangier, Morocco từ năm 1972. Năm 1968, Bravo nhận được lời mời của Tổng thống Phillipnes Marcos và phu nhân Imelda để đến vẽ chân dung hai người này và những nhân vật thượng lưu. Bravo nổi tiếng là người được rất nhiều nhân vật tiếng tăm trong xã hội mời vẽ, trong đó có cả nhà độc tài Franco của Tây Ban Nha, và Malcome Forbes.
Năm 1972 Bravo chuyển đến Tangier và mua một dinh thự ba tầng có từ thế kỷ 19. Ông cho đập nhiều bức tường, những bức còn lại thì được sơn trắng để có thật nhiều ánh sáng của vùng Địa Trung Hải, thứ luôn hiện diện trong các bức tranh của ông.
Năm 1996 Bravo nhận được Huy chương Vàng Danh dự từ trung tâm cộng đồng Casita Maria ở New York.
Năm 2000 ông nhận giải thưởng dành cho Nghệ sĩ quốc tế xuất sắc tại hội chợ Art Miami “Art Miami International Distinguised Artist award.”
Năm 2005 Bravo được đưa vào Hall of Fame của Hội Pastel Hoa kỳ.
Chia sẻ:
Ý kiến - Thảo luận
15:30Friday,10.6.2011Đăng bởi: BON BE LA NHA_AQ
Họa sĩ này vẽ đẹp quá. Kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn và tác phẩm của ông. ...xem tiếp
15:30Friday,10.6.2011Đăng bởi: BON BE LA NHA_AQ
Họa sĩ này vẽ đẹp quá. Kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn và tác phẩm của ông.
...xem tiếp