|
|
|
|||||||||||||
Chiếu phimNgười Đàn ông và chiếc Máy quay tại DOCLAB 18. 05. 10 - 12:08 amTừ DOCLABNgười Đàn ông và chiếc Máy quay Phim tài liệu 15:00, thứ Năm ngày 20/ 5/ 2010 Viện Goethe, Hà Nội——————— Bắt đầu từ tháng Năm, Doclab xin giới thiệu chương trình những buổi chiếu phim Nghệ thuật. Chuỗi phim này bao gồm phim video nghệ thuật, điện ảnh thử nghiệm, phim tài liệu về các nghệ sĩ lớn… cùng rất nhiều những bộ phim phong phú, độc đáo khác mang tính nghệ thuật và thử nghiệm cao. Chương trình sẽ diễn ra thứ Năm hàng tuần từ 15:00 –17:00 tại Doclab. Buổi chiếu tiếp theo vào 15:00 thứ Năm ngày 20/ 5/ 2010, Doclab xin giới thiệu lại với các bạn bộ phim tài liệu Người Đàn ông và chiếc Máy quay (68 phút) của đạo diễn người Soviet, Dziga Vertov. Người Đàn ông và chiếc Máy quay năm 1929 là bộ phim không lời, không kể chuyện và không sử dụng diễn viên; qua đó khẳng định sự độc lập của nghệ thuật điện ảnh với văn học, sân khấu kịch và những loại hình nghệ thuật khác. Phim kể về cuộc sống hằng ngày tại thành phố Odessa và những thành phố Soviet khác, và miêu tả hoạt động của những người dân Soviet – làm việc, nghỉ ngơi và tương tác với những máy móc mới và hiện đại (ở thời bấy giờ). Nhưng Vertov không chỉ ghi lại thực tế, ông còn sử dụng sức mạnh của chiếc camera cùng những kĩ thuật biên tập phim để tạo nên một tác phẩm bất hủ. Rất nhiều những kĩ thuật làm phim (có giá trị lớn và vẫn được sử dụng tới tận bây giờ) do chính Vertov phát minh đã được áp dụng trong bộ phim này – ví dụ như double exposure, fast motion, slow motion, freeze frames, jump cuts, split screens, Dutch angles, extreme close-ups, track shots và stop motion animations. Những kĩ thuật này đã được sử dụng một cách nhuần nhuyễn trong Người Đàn ông và chiếc Máy quay và đã tạo nên những chuẩn mực hoàn toàn mới cho ngôn ngữ điện ảnh. Vertov cho rằng, ống kính (hay con mắt) của chiếc máy quay có khả năng diễn tả thực tế và sự thật hoàn hảo nhất – những điều mà mắt thường của con người không thể thấy. Trong series này, Vertov chú trọng tới những trải nghiệm cuộc sống bình dân, tránh thể hiện đời sống sung túc của giai cấp giàu có; và hầu hết các cảnh quay đều là thật – không dựng và không diễn. Cách quay thì đơn giản, không qúa tỉ mỉ và hết sức thiết thực, gần nhất với cuộc sống có thể. Phim câm có phụ đề tiếng Việt. Buổi chiếu phim hoàn toàn phi lợi nhuận nhằm mục đích học tập và nghiên cứu. Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|