Nghệ sĩ thế giới

Bếp núc: Xe kéo 28. 06. 11 - 1:39 pm

Ngọc Trà dịch

(Các bạn nhớ bấm vào TÊN tác phẩm để xem chi tiết).

.

TYEB MEHTA (1925-2009)
Không đề (Con người trên xe kéo)
Sơn dầu trên canvas
149.4 x 119.5 cm
Vẽ năm 1984

Giá ước lượng: $1,312,000 – $1,969,000
Giá bán được: $3,240,000
Ngày bán: 9. 6. 2011

 

Một biểu tượng của sự đau khổ, sự sỉ nhục của con người nhưng trớ trêu thay lại là một nguồn kiếm sống, nghề xe kéo và người kéo xe đã là một đề tài lặp đi lặp lại trong tranh của Mehta từ giữa những năm 1950. Những trải nghiệm của ông ở Santiniketan và Kolkata mãi mãi gắn liền với sự phát triển xa hơn của chủ đề xe kéo.

Đối diện với nhân vật chính cô đơn đang ngủ trưa, người xem bước vào địa hạt của bức tranh một cách cẩn trọng; mặc cho những nhọc nhằn và chịu đựng của người kéo xe, khoảnh khắc bắt được ở đây là một khoảnh khắc nghỉ ngơi. Chiếc xe kéo dựa sang một bên như thể đồng cảm với thân hình nghiêng nghiêng của người kéo xe và ôm lấy tứ chi thả lỏng gần như để che chở cho thân người đang ngủ. Được vẽ ra với những mảng màu chắc, thân người và chiếc xe kéo rõ ràng được định thành hai chủ thể riêng biệt nhưng vẫn có một sự thân mật được chia sẻ giữa hai đối tượng, da thịt chuyển vào gỗ và kim loại, nơi tay chân kết thúc thì máy móc bắt đầu.

Mang sự kịch tính hóa những mối quan tâm xã hội và tâm lý của con người, series Xe Kéo đầy tính biểu tượng của Mehta nhấn mạnh sự vô danh và sự cô đơn, cô lập của người lao động bình dân. “Chiếc xe kéo không phải là một phương tiện giao thông đơn giản mà là một dấu hiệu của cảnh nô lệ, và người nô lệ ngồi cạnh nó là Con Người trần truồng, trừng mắt ngó vào khoảng không gian vô nghĩa, chịu đựng sự tồn tại của mình.”

Người xem thường phải đối mặt với vấn đề giới tính của chủ thể trong tranh Mehta. Trong một cuộc phỏng vấn giữa Tyeb Mehta và Nikki Ty-Tomkins Seth, người nghệ sĩ giải thích, “[…] thân người trở thành một phương tiện để điều chỉnh canvas. Tôi không quan tâm lắm đó là hình ảnh đàn ông hay phụ nữ, mà tôi quan tâm đến một hình ảnh kích thích những liên tưởng nhất định nào đó, cuốn được người xem vào bức tranh. Nếu bạn băn khoăn về hình ảnh nam hay nữ, vậy là bạn đang đi vào phần tâm thần rồi. Người ta cứ muốn ngay lập tức phải đọc được một câu chuyện ở trong đó. Tôi muốn thay đổi kiểu ngắm tranh dễ dãi ấy.”

Ý kiến - Thảo luận

18:34 Tuesday,28.6.2011 Đăng bởi:  EM-CO-Y-KIEN
Cám ơn chị Ngọc Trà, một bài dịch hay với 1 bức tranh thật ấn tượng, giàu cảm xúc.

Em chỉ băn khoăn: tại sao nhân vật trong bức tranh này lại có những 3 chân ? Lạ quá hè? (đây đâu phải là tranh vẽ theo lối siêu thực, để có thể bổ xung thoải mái các chi tiết lạ, chị Trà nhỉ.)

Các anh các chị giải thích hộ em với ạ. Em xin cám ơn trước ạ.
...xem tiếp
18:34 Tuesday,28.6.2011 Đăng bởi:  EM-CO-Y-KIEN
Cám ơn chị Ngọc Trà, một bài dịch hay với 1 bức tranh thật ấn tượng, giàu cảm xúc.

Em chỉ băn khoăn: tại sao nhân vật trong bức tranh này lại có những 3 chân ? Lạ quá hè? (đây đâu phải là tranh vẽ theo lối siêu thực, để có thể bổ xung thoải mái các chi tiết lạ, chị Trà nhỉ.)

Các anh các chị giải thích hộ em với ạ. Em xin cám ơn trước ạ. 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

THẾ HỆ MỚI của Anh Tuấn

Thông tin từ triển lãm

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả