|
|
|
|||||||||||||
Nhiếp ảnhGiấc mơ ống dẫn dầu 01. 07. 11 - 12:17 pmNgọc Trà tổng hợp và dịchCông việc đầu tiên của tôi ở tuổi 19 là làm phiên dịch viên cho Công ty Dầu Quốc tế Azerbaijan, một tập đoàn gồm một số nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Điều này mang đến cho tôi độc lập về tài chính, vì ngành công nghiệp dầu là chốn tuyển dụng béo bở nhất đối với giới trẻ có học thức ở Baku. Tôi được xem là một trong số ít những kẻ may mắn – những kẻ đã xoay sở để hưởng lợi từ cuộc bùng nổ kinh tế dầu khí. Có được một góc nhìn trong cuộc, tôi quyết định nhìn ra ngoài bằng cách bắt đầu chụp ảnh vào năm 2001, tập trung vào những ảnh hưởng của ngành công nghiệp dầu khí lên đời sống của những người dân thường trên đất nước tôi. Bốn năm sau, sau khi cuối cùng cũng bỏ công việc hàng ngày của mình để trở thành một người chụp ảnh toàn thời gian, tôi nhận được một hợp đồng thương mại từ BP, công ty nắm giữ phần vốn lớn trong dầu khí Caspi. Công việc gồm đi theo và chụp ảnh đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan, đoạn đi qua Azerbaijan. Tôi được đặt vào một chiếc xe công ty và đưa đi từ địa điểm này qua địa điểm khác để nhìn thấy một trường học và một bệnh viện được sửa chữa, một kênh dẫn nước mới được dân làng tự hào khoe, và một nhóm người được sắp sẵn chờ camera của tôi với những nụ cười nở sẵn. Uốn lượn 1,700km qua năm vùng tranh chấp dưới bóng rặng Kavkaz, đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC) đi qua một mạng lưới tinh tế phức tạp những địa hạt xã hội, môi trường và chính trị. Hiện là đường dẫn dầu và khí đốt duy nhất né được tầm ảnh hưởng của Nga trong khu vực, đường ống BTC đã tạo áp lực lên tất cả các nước liên quan. Mang một triệu thùng dần mỗi ngày sang phương Tây, dự án đường ống này là một phần của Cuộc Chơi Vĩ Đại Mới, một cuộc chơi có ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu công dân của các nước láng giềng Azerbaijan, Georgia và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ những người sống tại các khu ổ chuột đã mất nhà trong cơn bùng nổ bất động sản, cho đến những nạn nhân của các cuộc xung đột chưa được giải quyết, những con người bị bần cùng hóa tôi gặp trên hành trình ảnh sáu năm trời của mình phải gánh chịu phần “cùn” của những nỗ lực nhằm thỏa mãn cơn khát dầu của phương Tây. Mục đích của bộ ảnh này là cho thấy cái giá về con người của một dự án nhiều tỷ đô – những người đã mất đất canh tác và mất “cần câu cơm” trong khi khuôn mặt họ đã bị giấu đi bởi những tài liệu tuyên truyền của doanh nghiệp và chính quyền tâng bốc dự án đường dẫn dầu khí. Những người ủng hộ đường ống nói, Đấy là vì lợi ích lớn hơn của đất nước! Rõ ràng là ngân sách nhà nước đã tăng, nhưng với cái giá nào mà những người sống cuộc đời thầm lặng của mình dọc đường ống này phải trả? * Rena Effendi – nhiếp ảnh gia – sinh năm 1977 ở Baku, Azerbaijan và bộ ảnh Giấc mơ ống dẫn dầu – Kí sự về những cuộc đời dọc đường ống – sách ảnh xuất bản tháng Sáu năm 2010. Effendi ra mắt sách ảnh của mình tại London và tác phẩm của cô được trưng bày tại gallery HOST như một phần của triển lãm nghệ thuật Azerbaijan đầu tiên tại Anh Quốc. Chỉ mới 34 tuổi, phong cách tư liệu xã hội của cô đã mang lại cho cô danh tiếng của một ngôi sao mới nổi và những bức ảnh của cô đã được trưng bày tại các biennale ở Venice và Istanbul. Azerbaijan quê hương cô lại đón nhận cuốn sách của cô kém nhiệt tình hơn nhiều. Các quan chức hải quan tịch thu 50 cuốn sách được nhà xuất bản gửi tặng Effendi sau khi các quan chức chính phủ tuyên bố nó phá hoại hình ảnh của đất nước. “Bạn có thể mua được quyển sách ở bất cứ nơi nào ở Châu Âu, nhưng 50 cuốn tôi có để tặng bạn bè đã bị bắt,” Effendi cười nói. “Họ đang chê bai sách của tôi vì nó không trưng ra những khuôn mặt tươi cười thường thấy.” Ý kiến - Thảo luậnBài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|