Nghệ sĩ Việt Nam

Trong xưởng của Việt 07. 07. 11 - 6:22 pm

Bài và ảnh: Tịch Ru

 

.

BÌNH ĐẲNG

Triển lãm với 7 tác phẩm của nhà điêu khắc Lương Văn Việt
Từ 1 đến 10. 7. 2011
Số 1 Xóm 4A Đông Ngạc – Từ Liêm – Hà Nội

Triển lãm 7 tác phẩm điêu khắc của Lương Văn Việt bắt đầu từ ngày 1 đến 10 tháng 7 năm 2011. Xưởng của anh nằm ở xóm 4A Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội, cách cầu Thăng Long một đoạn; khá xa nếu tính từ trung tâm thành phố.


.

Chất liệu mà Lương Văn Việt dùng chủ yếu là sắt. Mỗi năm anh ra một triển lãm. Hai năm trước là “Con đường của sắt, Cổng. Lần này là Bình đẳng. Thời gian này năm ngoái, triển lãm Cổng cũng được bày ngay tại xưởng. Khi hỏi tại sao lại không tìm một phòng triển lãm trên phố, nơi người ta vẫn thường bày tranh tượng, Việt cho biết: Để có một triển lãm ra tấm ra món phải cần nhiều thời gian, nhiều tác phẩm. Bày tại xưởngg thế này giống như một thông báo cho bạn bè đồng nghiệp biết những công việc của mình. Hơn nữa, lo tiền để mua sắt thép, sắm các dụng cụ, rồi hùng hục cắt, gọt, hàn, mài giũa cũng đã hụt hơi rồi; nay lại lo tiền cho thuê phòng, vận chuyển, rồi khai mạc… nghĩ đến đã hoảng. Mà mục đích thì cũng để nhìn thôi. Tất nhiên ở một không gian triển lãm chuyên nghiệp thì chắc chắn sẽ tốt hơn cho tác phẩm… nhưng xem nóng hổi tại xưởng thì cũng có cái hay.

Các tác phẩm của Lương Văn Việt trước khi cho gia công đều được thực hiện trên phác thảo là những mô hình thu nhỏ (cùng chất liệu).


Triển lãm lần này của anh có “khoảng” 7 tác phẩm: Bình Đẳng, Khe Nhỏ, Cổng, Điểm Nhọn, Chân Dung và Phía Sau. Chất liệu chủ đạo là sắt, khá to bản, dầy và đặc. Anh mất một năm để hoàn thành triển lãm này. Riêng tác phẩm chủ đạo Bình đẳng thì hì hục từ Tết. Đây là mô hình thu nhỏ của tác phẩm Bình Đẳng.


Và Bình Đẳng khi đã hoàn tất. Đây cũng là tác phẩm chính của triển lãm lần này. Mỗi tấm sắt này nặng chừng 1 tấn, bên trong rỗng


Chân Dung, mà như anh nói là chân dung của chính anh.


Tác phẩm Điểm Nhọn


Tác phẩm Phía Sau


Tôi vẫn thường đi xem những triển lãm điêu khắc trong những phòng triển lãm được bài trí ánh sáng chuyên nghiệp, xung quanh sạch sẽ. Người xem tha hồ đi qua đi lại thơ thẩn bình luận trong khí mát điều hòa, rồi lại ra ngồi nhâm nhi đồ uống với đồ nhắm. Tác giả ăn mặc sạch sẽ, tươm tất, hồ hởi, trông đầy chất nghệ sĩ. Đó là một cách. Lần này cũng là một cách: xem triển lãm tại xưởng, nhìn tác giả ăn mặc và lao động như một công nhân cơ khí để thấy nghệ thuật điêu khắc nếu mà tự làm thì cũng cực vô cùng.


Đã đến thăm xưởng thì thôi, tiện cũng trình bày luôn, một tác phẩm được Lương Văn Việt thi công thế nào nhé. Thí dụ với tác phẩm Bình Đẳng này…


Đầu tiên Việt dùng máy cắt hơi cắt những tấm sắt to và mỏng thành những hình chữ nhật. Rồi dùng mỏ hàn bên trên để hàn những tấm sắt thành những cái hộp rỗng.


Rồi dùng máy cắt kim loại để cắt những ô vuông, ô chữ nhật cần cắt…


Dùng máy khoan để khoan những cái cần khoan 🙂


Máy mài để xử lý bề mặt chất liệu cho nhẵn trước khi sơn.


Dùng máy nén khí để phun sơn.


Dĩ nhiên là phải đeo mặt nạn bảo hộ có mặt kính


Ngoài ra còn cả hộp đựng phụ tùng của máy hàn hơi, nhìn rất “hầm hố”


Có cả đe, kìm, êtô… đủ mọi dụng cụ của một xưởng gia công kim loại.


Nhìn Lương Văn Việt giống hệt như một công nhân sửa chữa cơ khí trong xưởng điêu khắc rộng hơn 100m vuông. Anh cho biết xưởng cũng được 3 năm rồi. Có thể nói Việt là người đầu tiên ở Hà Nội có một xưởng điêu khắc với đầy đủ dụng cụ và chuyên nghiệp như thế này.


Trong xưởng cũng bày la liệt những tác phẩm nho nhỏ. Trông tuy lộn xộn nhưng có một cảm giác cũng rất hay, thấy lạ lùng làm sao khi trên đời có những người mang những sở thích kỳ lạ và đầy mâu thuẫn: tự tay biến những những thứ thô tháp, rắn rỏi nhất thành những thứ uyển chuyển, mềm mại, mà vẫn không mất đi bản chất chính của chất liệu.


Cái này thì chẳng dính gì tới điêu khắc, chỉ là đi thăm quan một hồi thấy mấy đôi giầy khiến nhớ đến tranh Van Gogh.

Triển lãm diễn ra từ 1 – 10. 7. 2011 này. Các bạn tranh thủ đi xem nhé. Đường hơi xa một tí nhưng cũng đáng đến xem – một dịp hay để thâm nhập một xưởng điêu khắc, rồi sau đó có thể trò chuyện uống bia cùng nghệ sĩ.

 

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả