|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ Việt NamTIẾNG BỤI của Toàn, An, Đức 16. 07. 11 - 3:04 pmThông tin từ triển lãm - Phạm Long dịch
TIẾNG BỤI – SOUNDS OF DUST Trình diễn & sắp đặt ** Đây là lần thứ tư Studio 943 mời các nghệ sĩ Việt Nam tham gia chương trình Nghệ sĩ lưu trú. Thực ra, với nghệ thuật đương đại Việt Nam, chúng tôi đã là những người bạn cũ, dẫu rằng quan hệ của chúng tôi chưa được lâu dài lắm. Cuộc tiếp xúc đầu tiên của chúng tôi với nghệ thuật đương đại Việt xảy ra vào năm 2008, khi chúng tôi đến Việt Nam trong chương trình trao đổi nghệ thuật với Nhà Sàn Studio. Cơ sở này được thành lập năm 1998 bởi nghệ sĩ phục chế đồ cổ Nguyễn Mạnh Đức và Trần Lương, một nghệ sĩ Việt Nam hàng đầu. Đó là một không gian nghệ thuật độc lập do các nghệ sĩ điều hành và là không gian thử nghiệm về nghệ thuật đương đại sớm nhất tại Việt Nam, nơi thường xuyên duy trì khá ổn định các hoạt động nghệ thuật đương đại Việt. Studio này thực ra là nhà của ông Đức, một nghệ sĩ có xưởng chạm khắc các tượng Phật cổ truyền. Do đó, thật tuyệt vời khi cuộc thám hiểm nghệ thuật đương đại Việt lại khởi hành từ một căn phòng chất đầy các pho tượng Đức Phật, các đức Kim cương Bồ tát lẫn phù điêu kinh kệ bằng gỗ. Để hiểu thêm về nghệ thuật đương đại Việt Nam, các thành viên của Studio 943 đã có cuộc trò chuyện dưới đây.
Liu Lifen: Sau Hội nghị Mekong-Lab về sự hợp tác nghệ thuật đương đại Đông Nam Á tại Chiang Mai năm 2003, tôi đã cảm giác rằng Vân Nam có rất nhiều điểm tương đồng với các nước mạn Đông-Nam cả về khía cạnh địa lý lẫn văn hóa. Vì vậy, tôi muốn có sự hợp tác liên tục trong chương trình Nghệ sĩ lưu trú của Studio 943 với cộng đồng nghệ thuật Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam – nơi luôn luôn hấp dẫn tôi bằng nhiều cách. Có lẽ đó là vì tôi đã cảm nhận được phần nào tình thân ái và vẻ dịu ngọt ngay từ lần đầu tiên gặp gỡ. Bắt đầu từ các nghệ sĩ Việt Nam, tôi tin rằng sẽ có nhiều nghệ sĩ Đông Nam Á hơn được đón nhận trong chương trình Nghệ sĩ lưu trú của chúng tôi trong tương lai. Và năm 2011, Jedsada Tangtrakulwong là nghệ sĩ Thái Lan đầu tiên tham gia chương trình này. Shi Zhijie: Tôi có thể nói rằng cuộc triển lãm Giao lưu nữ nghệ sĩ Vân Nam – Việt Nam năm 2008 là rất tốt, và việc trao đổi sau đó ở Việt Nam là rất có giá trị. Lần đầu tiên các nữ nghệ sĩ Việt Nam đã có cuộc triển lãm ở Trung Quốc. Ngay từ đầu những năm 1990, nghệ thuật đương đại Việt Nam bắt đầu được chú trọng. Tuy nhiên, nó vẫn ở trong tình trạng yếm thế, chứ chưa nói tới sự giao lưu giữa các nhóm nghệ sĩ nữ. Ở một mức độ nào đó, dự án Giao lưu nữ nghệ sĩ Vân Nam – Việt Nam đã mở ra một cánh cửa của sự hợp tác và trao đổi lâu dài. Hoặc là họ có thể sang chúng ta để tham quan, hoặc chúng ta cũng có thể qua bên họ thăm thú. Thật là một cơ hội lớn để gần gũi nhau. Liu Lifen: Nghệ thuật đương đại Việt Nam bản thân nó thực sự hấp dẫn đối với tôi, bất kể lúc nào. Nó có một khí chất thật mãnh liệt. Nhờ được bung phá sau nhiều năm ém tụ, nó luôn luôn biểu hiện rất thẳng thắn và mạnh mẽ trong những nỗ lực thể nghiệm và khám phá. Shi Zhijie: Vâng, đó là một đức tính quý giá. Tôi đánh giá rất cao vấn đề chất liệu trong sáng tạo nghệ thuật của họ. Bạn biết đấy, khi các nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm của mình trong hoàn cảnh khó khăn, cơ thể của họ hoặc những nguyên vật liệu rẻ tiền hay đồ phế thải sẽ là những công cụ mạnh mẽ để họ thể hiện mình. Mặt khác, “chất thơ tàn khốc” tiềm ẩn trong tộc tính Việt có thể được thể hiện qua những diễn trình đặc biệt của họ. Liu Lifen: Trong 3 năm qua, phần lớn các nghệ sĩ Việt mà chúng ta được tiếp xúc đều tập trung vào nghệ thuật sắp đặt và trình diễn, và tôi muốn nói rằng họ thích chọn loại hình ít tốn kém đó để có thể luôn luôn (có điều kiện) được dự phần vào quá trình tìm kiếm và sáng tạo. Shi Zhijie: Trong mắt tôi, những nghệ sĩ đương đại trẻ (Việt Nam) đều rất năng nổ trong những thể loại nghệ thuật ngoài giá vẽ. Không có ngoại lệ đối với bất kỳ ai trong những nghệ sĩ trẻ Việt Nam từng liên hệ với tôi. Liu Lifen: Trong quá trình xử lý công việc phối hợp với họ, tôi thấy thái độ của họ với các chất liệu đó rất nghiêm túc, gần như rất cương, không thể lay chuyển. Họ thường quan tâm tới những vật liệu cực kỳ tầm thường mà họ thu thập được, đôi khi thậm chí họ còn quá để tâm đến cả những thứ rác thải hay cát bụi nhỏ xíu, chẳng hạn như những mảnh rêu và địa y, họ cứ nghiên cứu và thử nghiệm đi thử nghiệm lại trên những đối tượng như thế. Shi Zhijie: Vâng. Họ có thể sử dụng bất cứ thứ gì họ có trong tay để sáng tạo nghệ thuật. Trong mắt họ, rêu và địa y cũng như rú, như rừng. Liu Lifen: Chính xác, cát bụi cũng có khả năng hát ca. Shi Zhijie: Nếu làm nghệ thuật bằng tất cả những niềm đam mê đắm đuối như thế, bất kỳ cát bụi nào cũng đều có thể cất lên lời ca riêng của chúng để kể về một điều gì đó. Chẳng cát bụi nào là vô giá trị cả đâu, bạn ạ.
* Wang Han: thiết kế đồ họa, Chúng tôi là nhóm nghệ sĩ với không gian nghệ thuật tự điều hành. Studio 943 là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ được thành lập năm 2007 bởi một nhóm các nghệ sĩ và thiết kế gia thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Chúng tôi hướng tới việc thúc đẩy sự giao lưu và hợp tác giữa các nghệ sĩ làm việc đa dạng trên nhiều lĩnh vực nghệ thuật cũng như địa lý, lãnh thổ khác nhau. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chủ trương ủng hộ những hình thức nghệ thuật thử nghiệm mới, làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa mọi loại hình nghệ thuật và công chúng. Trang chủ của studio 943: www.943studio.cn Thông tin tham khảo: từ năm 2005 đến nay các dự án trao đổi nghệ thuật của riêng khu vực tỉnh Vân Nam với Việt Nam là khá đều đặn, đã có 18 nghệ sĩ Việt Nam ở Hà Nội, TP.HCM và Huế đã và đang làm việc tại Vân Nam, và 10 nghệ sĩ từ Vân Nam đến Hà Nội và TP.HCM. Chủ yếu được phối hợp tổ chức bởi nhóm nghệ sĩ điều hành Studio 943 hiện nay (với sự hỗ trợ của gallery Dong Xi, các gallery và xưởng ở khu vực LOFT Ở Côn Minh) với Nhà Sàn studio. Bên cạnh đó còn có trao đổi song phương giữa Nhà Sàn studio với Lijiang Studio (TP. Lệ Giang). Triển lãm của nhóm Vũ Đức Toàn, Nguyễn Huy An và Hoàng Minh Đức tại Studio 943 Kunming, 3 bạn sang dự chương trình nghệ sĩ cư trú 1 tháng bắt đầu từ ngày 10. 6. 2011. Ý kiến - Thảo luận
10:19
Sunday,17.7.2011
Đăng bởi:
phuonggio
10:19
Sunday,17.7.2011
Đăng bởi:
phuonggio
Mình nhớ hồi còn nhỏ mình cũng rất thích nghịch hạt nổ. Hoa của nó có màu sắc cũng rất đẹp. Việc sử dụng chất liệu này làm trình diễn là một điều rất thú vị. Và mình cũng thích sự chuyển động của 3 tác giả trong cùng 1 không gian:) Mình có cảm giác nó như là một cơ thể đang được phân thân vậy.
20:10
Saturday,16.7.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
Tớ không được xem trực tiếp và cũng không có video chiếu lại quá trình làm việc của các bạn nên không dám nhận xét. Nhưng nếu chỉ cảm nhận qua tư liệu ảnh trên thì tớ không thấy được hiệu ứng của nó, đáng tiếc.
...xem tiếp
20:10
Saturday,16.7.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
Tớ không được xem trực tiếp và cũng không có video chiếu lại quá trình làm việc của các bạn nên không dám nhận xét. Nhưng nếu chỉ cảm nhận qua tư liệu ảnh trên thì tớ không thấy được hiệu ứng của nó, đáng tiếc.
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
...xem tiếp