Nghệ sĩ thế giới

11. 7, sinh nhật Boris Grigoriev – con mắt Nga lưu lạc 11. 07. 11 - 6:02 pm

Tổng hợp

 

11. 7 là sinh nhật của họa sĩ Nga Boris Grigoriev. Ông sinh năm 1886 tại Rybinsk, theo học trường Mỹ thuật Stroganov từ năm 1903 đến 1907. Sau đó ông lên Saint Petersburg, học tại Học viện Nghệ thuật Đế chế (?) thêm 5 năm nữa. Trong lúc học, ông đã tham gia hội những người theo chủ nghĩa Ấn tượng và trở thành một thành viên của phong trào Thế giới Nghệ thuật vào năm 1913.

“Chân dung giám đốc nhà hát” – một bức tranh của Grigoriev. Phong trào Thế giới Nghệ thuật tại Nga mà ông tham gia khởi phát từ những năm 1890, bắt đầu là những cuộc tụ họp của sinh viên trường May – một trường toàn con nhà giàu theo học – và một số sinh viên Học viện Mỹ thuật và Nhạc viện. Những sinh viên này yêu nghệ thuật và văn chương. Gặp nhau, họ không bàn về gái gú, rượu chè mà chỉ bàn về nghệ thuật và đặc biệt là triết học của nghệ thuật. Họ cùng hình thành nên một thứ lý thuyết về thẩm mỹ, tuy ngược với thứ thẩm mỹ đang được nước Nga chấp nhận và theo đuổi lúc đó, nhưng lại gần gũi với thứ thẩm mỹ của các nghệ sĩ phương Tây. Tóm tắt, họ từ chối nghệ thuật vị nghệ thuật. Họ không tin nghệ thuật có khả năng là nguồn gốc của vô đạo đức. Họ coi nghệ thuật là một thứ sức mạnh tiềm ẩn trong việc giáo dục đám đông. Với họ, nghệ sĩ phải tạo ra những tác phẩm nâng cao được xã hội và đạo đức; tác phẩm phải được sáng tác bằng một phong cách dễ hiểu đối với quần chúng, và sáng tạo phải phù hợp với bối cảnh của đất nước mình…, đại khái vậy.

Năm 1912, Grigoriev đến Paris sống và… học (học suốt!). Ông theo học Académie de la Grande Chaumière. Lấy cảm hứng từ những hình tượng hội họa, ông đã vẽ những nhân vật quan trọng nhất của văn hóa Nga, từ Anna Akhmatova, Boris Kustodiev đến Nicholas Roerich. Trong ảnh: “Chân dung Shalyapin”.

Grigoriev đặc biệt tài năng trong vẽ chân dung. Giới thượng lưu thường thuê ông vẽ chân dung họ. Trong ảnh là bức “Những đứa trẻ”, vẽ Katherine (sinh 1910) và Mary (1910- 2003) - hai đứa con sinh đôi của một gia đình luật sư. Bức này đã bán được với giá 1.314.500USD tại nhà Christie’s hồi đầu năm 2011. Phong cách của Grigoriev mới mẻ đến mức kỳ lạ, chú trọng nhiều đến những đường nét. Ông phối hợp một chút Lập thể, một chút Cezanne, để ra phong cách riêng của ông, tuy vẫn mang ảnh hưởng của Hậu ấn tượng Pháp.

Ngoài những người nổi tiếng, Grigoriev còn chọn những người bình thường như nông dân, thủy thủ, gái nhảy làm chủ đề. Ông tìm thấy ở họ một chiều sâu về tâm lý học và ông có thể nắm bắt thứ tâm lý ấy, thể hiện trên canvas. Trong ảnh là bức “Làng” của Grigoriev.

Như nhiều bậc thầy hội họa Nga khác, ông chọn nước Pháp để sống. Tranh của ông thuộc hàng "đinh" trong các cuộc đấu giá lớn. Trong ảnh, một khách tham quan đi qua trước hai bức tranh của Filipp Maliavin (“Vẻ đẹp Nga”) và của Boris Grigoriev (“Chân dung một diễn viên”) trong một cuộc triển lãm về các bậc thầy hội họa Nga, do Sotheby tổ chức vào tháng 5. 2011. Ảnh: Maxim Shipenkov

Ý kiến - Thảo luận

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Đi và không bao giờ đến

Phan Cẩm Thượng

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả