Nghệ sĩ thế giới

Lấy tôn giáo làm đề tài: khi nghệ sĩ làm tổn thương cộng đồng 18. 07. 11 - 3:52 pm

Hồ Như Mai dịch

(Nhân post bài về Visionaire số 60 lấy tôn giáo làm đề tài, Soi xin dịch lại bài sau của ArtInfo để các bạn tham khảo. Riêng Soi thì cực ghét cái trò này.)

Holy Virgin Mary của Chris Ofili

Hẳn nhiều người còn nhớ vụ Thị trưởng New York Rudy Giuliani hồi năm 1999 giận sôi lên vì bức tranh Holy Virgin Mary của Chris Ofili vẽ Đức mẹ đồng trinh bằng… phân voi được trưng bày trong Bảo tàng Brooklyn? Lần này, các tác phẩm cùng chủ đề của nghệ sĩ người Pháp Soasig Chamaillard mặc dù nhìn chung là xinh hơn nhưng vẫn gây ồn ào tại Nantes; ở đó, các nhà phê bình Công giáo vừa tấn công một triển lãm mới của nghệ sĩ này bằng những từ như “bê bối”, “vô học”, “đáng xấu hổ”, “phỉ báng”.

Trong loạt tác phẩm của mình, Chamaillard sử dụng những bức tượng Đức mẹ đồng trinh, nhưng sửa lại, cho mặc áo quần kiểu pop art để tạo ra những hình tượng nho nhỏ, từ Siêu Mary, Mary Ma cà rồng, rồi cả Mary chú ngựa non của em. Trên trang web công giáo Observatoire de la Christianophobie, một người comment mô tả lại phản ứng của mình trước tác phẩm của Chamaillard: “Đối mặt với những xúc phạm tồi tệ như vậy, nước mắt tôi ngay lập tức trào ra.” Một người khác thì có lời cầu nguyện, như sau “Cầu cho ‘nghệ sĩ’ này bị đốt cháy dưới hỏa ngục và cầu cho lửa thiêu hết luôn bảo tàng.”

Saint Miss 2009

Super Mary

Saint Barbie

Riêng nữ nghệ sĩ Chamaillard thì ngạc nhiên trước những phản ứng gay gắt này, và nói rằng mục tiêu của cô không phải là xúc phạm đức tin của ai cả!!! Cô nói một cách (giả) ngây thơ (rất đáng ghét): “Tôi cũng đã nghĩ tác phẩm có thể gây sốc với vài người, nhưng tôi không ngờ là nhiều người đến vậy. Là một nghệ sĩ, nhiều khi ta không thấy được xung đột giữa thế giới bên trong mình với thế giới bên ngoài.” Chamaillard tỏ ra lấy làm tiếc rằng đã khiến nhiều người thấy bị tổn thương. Tuy nhiên, “đức tin không nằm ở tượng, và có lẽ họ cũng nên nhớ điều đó,” nghệ sĩ nói. “Đức tin nên đủ mạnh để những vật thể đơn giản không thể lay chuyển. Tôi nghĩ những người đó cần lùi lại một chút và đừng quên rằng những bức tượng đó chỉ là tác phẩm nghệ thuật thôi.”

New Bible

New Moon

Hello Mary

Mặc dù gây tranh cãi như vậy, buổi triển lãm ở Albane Gallery vẫn thành công: trưng bày được đám tượng mượn lại từ các nhà sưu tập và cùng với 5 tác phẩm mới, tất cả đều bán sạch. Chamaillard thích ý tưởng đặt Đức mẹ đồng trinh vào một bối cảnh hiện đại và xem tác phẩm của mình trên hết là về “phụ nữ trong xã hội đương đại”. Một số nhà phê bình chê nghệ sĩ đã chọn một mục tiêu quá dễ dàng (và hèn), tức Thiên chúa giáo, có giỏi thì chọn Hồi giáo đi, nhưng Chamaillard thì bao biện rằng bản thân cô ta là “sản phẩm của một xã hội với truyền thống Thiên chúa giáo lâu đời”, trong khi lại hoàn toàn không có trải nghiệm cá nhân nào về Hồi giáo!

.

Nhưng cũng có nhiều tín đồ Thiên Chúa giáo không cảm thấy xúc phạm cho lắm. Biên tập trang web Narthex, trang web của hội mục sư Pháp, có tiêu ngữ “Art Sacré – Patrimoine – Création” (Thánh Tâm- Di Sản- Tạo hóa), khi trả lời thư của một độc giả về những bức tượng này đã chỉ ra rằng có một “sự mâu thuẫn nhất định về mặt thế hệ giữa hành động của một nghệ sĩ trẻ với nhận thức của một người lớn tuổi hơn”, rồi kết luận rằng “đối với chúng tôi chẳng có gì là phỉ báng ở đây, hơn nữa, các vật thể đều đã được tách ra khỏi bối cảnh.” Sau khi câu trả lời cởi mở này gây ra một vụ ồn ào ngay trong chính độc giả của website, Narthex đã xóa đi và thay vào đó là tuyên bố rằng trang web “hoàn toàn không ủng hộ nghệ sĩ này hay Albane Gallery, nơi diễn ra triển lãm của cô ta.”

(Theo ArtInfo)

Ý kiến - Thảo luận

19:41 Tuesday,19.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Thầy em bảo: Triết gia công giáo lỗi lạc người Pháp Jacques Maritain ngay từ đầu thế kỉ 20, trong cuốn ART ET SCHOLASTIQUE, khi đề cập tới quan hệ giữa nghệ sĩ, nghệ thuật và tôn giáo, ông đã nêu luận điểm (lạ đời ?) thế này:
"... Nếu sử dụng nghệ thuật để phụng sự đức tin hay lấy tín ngưỡng để phụng sự nghệ thuật thì hoặc là sẽ làm hỏng tranh pháo, hoặ
...xem tiếp
19:41 Tuesday,19.7.2011 Đăng bởi:  Em-co-y-kien
Thầy em bảo: Triết gia công giáo lỗi lạc người Pháp Jacques Maritain ngay từ đầu thế kỉ 20, trong cuốn ART ET SCHOLASTIQUE, khi đề cập tới quan hệ giữa nghệ sĩ, nghệ thuật và tôn giáo, ông đã nêu luận điểm (lạ đời ?) thế này:
"... Nếu sử dụng nghệ thuật để phụng sự đức tin hay lấy tín ngưỡng để phụng sự nghệ thuật thì hoặc là sẽ làm hỏng tranh pháo, hoặc [ngược lại] chỉ tổ làm rối đạo mà thôi".

Thầy bảo thì biết vậy, nhưng trong bụng cứ thấy hoang mang.

Vấn đề nghệ-thuật-và-tôn-giáo quả là thứ đau đầu, mà sớ rớ có khi rơi vào vùng "nhạy cảm" là toi? 

(Đề nghị gõ chữ tiếng Việt có dấu và không viết tắt)

Tìm kiếm

Tiêu đề
Nội dung
Tác giả