|
|
|
|||||||||||||
Nghệ sĩ thế giớiSao Marina Abramovic lại cho Riccardo Tisci bú tí? 18. 07. 11 - 6:45 amHồ Như Mai dịch
Tạp chí Visionaire phá rào, đụng đến tôn giáo Để minh họa mối quan hệ giữa thời trang và nghệ thuật, nghệ sĩ trình diễn Marina Abramovic quyết định cho giám đốc nghệ thuật của hãng thời trang Givenchy là Riccardo Tisci… bú tí. Kết quả là một hình ảnh mang ý nghĩa sâu xa, với Abramovic trông như Madonna (tức Đức mẹ đồng trinh Mary, chứ không phải nữ hoàng nhạc Pop) và một Tisci gương mặt bình yên, mãn nguyện vì vừa được “no nê”. Bức ảnh này thể hiện tất cả những đặc tính của tạp chí Visionaire, một ấn bản số lượng ít nhưng nhiều ảnh hưởng – là một màn khiêu vũ tinh tế giữa nghệ thuật và thời trang, vượt qua mọi ranh giới và đem đến cho nghệ sĩ những cách thức mới để thể hiện mình. Trong tạp chí số 60, những người sáng lập Visionaire – Ceciliar Dean, James Kaliardos, và Stephen Gan đã nhờ Tisci làm biên tập. Và Tisci biết ngay lập tức chủ đề sẽ là: tôn giáo. “Chủ đề đó hoàn toàn là từ Tisci: ‘Tôi muốn làm về tôn giáo. Tôi muốn tất cả ảnh đều trắng đen’,” Dean kể cho ARTINFO tại văn phòng của Visionaire ở SoHo. Nhưng sao lại là tôn giáo? “Đó là thứ mà Riccardo thực sự muốn khai thác,” Dean nói. “Tôi nghĩ đó còn là một chủ đề hợp thời. Tôn giáo là một phần rất lớn trong tuổi thơ của Tisci và một phần rất lớn trong cảm hứng của anh ấy, đặc biệt là lúc này đây. Nhưng cách lý giải về tôn giáo của anh khác với những quan điểm thông thường về tôn giáo. Đối với Tisci, cái quan trọng là những thứ bạn bị ám ảnh – bạn tôn thờ điều gì? Ai là tôn giáo của bạn – tức là ai gợi cảm hứng cho bạn. Anh ấy luôn nói rằng Donatella Versace chính là tôn giáo của anh.” Tisci vốn không lạ gì với thế giới nghệ thuật (anh từng hậu thuẫn Abramovic trong triển lãm ở MoMa và cũng là người thiết kế trang phục dự giải Oscar cho nữ nghệ sĩ). Anh đến buổi gặp đầu tiên với người của tạp chí với cả chồng hình ảnh đã mang lại cảm hứng, chuẩn bị cho việc tập hợp nghệ sĩ tham gia dự án. “Anh ấy có môi trường thuận lợi, từng làm nhiều show thời trang, nhãn hiệu của Tisci lại đang bán chạy, anh ấy có nhiều cửa hàng… Dự án này nhằm thể hiện toàn bộ cảm hứng nằm sau tất cả những thứ đó… Nhóm nghệ sĩ anh tập hợp rất thú vị, già có trẻ có, từ những người đã nổi danh đến các nghệ sĩ mới nổi. Một tập hợp rất hay, nói lên được thật nhiều về chính Tisci, về suy nghĩ và các nguồn cảm hứng của anh,” Dean nhận xét. Tạp chí lần này thực sự là một tác phẩm nghệ thuật, mất hơn cả năm để thực hiện. Visionaire số 60 có bìa da, 228 trang, đóng bìa cứng, lấy cảm hứng từ bệ thờ trong nhà thờ. Các nhà in ở Ý chuyên về in trắng đen thực hiện các trang nội dung, Givenchy thiết kế chiếc hộp đựng, dùng gỗ quý cổ xưa từ Trung Quốc, Khi mở hộp, một mùi hương do Yann Vasnier của hãng nước hoa Givauden sáng tạo sẽ tỏa ra, gợi lên những ký ức về trầm hương đốt trong nhà thờ Công giáo.Tạp chí số này chỉ in 3.000 bản. “Mỗi bản đều khác nhau” Dean kể lại “Khá là kỳ công”. Trong sách là một chuỗi hình ảnh trắng đen, phần lớn là ảnh chụp, có vài phác họa, xé dán, và thú vị ở chỗ là không có nhãn hiệu thời trang nào. “Tisci thực sự muốn thoát khỏi chuyện khoe quần khoe áo.” Dean giải thích. Tisci làm việc cùng với Visionaire lựa chọn ra những người cộng tác dựa trên một số yếu tố. “Phải nghĩ tới chuyện thẩm mỹ, ví dụ phong cách của ai thì đi hợp với ai,” Dean mô tả. Một yếu tố khác nữa là thời gian. Nhiều người trong số các cộng tác viên chưa bao giờ làm việc cùng nhau, trước giờ chỉ mới ngưỡng mộ nhau từ xa. Nhiều khi mọi thứ diễn ra hoàn toàn ngẫu hứng, ví dụ như nghệ sĩ điêu khắc gốm Jared Buckheister, người mẫu Jamie Bochert, nhiếp ảnh gia Danko Steiner, và cô vợ hết sức sành điệu Ana của anh. “Thực ra trước đó họ từng gặp nhau trong tiệc ở MoMA…họ ngồi cùng bàn, vậy là biết nhau, rồi tự dưng họ nghĩ ‘Giá mà làm chung thứ gì đó chắc là sẽ vui lắm’, và rồi chủ đề Tôn giáo được nhắc đến. Vậy nên đối với họ đây chính là cơ hội hoàn hảo,” Dean kể lại. Tác phẩm của các nghệ sĩ này không có gì chung ngoại trừ chủ đề tôn giáo, và có thể được mô tả với các tính từ như đẹp, ám ảnh, gây sốc, khiêu khích, kỳ quái, gợi nghĩ suy, và hài hước – nói không hết, vẫn phải xem tận mắt kìa.
… Tisci thậm chí còn dành một trang trống cho mỗi thành viên trong gia đình. “Riccardo dành ra một trang vàng cho mỗi người phụ nữ trong đời anh, anh có mẹ và tám chị em gái, những người nuôi dưỡng anh, và cả người cha, mất khi anh còn rất nhỏ, được tưởng nhớ bằng một trang màu đen bóng.” Dean nói. Tiết mục cuối cùng cho một tác phẩm ngập tràn xúc cảm như vậy sẽ là gì? Một bài nhẹ nhàng của biên tập viên thời trang tạp chí Harper’s Bazaar với tựa đề: Hướng dẫn làm một “Chiếc Hộp Chúa“. “Đó thực sự là một bài kết thú vị, rất dí dỏm, hài hước,” Dean mỉm cười. (Bạn có thể xem clip ngắn giới thiệu số 60 của tại chí này, ở đây. Có người xem xong và bảo là “láo”!)
* Bài liên quan: – Marina Abramovic đã thắng tại tòa Ý kiến - Thảo luận
10:13
Monday,18.7.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
10:13
Monday,18.7.2011
Đăng bởi:
Em-co-y-kien
Úi zà, ngắm cảnh mà không tin vào mắt mình, em bèn tra tiểu sử của Marina bà-bà trên wiki:
Marina Abramovic (Serbian: Marina Abramović / Марина Абрамовић; born November 30, 1946) is a New York-based Serbian performance artist. Zời ạ, Bà-Bà nhà ta đã ngoại lục tuần rồi chứ bỡn a? Rút ra bài học: kiên gan làm nghệ thuật trình diễn, vừa thúc đẩy nghệ thuật, vừa rèn luyện cơ thể để có vẻ đẹp hoàn hảo tới zà, hà hà :-) Ngưỡng mộ Bà-Bà quá xá! Và cám ơn chị Hồ Như Mai nữa nha!
8:24
Monday,18.7.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
Thú vị
...xem tiếp
8:24
Monday,18.7.2011
Đăng bởi:
NGUYỄN HỒNG SƠN
Thú vị
Bài đã đăng
» Xem tiếp... |
|||||||||||||||
|
Marina Abramovic (Serbian: Marina Abramović / Марина Абрамовић; born November 30, 1946) is a New York-based Serbian performance artist.
Zời ạ, Bà-Bà nhà ta đã ngoại lục tuần rồi chứ bỡn a?
Rút ra bài học: kiên gan làm nghệ thuật trình diễn, vừa thúc đẩy nghệ thuật, vừa rèn luyện c
...xem tiếp